Giáo án lớp 5 - Tuần 33 năm 2013

I- Mục đích yêu cầu:

- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật

- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các

câu hỏi trong SGK)

II- Đồ dùng dạy - học:

 Tranh minh hoạ bài đọc.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc38 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 33 năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hậu quả gì ? 
Liên hệ đến thực tế ở địa phương em (khí hậu, thời tiết có gì thay đổi, thiên tai, ..)KL:* Hậu quả của việc phá rừng:
- Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủ và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
C. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết.
Nhận xét tiết học, nhắc HS học bài ở nhà.
2HS lần lượt trả lời
HS khác nhận xét.
HS làm việc theo nhóm. (4 nhóm)- quan sát các hình trang 134,135 SGKvà trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Con người khai thác gỗ và phá rừng để lấy đất làm nương rẫy, làm nhà, làm đường, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng, ....
HS nêu
HS lắng nghe.
- Hậu quả của việc phá rừng:
+ Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên; Đất bị xói mòn trở nên bạc màu; Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tiệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
HS liên hệ thực tế ở địa phương mình.
HS lắng nghe.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HS học bài và chuẩn bị bài sau. 
--------------------------------------------
Tiết 5: Âm nhạc
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 25 tháng 4 năm 2013
Tiết 1: Toán
Một số dạng bài toán đã học
 I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết một số dạng bài toán đã học. 
- Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
 II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Cũng cố kiến thức tính DT: 
- Gọi HS lên làm bài tập 3 (SGK)
- GV chữa chung.
- Cho HS nhắc lại tên các dạng toán đã học như SGK
B. Bài mới:
-Giao BT 1,2, 3 VBT trang 111
Bài 1: 
Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng.
- GV theo dõi, nhắc HS làm bài.
Bài 2: 
Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng.
- GV theo dõi, nhắc HS làm bài.
* Nêu cách tìm 2 số biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài 3: (HSK)
Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng.
* Nêu cách giải bài toán về quan hệ tỉ lệ. 
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS học bài ở nhà.
- HS lên bảng làm, HS khác nhận xét.
- HS nhắc lại.
HS đọc đề bài.
 HS làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa
Giờ thứ ba ô tô đi được quãng đường là: (40 + 45) : 2 = 42,5 (km).
Trung bình mỗi giờ xe đạp đi được quãng đường là: (40 + 45 + 42,5): 3 = 42,5 (km)
 Đáp số: 42,5 km
HS đọc đề bài.
 HS làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa
Nửa chu vi hình chữ nhật :
60 : 2 = 30 (cm)
Hiệu của chiều dài và chiều rộng là 8 cm.
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
(30 + 8) : 2 = 19 (cm)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:
30 - 19 = 11 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
19 11 = 209 (cm2)
 Đáp số: 209 cm2
HS đọc đề bài.
 HS làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa
Bài giải:
5,4 cm3 gấp 4,5 số lần là:
5,4 : 4,5 = 1,2 (lần)
5,4 cm3 kim loại cân nặng là:
1,2 x 31,5 = 37,8 (g)
 Đáp số: 37,8 g
- Làm BT về nhà SGK.
---------------------------------------------
Tiết 2: Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu
(Dấu ngoặc kép)
 I. Mục đích yêu cầu: 
 - Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được BT thực hành về dấu ngoặc kép.
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT 3).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Một tờ giấy khổ to viết nội dung cần ghi nhớ về 2 tác dụng của dấu ngoặc kép (Tiếng Việt 4, tập một, trang 83 )
- Hai tờ phiếu khổ to: tờ 1 ghi đoạn văn ở BT1; tờ 2- đoạn văn ở BT2.
- Ba, bốn tờ giấy để HS làm BT3.
 III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: 
- Yêu cầu HS đạt câu có từ đồng nghĩa với trẻ em.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
* Giới thiệu bài 
* HD HS ôn tập: 
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- Yêu cầu HS nêu 2 tác dụng của dấu ngoặc kép :
- Lưu ý: Đoạn văn đã cho có những chỗ phải điền dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ (lời nói bên trong) của nhân vật. Để làm đúng bài tập, các em phải đọc kĩ từng câu văn, phát hiện chỗ nào thể hiện lời nói trực tiếp của nhân vật, chỗ nào thể hiện ý nghĩ của nhân vật để điền dấu ngoặc kép cho đúng.
- GV giúp HS chỉ rõ tác dụng của từng dấu ngoặc kép.
GV nhận xét KL lời giải đúng:
- Dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật
- Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT
- Yêu cầu HS tự làm.
- Lưu ý: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt trong dấu ngoặc kép. Nhiệm vụ của em là đọc kĩ, phát hiện ra những từ đó, đặt các từ này trong dấu ngoặc kép.
Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu BT
- GV nhắc HS :
- GV phát bút dạ và giấy cho 3- 4 HS làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm đoạn viết đúng.
- Gọi 1 số em đọc đoạn văn..
C. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng đúng khi viết bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc yêu cầu và nội dung của BT1.
- Cả lớp theo dõi trong SGK
+ Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc đánh dấu những từ ngữ đặc biệt. 
- HS làm bài- đọc thầm từng câu văn, điền dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong
đoạn văn.
- HS phát biểu ý kiến.
HS đọc nội dung bài tập.
- HS tự làm rồi trình bày.
- HS khác nhận xét.
Lời giải: Lớp chúng tôi tổ chức bình chọn “Người giàu có nhất”. Đạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Câu ta có cả một “gia tài” khổng lồ về sách các loại: sách bách khoa tri thức HS, từ điển tiếng anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập Y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc, …
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS suy nghĩ, viết đoạn văn vào VBT. 
- HS làm trên giấy dán bài lên bảng, 
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, nói rõ tác dụng của mỗi dấu ngoặc kép được dùng trong đoạn văn.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn.
- Về nhà làm lại bài tập.
-----------------------------------
Tiết 3: Tiếng Anh
------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
Ôn tập về tả người
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK
- Trình bày miệng đợc đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Một tờ phiếu khổ to ghi sẵn 3 đề văn.
- Bút dạ và 3 tờ giấy khổ to cho HS lập dàn ý 3 bài văn.
 III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài: 
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn tập về văn tả người - luyện tập lập dàn ý, làm văn miệng theo 3 đề đã nêu trong SGK.
HĐ 2. HD HS luyện tập 
Bài tập 1:
+Chọn đề bài
 - GV ghi lên bảng lớp 3 đề bài, cùng HS phân tích từng đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng:
a) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
b) Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng, …)
c) Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
+Lập dàn ý
*Lưu ý: Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó (trình bày miệng)
 - Phát bút dạ và giấy cho 3 HS (chọn 3 em lập dàn ý cho 3 đề khác nhau).
- GV nhận xét.
Bài tập 2:
- Yêu cầu các nhóm cùng làm việc.
- GV nhắc HS cần nói theo sát dàn ý nói ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
- GV nhận xét, kết luận.
3 Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại 
- HS lắng nghe và xác định Y/C của bài.
- Một HS đọc nội dung BT1 trong SGK.
- Một số HS nói đề bài các em chọn.
- Một HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK. Cả lớp theo dõi.
- Những HS lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
HS đọc yêu cầu của BT2.
- HS thảo luận theo nhóm .
- Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Sau khi mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất.
- HS chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả người trong tiết TLV sau.
---------------------------------------------
Tiết 5: Thể dục
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm 2013
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt: 
 Biết giải một số bài toán có dạng đã học
II. Các hoạt động dạy - học: 
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Cũng cố kiến thức giải toán:
- Gọi HS lên bảng làm bài 3 (SGK).
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
* GTB
* Luyện tập
Giao BT1, 2, 3, 4 VBT trang 113
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu tự làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng.
GV theo dõi, giúp HS yêu làm bài.
- Nêu cách giải bài toán “Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu tự làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng.
GV theo dõi, giúp HS yêu làm bài.
- Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu tự làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng.
Bài toán này thuộc dạng toán nào ? Có thể giải bằng cách nào?
Bài 4: (HSK)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu tự làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng.
- Nêu cách tính tỉ số phần trăm dựa trên biểu đồ.
C. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm .
- HS khác nhận xét kết quả.
 - HS lắng nghe.
- Nờu yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét
Bài giải.
Diện tích của mảnh đất hình tam giác ABC là: 
50 : ( 5-3) 3 = 75 ( m2)
Diện tích mảnh đất hình tứ giác ACDE là:
75 + 50 = 125 ( m2)
Diện tích cả khu đất là:
75 + 125 = 200 ( m2)
 Đáp số: 200 ( m2)
- HS nêu
- 1 HS lên bảng làm
Theo bài ra ta có sơ đồ:
Nam 45 học sin

File đính kèm:

  • docTuan33.doc
Giáo án liên quan