Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 24
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
(TIẾT 2)
I - Mục tiêu
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng
- Có ý thức bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương em.
- KNS: - Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi văn hóa công cộng; kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
- PP: - Đóng vai; trò chơi phỏng vấn; dự án.
II - Đồ dùng dạy học
III - Các hoạt động dạy- học
A- Bài cũ: Để giữ gìn các công trình công cộng, em cần phải làm gì?
B- Bài mới: Giới thiệu bài
*HĐ1: Trình bày bài tập
+Mục tiêu: HS báo cáo kết qủa điều tra tại địa phương về hiện trạng vệ sinh của các công trình công cộng
+CTH: HS trình bày kết qủa, các lớp thảo luận về các bản báo cáo, bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp.
- Nhận xét bài tập về nhà của HS, tổng hợp ý kiến của HS.
+LK: Chúng ta cần phải bảo vệ các công trình công cộng
*HĐ2: Bày tỏ ý kiến
+Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến của mình về việc giữ gìn các công trình công cộng
+CTH: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi BT3 SGK.
- GV nêu BT. ( HS: các nhóm thảo luận , đại diện nhóm trình bày kết qủa)
hi đó một số loài cây cần ánh sáng và một số loài cây cần ít ánh sáng? - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, GVKL. KL: Mặt trời đem lại sự sống cho thực vật, thực vật cung cấp thức ăn, khí sạch cho con người. (Huyền, Hiếu nhắc lại) - Hãy tìm những biện pháp kĩ thuật ứng dụng nhu cầu ánh sáng khác nhau của thực vật trong nông nghiệp? (HS: ...trồng cà phê dưới rừng cao su, trồng cây đậu tương cùng với cây ngô,....) C - Củng cố - dặn dò - ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống của thực vật? - Nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Địa lí thành phố hồ chí minh I - Mục tiêu - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành Phố Hồ Chí Minh: - Chỉ vị trí TP Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam . II - Đồ dùng dạy học - GV: bản đồ hành chính Việt Nam. - HS :tranh,ảnh vềTP Hồ Chí Minh . III - Các hoạt động dạy - học *HĐ1: Thành phố lớn nhất cả nước - 1 HS lên chỉ vị trí TP Hồ Chí Minh trên bản đồ - 1 HS đọc mục 1 SGK cả lớp theo dõi (HS làm việc cả lớp) trả lời câu hỏi: - ?Thành phố nằm ben sông nào ?(HS: ....sông Sài Gòn ) ?Thành phố HCM bao nhiêu tuổi? (HS: .....300 tuổi ) - Trước đây thành phố có tên gọi là gì? - TP mang tên Bác từ khi nào?( 1976) - YC HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: - Tại sao nói TPHCM là TP lớn nhất cả nước?( ...vì có số dân ,và diện tích nhiều nhắt cả nước ) KL: TPHCM là TP lớn nhất cả nước, TP nằm bên sông Sài Gòn, và là một TP trẻ. (Tuấn nhắc lại) *HĐ2: Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn - HS làm việc cá nhân. HS quan sát kênh hình và kênh chữ trong SGK trả lời câu hỏi: - Kể tên các ngành công nghiệp của TPHCM? ?Nêu những dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm kinh tế lớn của cả nước? ? Nêu những dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm văn hóa, khoa học lớn của cả nước? ?Kể tên một số trờng đại học, khu vui chơi, giải trí lớn ở TPHCM?(HS: ĐH Kinh tế, ĐH y dược ...) KL: TPHCM là TP trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, TPHCM cũng là trung tâm văn hóa, khoa học lớn của cả nước. (Như ý nhắc lại KL). ?Qua bài học hôm nay giúp em hiểu biết gì? - 2 HS đọc bài học trong SGK. C - Củng cố - dặn dò +Nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà đọc trước bài 22 Luyện từ và câu câu kể ai là gì? I - Mục đích yêu cầu - Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? - Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn; biết đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình. II - Đồ dùng dạy học - Một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần nhận xét, đoạn văn ở bài tập (phần luyện tập) III - Các hoạt động dạy học A/ Kiểm tra bài cũ : B/ Bài mới : * Giới thiệu bài: ( Giới thiệu trực tiếp ) *HĐ1: Hình thành kiến thức mới về: Câu kể Ai là gì ? +Phần nhận xét: - 4 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của các bài tập 1,2 ,3,4. HS đọc 3 câu văn in nghiêng trong đoạn văn: “Đây là ......họa sĩ nhỏ đấy” - HS đọc thầm 3 câu văn in nghiêng, tìm câu dùng để giới thiệu, câu nêu nhận định về bạn Diệu Chi; HS phát biểu, GV chốt kết qủa đúng bằng cách dán tờ giấy ghi lời giải. Bài 3: 1 HS đọc thành tiếng trước lớp yêu cầu của bài tập - GV hướng dẫn HS cách làm - HS thảo luận nhóm đôi làm, 2 HS lên bảng đặt câu, HS dưới lớp làm vào VBT - Cả lớp nhận xét , góp ý - GV nêu: Các câu giới thiệu, nhận định về bạn Diệu Chi là kiểu câu kể Ai là gì ? ? Bộ phận CN, VN trong câu kể Ai là gì? trả lời cho những câu hỏi nào?(HS: Bộ phận CN trả lời cho câu hỏi Ai, bộ phận VN trả lời cho câu hỏi là gì?) Bài 4: GV nêu yêu cầu bài 4, HS suy nghĩ trả lời ?Câu kể Ai là gì gồm có những bộ phận nào? Chúng có tác dụng gì? ?Câu kể Ai là gì? dùng để làm gì? (Mai Linh :...dùng để giới thệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.) - 2 HS TB đọc ghi nhớ SGK trang 57 - HS đặt câu kể Ai là gì? HĐ2: Luyện tập . Bài 1: 1 HS đọc TT yêu cầu và ND, HS tự làm bài, 3 HS làm vào giấy khổ to, HS khác làm vào VBT, 3 HS dán bài lên bảng, cả lớp nhận xét, góp ý, GVKL kết qủa đúng. +LK: Củng cố kĩ năng xác định câu kể Ai là gì?. +Bài2: 1 HS đọc TT nội dung và yêu cầu Bài 2. HS thảo luận nhóm đôi giới thiệu về gia đình mình cho nhau nghe. - 4 HS tiếp nối nhau giới thiệu về bạn hoặc về gia đình mình trước lớp. +KL: Củng cố kĩ năng viết một đoạn văn có sử dụng cai kể Ai là gì? C - Củng cố - dặn dò : - 1 HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. Nhận xét chung tiết học - HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn bài tập 2, viết vào vở. Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I - Mục tiêu: - Chọn được một câu chuyện nói về một hoạt động đã tham gia góp phần giữ xóm làng xanh, sạch, đẹp. - Biết sắp xếp các sự việc cho hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - KNS: - Giao tiếp; thể hiện sự tự tin; ra quyết định; tư duy sáng tạo. - PP: - Trải nghiệm; trình bày ý kiến cá nhân; thảo luận cặp đôi – chia sẻ. II - Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh ảnh thiếu nhi tham gia giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp. III - Các hoạt động dạy học A/Bài cũ: B/Bài mới: Giới thiệu bài:(bằng lời) *HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài - 1 HS đọc đề bài, GV gạch chân những từ ngữ quan trọng - 3 HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1,2, 3 - HS kể chuyện người thực, việc thực. HĐ2: Thưc hành kể chuyện - GV mở bảng phụ viết tắt dàn ý bài kể chuyện, nhắc HS chú ý kc có mở đầu – diễn biến - kết thúc - HS kể chuyện theo cặp, GV gúp đỡ nhóm gặp khó khăn - 3 HS tiếp nối nhau thi kể - Cả lớp bình chọn bạn kể sinh động nhất. C - Củng cố - dặn dò Nhận xét chung tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau tuần 25. Thứ tư ngày 29 tháng 2 năm 2012 Tập đọc đoàn thuyền đánh cá I - Mục đích yêu cầu - Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, tự hào. - Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động. II - Đồ dùng dạy học - GV: Tranh minh họa cho bài tập đọc - Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc (HĐ1) III - Các hoạt động dạy học A/ Bài cũ: Nội dung bài Vẽ về cuộc sống an toàn nói lên điều gì? B/ Bài mới: Giới thiệu bài (Bằng tranh) *HĐ1: Luỵên đọc + Giáo viên HD đọc: Giọng nhịp nhàng, khẩn trương. + Đọc đoạn: ( HS: đọc nối tiếp theo đoạn 2- 3 lượt ) - Hết lượt 1: GV hướng dẫn HS phát âm tiếng khó (Đã nêu ở Phần mục tiêu) - Hết lượt 2: GV hướng dẫn HS TB,Y ngắt nhịp đoạn: “Mặt trời ....cùng gió khơi” + Đọc theo cặp: - ( HS đọc theo cặp - đồng loạt ) HS nhận xét; giáo viên nhận xét. + Đọc toàn bài: - 2 HS: K- G đọc toàn bài. + GV đọc mẫu toàn bài . - GVđọc diễn cảm toàn bài. HĐ2: Tìm hiểu bài - HS đọc thầm toàn bài, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: ?Bài thơ miêu tả cảnh gì? ( đoàn thuyền đánh cá lúc ra khơi và trở về) - GV nêu câu hỏi 1 SGK? (...ra khơi vào lúc hoàng hôn; ...) - GV nêu câu hỏi 2 SGK? (HS:...trở về vào lúc bình minh; câu thơ: sao mờ...nhô màu mới) - GV nêu câu hỏi 3 SGK? (HS: ..Mặt trời .....muôn dặm phơi ) ý1: Vẻ đẹp huy hoàng của biển (Thiên nhắc lại ) - HS đọc thầm bài thảo luận câu hỏi 4 SGK (HS: Câu hát căng buồm ....cùng mặt trời ) - Giảng từ: gió khơi ? Ngoài vẻ đẹp huy hoàng của biển bài thơ còn ca ngợi vẻ đẹp gì ? (Duy trả lời ) ý2: Vẻ đẹp của những con người lao động trên biển (Giang nhắc lại ) - ND: đã ghi ở phần 1 MĐYC và giáo viên cho HS thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với con người. (Thương nhắc lại) *HĐ3: Đọc diễn cảm - 5 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ - HS K- G tìm giọng đọc hay, HS K- G đọc khổ thơ mình thích và nói rõ vì sao - GV hướng dẵn HS TB,Y luyện đọc nâng cao đoạn: Mặt trời xuống biển ...tự buổi nào) - HS nhẩm HTL bài thơ và thi đọc thuộc lòng bài thơ. C - Củng cố - dặn dò - 1 HS nhắc lại nội dung bài. Nhận xét tiết học. -Dặn h/s về nhà tiếp tục HTL bài thơ. Toán phép từ phân số ( tiếp ) I - Mục tiêu - Biết phép trừ hai phân số khác mẫu số. II - Đồ dùng dạy học III - Các hoạt động dạy học HĐ1: Bài cũ: 1 HS lên bảng làm: Rút gọn rồi tính: 5/7 - 4/17 HĐ: /Bài mới: Giới thiệu bài (Bằng lời) *: Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ hai phân số khác mẫu số . - GV nêu bài toán ( như SGK), HS nghe và tóm tát bài toán ? để biết cửa hàng còn lại bao nhiêu phần của tấn đường chúng ta phải làm phép tính gì ? HS tìm cách thực hiện phép trừ 4/5 - 2/3 = ? ( phải thực hiện QĐMS hai phân số) - HS thực hiện QĐMS hai phân số rồi thực hiện phép trừ hai ps cùng mẫu số. - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. ?Muốn thực hiện phép trừ hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?(...Ta QĐMS hai phân số rồi trừ tử số của hai phân số đó) - 2 HS nhắc lại KL SGK. *HĐ3: Luyện tập thực hành Bài 1: - HS tự làm, 2 HS lên bảng làm mỗi HS thực hiện 2 phần, HS cả lớp làm vào vở. - Cả lớp nhận xét góp ý, GVKL bài làm đúng. KL: Củng cố cách thực hiện phép trừ hai phân số khác mẫu số Bài 3: 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm - HS tóm tắt bài toán, (Nam) lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.(GV giúp HS yếu) C - Củng cố - dặn dò Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà làm bài tập. Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối I - Mục đích yêu cầu - Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn cho hoàn chỉnh. II - Đồ dùng dạy học - Giấy khổ to viết sẵn đoạn văn chưa hoàn chỉnh vào giấy. III - Các hoạt động dạy học A/ Bài cũ: 2 HS đọc đoạn văn viết về lợi ích của cây. B/ Bài mới: Giới thiệu bài: (bằng lời) *HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: - 1 HS đọc TT yêu cầu trước lớp, HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Từng ND trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối? - HS trình bày kết qủa, cả lớp nhận xét, góp ý - GVKL ý đúng Bài 2: 1 HS đọc TT trước lớp, HS tự viết đoạn văn vào vở, 3 HS viết vào phiếu gọi HS dán phiếu lên bảng và đọc đoạn văn của mình, 3 HS dưới lớp đọc bài của mình. - Cả lớp nhận xét , góp ý KL: Củng cố kiến thức viết đoạn văn miêu tả cây cối C - Củng cố - Dặn dò - Nhận xét chung tiết học. - Những HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn, viết lại vào vở. Mĩ thuật vẽ trang trí: Tìm hiểu về kiểu chữ nét đều I - Mục tiêu - Hiểu kiể
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_24.doc