Giáo án lớp 4 - Tuần 14

I.Mục tiêu:

 - Giúp HS nhận biết tính chất 1 tổng chia cho 1 số, tự phát hiện tính chất 1 hiệu chia cho 1 số thông qua bài tập.

- Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính.

- GD ý thức học tập tốt .

II. Thiết bị dạy học: SGK

III. Các hoạt động dạy học:

1. Tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ:

HS: lên bảng chữa bài tập .

 

doc25 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Đua ngựa”.
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
HS: Chơi thử sau đó chơi thật.
b. Bài thể dục phát triển chung:
- Ôn cả bài 3 - 4 lần.
+ Lần 1: GV điều khiển.
HS: Một em tập chậm 1 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
+ Lần 2: GV tập chậm từng nhịp để dừng lại sửa cho 1 số em.
+ Lần 3: Lớp trưởng hô cho cả lớp tập.
+ Lần 4: Hô không làm mẫu.
HS: Tự tập.
- Sau mỗi lần GV nhận xét để tuyên dương những HS tập tốt và động viên những HS tập chưa tốt.
HS: Thi đua tập 1 lần.
- Thi giữa các tổ.
3. Phần kết thúc:
- GV cùng hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học và giao bài về nhà.
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay, thả lỏng toàn thân.
 Đạo đức
Bài 7: biết ơn thầy giáo,cô giáo (tiết 1)
I.Mục tiêu:
 - Hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS. Phải biết kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
 - Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
- GD ý thức tỏ lòng biết ơn , kính trọng đối với thầy cô giáo mình 
II. Thiết bị dạy học:
Sách, kéo, giấy, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Bài cũ:
- Cần làm gì để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ ?
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- GV nêu tình huống.
HS: Dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra.
HS: Lựa chọn cách ứng xử và trình bày lý do lựa chọn.
- Thảo luận lớp về cách ứng xử.
- GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (Bài 1 SGK).
- GV yêu cầu từng nhóm HS làm bài.
- Từng nhóm HS thảo luận.
- HS lên bảng chữa bài tập, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và đưa ra phương án đúng của bài tập.
đ Tranh 1, 2, 4 là Đ; tranh 3 là S.
c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài 2 SGK).
- GV chia nhóm: 7 nhóm.
HS: Thảo luận, ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ.
- Từng nhóm lên dán theo 2 cột biết ơn hay không biết ơn.
- GV kết luận: Các việc làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
=> Ghi nhớ (ghi bảng).
HS: 2 - 3 em đọc ghi nhớ.
* Liên hệ:
HS: Tự liên hệ.
4. Hoạt động nối tiếp:
 - Nhận xét giờ học. Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn 26 - 11 - 2012
Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2012
Toán
Chia một số cho một tích
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết cách chia 1 số cho 1 tích.
- Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện, hợp lý.
- GD ý thức học tập tốt .
II. Thiết bị dạy học: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
3. Dạy bài mới: *Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức:	
- GV ghi 3 biểu thức lên bảng:
24 : (3 x 2)
24 : 3 : 2
24 : 2 : 3
- 3 HS lên bảng làm.
- Hãy so sánh giá trị của 3 biểu thức đó?
HS: Giá trị của 3 biểu thức đó bằng nhau.
- Ghi:
24 : (3 x 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3
Kết luận: (SGK).
HS: 2 - 3 em nêu lại.
b. Thực hành:
* Bài 1:
HS: Đọc đề bài và tự làm vở thực hành.
- 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c.
- GV và cả lớp nhận xét.
* Bài 2: 
Làm theo 3 nhóm, mỗi nhóm 1 phần
HS: Đọc đầu bài, làm theo mẫu vào phiếu.
- 2 HS lên bảng làm.
a) 80 : 40 = 80 : (10 x 4)
 = 80 : 10 : 4
 = 8 : 4 
 = 2
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoặc: 80 : 40 = 80 : (8 x 5)
 = 80 : 8 : 5
 = 10 : 5
 = 2
b, c (tương tự).
* Bài 3: 
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và tự làm.
- GV hướng dẫn 2 bước giải.
- 1 HS lên bảng giải.
+ Tìm số vở cả 2 bạn mua.
+ Tìm giá tiền mỗi quyển vở.
 Giải:
Số vở của 2 bạn mua là:
 3 x 2 = 6 (quyển)
Giá tiền mỗi quyển vở là:
 7200 : 6 = 1200 (đồng)
 Đáp số: 1200 đồng.
- GV chấm bài cho HS.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học. Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
_______________________________________________
 Tập đọc
Chú đất nung (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của truyện.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Muốn làm 1 người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn. Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sống được 2 người bột yếu đuối.
II. Thiết bị dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em đọc bài trước.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Luyện đọc:
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 - 3 lượt.
- GV nghe, sửa sai, kết hợp giải nghĩa từ khó, và hướng dẫn cách ngắt.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi.
+ Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bạn bột gặp nạn? 
- Nhảy xuống nước vớt họ lên bờ, phơi nắng cho se bột lại.
+ Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước, cứu hai người bột?
- Vì Đất Nung đã được nung trong lửa, chịu được nắng mưa nên không sợ nước, không sợ bị nhũn chân tay khi gặp nước.
+ Câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có ý nghĩa gì?
- Có ý thông cảm với 2 người bột, chỉ sống trong lọ thủy tinh, không chịu đựng được thử thách / cần phải rèn luyện mới cứng rắn, chịu được thử thách khó khăn, trở thành người có ích. 
+ Hãy đặt tên khác cho câu chuyện?
VD: Hãy tôi luyện trong lửa đỏ.
Vào đời mới biết hai hơn.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 4 em nối nhau đọc 4 đoạn.
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm theo phân vai 1 đoạn.
- Từng nhóm đọc theo vai.
- Thi đọc giữa các nhóm.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
	 - Nhận xét giờ học.Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 Tập làm văn
Thế nào là miêu tả?
I. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là miêu tả.
- Bước đầu viết được một đoạn văn miêu tả.
- GD ý thức học tập tốt .
II. Thiết bị dạy học:
Bút dạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức :
2. Bài cũ:
HS: Kể lại 1 câu chuyện theo 1 trong 4 chủ đề đã học.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Phần nhận xét:
* Bài 1:
HS: 1 em đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm, tìm tên những sự vật được miêu tả trong đoạn văn.
- Tìm tên những sự vật được miêu tả trong đoạn văn ?
- Cây sòi, cây cơm nguội, lạch nước.
* Bài 2:
HS: 1 em đọc, đọc các cột trong bảng theo chiều ngang.
- GV chia nhóm, phát phiếu cho 1 số nhóm làm.
- Làm bài theo cặp.
- Một số em làm vào phiếu.
- Nhận xét và chốt lời giải đúng (SGV).
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
* Bài 3:
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi:
- Để tả được hình dáng của cây, màu sắc của lá cây sòi, cây cơm nguội tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ?
- Bằng mắt.
- Để tả được chuyển động của lá cây tác giả quan sát bằng giác quan nào ?
- Bằng mắt.
- Để tả được chuyển động của dòng nước, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ?
- Bằng mắt, bằng tai.
- Muốn miêu tả sự vật, người viết phải làm gì ?
- Quan sát kỹ đối tượng bằng nhiều giác quan.
b. Phần ghi nhớ:
HS: 2 - 3 em đọc ghi nhớ.
c. Phần luyện tập:
* Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm, phát biểu ý kiến.
- Tìm câu văn miêu tả trong bài “Chú Đất nung” (phần 1 và 2).
- “Đó là 1 chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng ngồi trong mái lầu son”.
* Bài 2: 
- GV gọi 1 HS giỏi làm mẫu.
HS: 1 em đọc yêu cầu.
- 1 HS giỏi làm mẫu, miêu tả 1 hình ảnh trong đoạn thơ “Mưa” mà mình thích.
VD: Em rất thích hình ảnh sấm ghé xuống sân khanh khách cười. Có thể tả hình ảnh này như sau:
“Sấm rền vang rồi bỗng nhiên đùng đùng, đoàng đoàng làm mọi người giật nảy mình, tưởng như sấm đang ở ngoài sân, cất tiếng cười khanh khách”.
- Mỗi em đọc thầm đoạn thơ tìm 1 hình ảnh mình thích. Viết 1, 2 câu tả hình ảnh đó.
HS: Nối nhau đọc những câu văn miêu tả của mình.
- GV và cả lớp nhận xét, cho điểm.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ học.
- Về quan sát 1 cảnh vật trên đường em tới trường.
HS: 1 em nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
Thể dục
bài thể dục Phát triển chung . trò chơi: "đua ngựa"
I. Mục tiêu:
 - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác và thuộc thứ tự động tác.
 - Trò chơi “Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi 1 cách chủ động.
II. Thiết bị dạy học:
Sân trường, còi, phấn
III. các hoạt động dạy học :
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
HS: Khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi.
2. Phần cơ bản:
a. Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Đua ngựa”.
HS: Nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức chơi.
b. Bài thể dục phát triển chung:
- Ôn tập toàn bài: 
- Cả lớp tập cả bài 2 - 3 lần, mỗi động tác 
2 x 8 nhịp do GV hô.
- Lần sau do cán sự hô cho cả lớp tập.
- Kiểm tra thử: 
GV gọi lần lượt từng nhóm lên tập (3 em một nhóm).
- Nhận xét ưu, khuyết điểm chính của từng HS trong lớp.
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay 1 phút.
- GV hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà.
 ________________________________________
Luyện từ và câu
Dùng câu hỏi vào mục đích khác 
I. Mục tiêu:
 - Nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi.
 - Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu mong muốn trong những tình huống cụ thể.
II. Thiết bị dạy học:
	Bảng phụ, ghi nội dung bài 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
3. Dạy bài mới: Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Phần nhận xét:
* Bài 1:
HS: Đọc đoạn đối thoại, cả lớp đọc thầm tìm câu hỏi trong đoạn văn.(Chú mày nhát thế? Nung ấy ạ? Chứ sao?).
* Bài 2:
- GV giúp các em phân tích từng câu hỏi
(SGV).
HS: Đọc yêu cầu của bài, phân tích 2 câu hỏi.
* Bài 3: 
- GV nhận xét chốt lại lời giải.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
b. Phần ghi nhớ:
HS: 2 - 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
c. Phần luyện tập:
* Bài 1: 
- GV dán 4 băng giấy gọi 4 em lên bảng làm.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng( SGV).
- 4 em đọc yêu cầu a, b, c, d của bài tập.
- Đọc thầm từng câu h

File đính kèm:

  • docTuan 14-.doc
Giáo án liên quan