Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2014-2015

C .Các hoạt động dạy học:

1. KTBC (Tuổi ngựa)

- Hs đọc bài, trả lời câu hỏi - Gv nhận xét

2. Bài mới: GTB (Kéo co).

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.

*. Mục tiêu: Hs đọc trôi chảy toàn bài, hiểu nghĩa một số từ mới.

- Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Năm dòng đầu

+ Đoạn 2: Bốn dòng tiếp theo + Đoạn 3: Còn lại

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 2lượt.

- Lần 1: Hs đọc - rút từ khó - luyện đọc từ khó: thượng võ, khuyến khích

- Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa.

- Hs đọc theo cặp. - Gọi 1 Hs đọc toàn bài. - Giáo viên đọc lại toàn bài.

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

*. Mục tiêu: Hs hiểu bài, đúng nội dung bài và trả lời được các câu hỏi .

- Gv nêu câu hỏi, Hs đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi Sgk.

+ Câu 1: (Hs nhìn tranh để mô tả trò chơi kéo co)

+ Câu 2: (Hội làng Hữu Tráp người xem hội)

+ Câu 3: (Kéo co giữa trai tráng chuyển bại thành thắng)

+ Câu 4: (Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay )

 

doc15 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 24/02/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm
-Gv gợi ý cho Hs làm bài , Cho hs thảo luận nhóm
-Các nhóm báo cáo kết quả - nhận xét
-Gv nhận xét, sửa sai cho Hs
Bài 3:Bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể
- Hs thảo luận nhóm phát biểu tình huống có thể dùng 1, 2 tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn:
+ Em sẽ nói với bạn: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”. Cậu hãy chọn bạn tốt mà chơi.
+ Em sẽ nói: “Cậu xuống nhanh đi, đừng chơi với lửa”.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Giáo viên nhận xét và chấm điểm cho học sinh
3.Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài và xem trước bài mới.
D. Phần bổ sung: ..
.
Toán:	Tiết:77
THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
( Sgk / 85) -Tgdk: 35 phút
A.Mục tiêu: Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
- Bài 1 (dòng 1, 2)
B.Đồ dùng dạy học :
+ Gv: Bảng phụ ,sgk + Hs: Vở làm bài ,sgk
C .Các hoạt động dạy học 
1.KTBC (Luyện tập)
- Hs làm bài tập: - Gv nhận xét
2. Bài mới: GTB (Thương có chữ số 0)
a. Hoạt động 1: Giới thiệu
*. Mục tiêu: Hs hiểu được cách chia cho số có 2chữ số có chữ số 0 ở thương.
- Gv giới thiệu: 9450 : 35 = ? 9450 35
- Gv hướng dẫn Hs cách đặt tính và 245 270
tính kết quả. Chú ý cách đặt các số dư 000
- Gv chốt ý: Sgk/85
b. Hoạt động 2: Thực hành
* Bài 1: ( Dòng 1 , 2 ):Học sinh.thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
-Đặt tính rồi tính
- Cả lớp làm bài tập,( bảng con )
- Gọi 4 Hs lên bảng tính:- Nêu cách thực hiện
- Cả lớp nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố-dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
D. Phần bổsung: 
.
Kể chuyện:	 	 Tiết:16
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
( Sgk / 158) -Tgdk: 35 phút
A. Mục tiêu: - Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
B. Đồ dùng dạy học :
+ Gv: Chuẩn bị câu chuyện + Hs: Chuẩn bị câu chuyện
C .Các hoạt động dạy học: 
1 .KTBC : (Kể chuyện đã nghe, đã đọc)
- Gọi Hs kể lại câu chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- Gv nhận xét.
2. Bài mới: GTB (Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia).
a. Hoạt động 1: Học sinh hiểu yêu cầu của đề bài
*. Mục tiêu: Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn
-Học sinh xác định yêu cầu của đề bài. 
- Gọi 1 em học sinh đọc yêu cầu của đề bài, Gv gạch chân dưới các từ quan trọng.
- Hs đọc các gợi ý Sgk
- Gv cho Hs chọn các phương án để chuẩn bị lập dàn ý trước khi kể theo nhóm.
+ Kể câu chuyện cụ thể có đầu, có cuối, đúng với chủ điểm
- Gv chốt lại, giúp Hs hiểu yêu cầu của đề bài và lập được dàn bài.
b. Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
*. Mục tiêu: Hs nhớ lại câu chuyện và kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Gv đưa bảng phụ chuẩn bị dàn ý. 
 - Gọi 1 em Hs đọc lại.
 + Học sinh kể theo nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. 
 + Thi kể chuyện trước lớp.
- Gv nhận xét và chốt ý. Cả lớp bình chọn giọng kể hay, tuyên dương - Nêu ý nghĩa câu chuyện
3. Củng cố - dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết dạy 
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tập kể chuyện
 D. Phần bổ sung: .
CHIỀUToán (BS)
THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0.
(SGK/85 –TGDK:35’)
A/Mục tiêu: 
-Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
B/ Tiến trình dạy học:
Hs làm các bài tập.
Bài 2sgk/85
Bài 3 sgk/ 85
* Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học. 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày 3 tháng 12 năm 2014
SÁNG
Tập đọc:	Tiết: 32
TRONG QUÀN ĂN “BA CÁ BỐNG”
(SGK/ 158) –Tgdk: 35 phút
A. Mục tiêu: -Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ND: Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B. Đồ dùng dạy học :	
+ Gv: SGK + HS:SGK
C Các hoạt động dạy học: 
1 .KTBC (Kéo co)
- Gv yêu cầu Hs đọc bài, trả lời một số câu hỏi.
+ Nêu ý nghĩa của bài học. - Gv nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: GTB (Trong quán ăn “Ba cá bống”)
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc bài.
*. Mục tiêu: Hs đọc trôi chảy toàn bài, giúp Hs hiểu nghĩa một số từ mới.
- Gv hướng dẫn Hs chia bài thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầucái lò sưởi này
+ Đoạn 2: Tiếp theotrong nhà bác Các-lô ạ.
+ Đoạn 3: Còn lại
- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 2 lượt.
- Lần 1: Hs đọc - rút từ khó - luyện đọc từ khó: Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la
- Lần 2: Hs đọc - rút từ mới - giải nghĩa một số từ sách giáo khoa.
- Hs đọc theo cặp. - Gọi 1 Hs đọc toàn bài. - Giáo viên đọc lại toàn bài.
b.Hoạt động2: Tìm hiểu bài.
*. Mục tiêu: Hs nắm được nội dung bài học và trả lời đúng các câu hỏi Sgk
Câu 1: (Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu).
Câu 2: (Chú chui vàonói ra bí mật)
Câu 3: (Cáo A-li-xa và méo A-di-li-ô biết chú béchú lao ra ngoài)
Câu 4: (Hs chọn những chi tiết Hs thích)
*Hiểu ND: Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình
- Gv chốt lại, nhận xét và sửa sai cho Hs.
c. Hoạt động 3: Học sinh đọc diễn cảm.
*. Mục tiêu: Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc nối tiếp nhau toàn bài.
- Gv cho học sinh luyện đọc theo cặp: “Cáo lễ phépmũi tên”
- Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Cả lớp nhận xét. 
 - Gv nhận xét, đánh giá và tuyên dương
3: Củng cố - Dặn dò: - Về nhà học bài và xem bài mới.
-Nhận xét tiết học
D. Phần bổ sung:
Toán:	Tiết:78
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
( Sgk / 86) -Tgdk: 35 phút
A. Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
Bài 1 (b)
B. Đồ dùng dạy học :
+ Gv: sgk ,bảng phụ . + Hs: Vở làm bài
C .Các hoạt động dạy học
1. KTBC (Thương có chữ số 0)
- Gv nhận xét bài làm của Hs
2. Bài mới: GTB (Chia cho số có ba chữ số)
a. Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia
*. Mục tiêu: Học sinh biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- Gv giới thiệu: 1944 : 162 = ? 1944 162
- Gv hướng dẫn Hs cách đặt tính và 324 12
tính kết quả. Chú ý cách đặt các số dư 0
- Trường hợp phép chia có dư, bao giờ số dư
cũng bé hơn số chia
- Gv chốt ý: Sgk/86
b. Hoạt động 2: Thực hành
*Bài 1b :Học sinh thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm bài tập ( bảng con )
- Gọi 4 em lên bảng làm bài tập 
- Cả lớp nhận xét, sửa sai.
3.: Củng cố-dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung: ..
Thứ năm ngày 4 tháng 12 năm 2014
SÁNG
Khoa học:	 Tiết: 31
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
(SGK / 64) –Tgdk: 35 phút
A. Mục tiêu: - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,...
B.Đồ dùng dạy học :
- Gv: Bảng phụ, bút dạ.,chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm - Hs: SGK
C .Các hoạt động dạy học
1. KTBC (Làm thế nào để biết có không khí?)
- Hs nêu nội dung bài học - Gv nhận xét
2. Bài mới: GTB (Không khí có những tính chất gì?)
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
a. Mục tiêu: Hs quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí.
- Hs làm theo nhóm, TLCH:
+ Em có nhìn thấy không khí không? Vì sao?
+ Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nếm em nhận thấy không khí có mùi, vị gì?
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv chốt ý Sgk/65
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
*. Mục tiêu: Hs nhận biết không khí không có hình dạng nhất định và có thể co giãn
- Hs thảo luận, thổi quả bong bóng và cho biết:
+ Cái gì trong bong bóng làm chúng có hình dạng như vậy?
- Hs quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2a, b để nói về tính chất của không khí trong thí nghiệm này - Các nhóm trình bày 
 - Gv nhận xét và giải thích thêm cho Hs. -Gv nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố - dặn dò:
*T/H: BVMT: -GD HS một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài và xem trước bài mới cho tiết học sau.
D. Phần bổ sung: .
Âm nhạc:	 Tiết: 16
ÔN TẬP 
(SGK/12 – TGDK:35’)
A/Mục đích yêu cầu: 
-Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
-Biết kết hợp vận dụng phụ họa.
-Tập biểu diễn bài hát.
*THNGLL: Trò chơi: Em làm nhạc sĩ.
B/Đồ dùng dạy học: SGK âm nhạc.
C/Các hoạt động dạy học:
1/Bài cũ:GV yêu cầu HS lên bảng kể tên một số nhạc cụ dân tộc.GV nhận xét,đánh giá.
2/Bài mới:
-GV giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát. 
-Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập 2 bài hát. 
-Cách tiến hành: HS hát lại từng bài hát.Giáo viên hướng dẫn HS sửa sai (nếu có)→Tổ chức cho HS trình diễn, thi đua.GV nhận xét,sửa sai cho HS.
-GV liên hệ giáo dục HS phải biết giữ gìn những danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
* Hoạt động 2: Ôn tập đọc cao độ.
-Mục tiêu: HS ôn tập cao độ các nốt.
-Cách tiến hành: Ôn tập các nốt: đô, rê, mi, son, la.GV đọc mẫu, HS đọc đồng thanh.Tập ghép lời ca.Đọc,vỗ tay,gõ hình tiết tấu.Tập đọc nhạc số 1:son la son.GV hướng dẫn HS sửa sai (nếu có)
→GV chốt lại ý,nhận xét. 
*Hoạt động 3 Trò chơi: Em làm nhạc sĩ.( 10 phút)
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Mỗi nhóm có nhiệm vụ sẽ sắp xếp lại các nốt nhạc sao cho đúng với thứ tự các nốt của bài TĐN số 1.
- Trong vòng 10 phút nhóm nào ghép đúng và nhanh hơn sẽ chiến thắng.
* GV chuẩn bị 4 bảng phụ có gắn các nốt nhạc của bài TĐN số

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_16_nam_hoc_2014_2015.doc
Giáo án liên quan