Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 26 (Chuẩn kiến thức)

Bài tập 2: Tìm một thừa số hoặc tìm số chia chưa biết được tiến hành như đối với số tự nhiên.

- GV hướng dẫn.

Bài tập 3: - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán

- Phân tích đề toán:

+ GV nêu một ví dụ tương tự (về số tự nhiên): Một vòi nước chảy trong 3 giờ thì đầy bể. Hỏi trong 1 giờ vòi đó chảy được mấy phần bể?

+ Tương tự, HS lập & thực hiện phép tính với bài toán đã cho.

- GV nhậ xét, chốt.

Bài tập 4:

- Yêu cầu HS quan sát & so sánh, đối chiếu hai phép tính đó (Phân số thứ nhất: giống nhau; phân số thứ hai: là hai phân số đảo ngược)

- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm

doc14 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 24/02/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 26 (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 – Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ 4 ngày 12 tháng 3 năm 2008
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
- Thực hiện phép chia phân số cho số tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- SGK, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
1. Bài cũ: - Yêu cầu HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm tiết 97
GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Luyện tập về so sánh các phân số cùng mẫu số 
b. Hướng dẫn bài mới:
Hướng dẫn luyện tập :
Bài tập 1:
Bài tập này có ý định nêu hiện tượng sau: Khi đổi chỗ hai phân số trong phép chia đã cho thì được phân số đảo ngược với kết quả của phép chia đã cho
Bài tập 2:
Trường hợp số tự nhiên chia phân số: 
+ Cần giải thích trước khi thực hiện theo mẫu:
Đây là trường hợp phân số chia cho số tự nhiên
Viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1 (5 = )
Bài tập 3:
- GV hỏi lại cách thực hiện các phép tính trong biểu thức
Bài tập 4:
Các hoạt động giải toán:
Vẽ sơ đồ minh hoạ.
Phân tích: Tấm vải chia thành 4 phần bằng nhau. Đã bán 3 phần, còn 1 phần là 15m. Tìm chiều dài tấm vải lúc chưa bán? (Tìm 4 phần đó).
HS sửa bài.
HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài tập.
HS thực hiện phép chia
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài.
HS nhẫn xét.
HS chữa bài.
Thực hiện phép chia hai phân số 
 ()
HS nêu
HS làm bài
HS sửa bài
HS trình bày bài giải 
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: 
 Thứ 5 ngày 13 tháng 3 năm 2008
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
- Thực hiện phép chia phân số cho số tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- SGK, bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
1. Bài cũ: - GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập 3. 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệụ bài: Luyện tập chung.
b. Hướng dẫn luyện tập:
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
Mục đích là ôn về các trường hợp cộng, trừ phân số ở hai phân số có cùng mẫu số, một mẫu số chia hết cho mẫu số kia, cần lấy tích các mẫu số làm mẫu số chung.
Bài tập 2:
Ôn về các trường hợp nhân, chia hai phân số: theo quy tắc chung, nhân chia phân số với số tự nhiên.
Bài tập 3:
- Chú ý: Làm phần a) để chuẩn bị làm phần b)
+ Điểm khó của bài 3 là coi cả tấm vải là 1 (1 tấm vải)
+ Nên tập cho HS thói quen tính toán (quy đồng, cộng, trừ, nhân, chia) trên giấy nháp.
Bài tập 4:
Chú ý: Cho HS rút gọn ở phần a) để thấy số lít nước mắm là số tự nhiên, mặc dù số lít ở mỗi can là phân số (lít còn gọi là 4 lít rưỡi)
+ Kết quả của phép chia là phân số.
- 2 HS lên bảng
- HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS nhận xét.
Hs chữa bài.
HS làm bài
HS nhận xét.
Hs chữa bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài
HS nhận xét.
Hs chữa bài.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
Địa lí:
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. MỤC TIÊU: HS biết :
- HS biết duyên hải miền Trung có các đồng bằng nhỏ hẹp cùng cồn cát ven biển; có khí hậu khác biệt giữa vùng phía bắc & vùng phía nam.
- HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của duyên hải miền Trung.
- Nêu được một số đặc điểm của duyên hải miền Trung.
- Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, bờ biển dốc, đá; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
1. Bài cũ: Đồng bằng Nam Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy & hải sản lớn nhất cả nước?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài mới: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
b. Hướng dẫn bài mới:
HĐ1: Hoạt động cả lớp & nhóm đôi.
Bước 1:
GV treo bản đồ Việt Nam
GV chỉ tuyến đường sắt, đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến Hà Nội
GV xác định vị trí, giới hạn của vùng này: 
Bước 2: GV yêu cầu nhóm 2 HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK
Nhắc lại vị trí, giới hạn của duyên hải miền Trung.
Đặc điểm địa hình, sông ngòi của duyên hải miền Trung.
Đọc tên các đồng bằng.
GV nhận xét: 
Bước 3: GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung.
- GV giới thiệu kí hiệu núi lan ra biển để HS thấy rõ thêm lí do vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ, hẹp & miền Trung có dạng bờ biển bằng phẳng xen bờ biển dốc, có nhiều khối đá nổi ở ven bờ 
HĐ 2: Hoạt động nhóm & cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 & ảnh hình 3
Nêu được tên dãy núi Bạch Mã.
Mô tả đường đèo Hải Vân?
Bước 2: GV giải thích vai trò bức tường chắn gió của dãy Bạch Mã: chắn gió mùa đông bắc thổi đến, làm giảm bớt cái lạnh cho phần phía nam của miền Trung (Nam Trung Bộ hay từ Đà Nẵng trở vào Nam)
Bước 3: Quan sát lược đồ hình 1, cho biết vị trí thành phố Huế & Đà Nẵng trong vùng duyên hải miền Trung?
Dựa vào bảng số liệu trang 133 hãy so sánh nhiệt độ của Huế & Đà Nẵng?
Bước 4: GV nhắc lại sự khác biệt khí hậu giữa vùng phía bắc & phía nam nhất là trong tháng 1 (mùa đông của miền Bắc).
- GV làm rõ những đặc điểm không thuận lợi do thiên nhiên gây ra cho người dân ở duyên hải miền Trung & hướng thái độ của 
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
Các nhóm đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về vị trí, giới hạn & đặc điểm địa hình, sông ngòi của duyên hải miền Trung
Do núi gần biển, duyên hải hẹp nên sông ở đây thường ngắn.
HS nhắc lại ngắn gọn đặc điểm địa hình & sông ngòi duyên hải miền Trung.
HS quan sát lược đồ hình 1 & ảnh hình 3 & nêu
Dãy núi Bạch Mã.
Nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, bên trái là sườn núi cao, bên phải là sườn núi dốc xuống biển.
HS cùng nhau nhận xét lược đồ, bảng số liệu & trả lời
Vị trí của Huế ở phía Bắc đèo Hải Vân, Đà Nẵng ở phía Nam.
Nhiệt độ của Huế & Đà Nẵng chênh lệch trong tháng 1, Huế lạnh hơn Đà Nẵng 1 độ C & tháng 7 thì giống nhau, đều nóng.
(Từ đó HS nhận thấy rõ hơn vai trò của bức tường chắn gió mùa đông của dãy Bạch Mã).
3. Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài: Người dân ở duyên hải miền Trung.
Lịch sử:
CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
I. MỤC TIÊU:
- Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay. Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã dần dần mở rộng diện tiáh sản xuất ở các vùng khoang hoá .
- Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hoà hợp với nhau. Xác định được địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam Bộ
- Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI, XVII
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
1. Bài cũ: Tình hình nước ta đầu thế kỉ XVI như thế nào?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài mới: 
 Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
b. Hướng dẫn bài mới:
HĐ1: Hoạt động cả lớp
GV giới thiệu bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI – XVII .
Yêu cầu HS xác định địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam Bộ ngày nay .
GV nhận xét 
HĐ 2: Thảo luận nhóm
Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long?
=> Kết luận : Trước thế kỉ XVI , từ sông Gianh vào phía nam , đất hoang còn nhiều, xóm làng & cư dân thưa thớt . Những người nông dân nghẻo khổ ở phía Bắc đã di cư vào phía nam cùng nhân dân địa phương khai phá , làm ăn . Từ cuối thế kỉ XVI , các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến dần vào phía nam khẩn hoang lập làng.
HĐ 3: Hoạt động cả lớp
Cuộc sống giữa các tộc người ở phía nam đã đem lại đến kết quả gì
- HS trả lời
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
HS đọc SGK rồi xác định địa phận .
HS thảo luận .
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Xây dựng được cuộc sống hoà hợp, xây dựng nền văn hoá chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hoá riêng của mỗi tộc người.
3. Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII
Khoa học:
VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Biết được vật dẫn nhiệt tốt (kim loại: đông, nhôm), những vật dẫn nhiệt kém: (gỗ, nhựa, bông, len, rơm)
- Giải thích được một số hiện tượng giản đơn liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
- Hiểu được sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết cách sử dụng chúng trong 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_26_chuan_kien_thuc.doc
Giáo án liên quan