Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016 - Dương Xuân Việt

TOÁN

Thực hành đo độ dài.

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- HS biết dùng thước thẳng và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút,chiều dài mép bàn,chiều cao bàn học.

- Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác.

- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3 (a,b). HSKT bài 1

 II. Đồ dùng dạy- học: thước đo độ dài, thước mét hoặc thước dây

 III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Kiểm tra: Chuẩn bị của HS.

2. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016 - Dương Xuân Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yển sách toán 3.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu giờ học và tên bài.
b. Hướng dẫn thực hành:
+ Bài 1.
- Giáo viên đọc mẫu dòng đầu, sau đó cho học sinh tự đọc các dòng sau.
- Yêu cầu học sinh đọc cho bạn bên cạnh nghe.
- Nêu chiều cao của bạn Minh, bạn Nam?
- Muốn biết bạn nào cao nhất ta phải làm như thế nào?
- Có thể so sánh như thế nào?
- Yêu cầu học sinh thực hiện so sánh theo một trong 2 cách trên. 
- Giáo viên nhận xét.
+ Bài 2.
- Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 6 học sinh.
- Hướng dẫn các bước làm bài.
+ Ước lượng chiều cao của từng bạn trong nhóm và xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp.
+ Đo để kiểm tra lại, sau đó viết vào bảng tổng kết.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét và tuyên dương các nhóm thực hành tốt. 
+ HSG: Luyện tập thêm*: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
 5m5dm.. 6m 2dm 
 3m 4cm .. 2m 8dm.
 2dam3m..3dam 
 3dam 4dm .. 304dm.
- 1 học sinh lên bảng đo, dưới lớp cũng đo vào sách toán của mình.
- Đọc kết quả đo:
+ Chiều dài: 24cm 2mm.
+ Chiều rộng: 17cm 2mm.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe nhắc lại đầu bài.
- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc trước lớp.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
- Bạn Minh cao 1mét 25 xăng-ti-mét.
- Bạn Nam cao 1mét 15 xăng-ti-mét
- Ta phải so sánh số đo chiều cao của các bạn với nhau.
- Đổi tất cả các số đo ra đơn vị xăng-ti-mét và so sánh.
- Số đo chiều cao của các bạn đều gồm 1mét và một số xăng-ti-mét, vậy chỉ cần so sánh các số đo xăng-ti-mét với nhau.
- Học sinh so sánh và trả lời:
+ Bạn Hương cao nhất.
+ Bạn Nam thấp nhất.
Vì 1m 32cm > 1m 15cm.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trong nhóm thực hành đo.
- HS báo cáo kết quả
- HS làm bài và đọc kết quả điền dấu
3. Củng cố, dặn dò:
- Về thực hành đo độ dài cái bàn ngồi học, cái cặp sách...
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: 	 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
Họ nội, họ ngoại
I. Mục tiêu: 
- Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại. Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình 
- HS biết xưng hô đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại .
- Ứng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại.
- Học sinh có tình cảm yêu quý, quan tâm giúp đỡ những người họ hàng thân thích, không phân biệt bên nội bên ngoại.
KNS:
- Kĩ năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.
- Giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt.
II. Đồ dùng 
- Giáo viên : Tranh vẽ trong SGK, giấy bút và một tờ giấy khổ lớn
- Học sinh : SGK, ảnh họ hàng nội ngoại.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên nói về gia đình của mình
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
+ Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai.
+ Cách tiến hành: Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 trang 40 ở SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Hương cho các bạn xem ảnh của những ai ?
- Quang cho các bạn xem ảnh của những ai ?
- Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra ai trong ảnh ?
- Ông bà nội của Quang đã sinh ra ai trong ảnh ?
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Giáo viên hỏi tiếp học sinh :
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai ?
+ Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ?
+ GV kết luận: SGV
* Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại 
+ Mục tiêu: Học sinh biết giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình
+ Phương pháp: giảng giải, thảo luận.
+Cách tiến hành:
- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm nói về họ nội và họ ngoại của mình bằng cách dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn. 
- Giáo viên cho các nhóm trình bày kết quả họp nhóm.
* Hoạt động 3: Đóng vai 
+ Mục tiêu : Học sinh biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình
+ Cách tiến hành :
- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai một trong các tình huống sau : 
+ Em hoặc anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng.
+ Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng
+ Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm.
Yêu cầu các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình.
- Học sinh kể
- HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi. HS tiến hành thảo luận nhóm và ghi lại kết quả ra giấy.
- Hương cho các bạn xem ảnh của ông bà ngoại, mẹ và bác ruột Hương.
- Quang cho các bạn xem ảnh của ông bà nội, bố và cô ruột Quang.
- Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra mẹ Hương và bác ruột Hương.
- Ông bà nội của Quang đã sinh ra bố Quang và cô ruột Quang
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
+ Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Những người thuộc họ nội gồm ông bà nội, bố, cô, chú, 
- Những người thuộc họ ngoại gồm ông bà ngoại, mẹ, dì, cậu, 
- HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn trong lớp.
- Cả nhóm nói với nhau về cách xưng hô của mình đối với anh, chị, em của bố và của mẹ cùng với các con của họ theo phong tục của địa phương.
Từng nhóm treo tranh của mình lên bảng. Một vài học sinh trong nhóm lên giới thiệu với cả lớp về những người họ hàng của mình và nói rõ cách xưng hô.
- HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận và đóng vai tình huống
- Các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
3. Nhận xét, dặn dò: 
- Thực hiện tốt điều vừa học. Cần đối xử tốt với tất cả mọi người bên nội cũng như bên ngoại
- GV nhận xét tiết học. Về nhà chuẩn bị bài sau..	
Tiết 4: luyÖn ch÷
Luyện viết bài 10
I .Mục tiêu
Giúp học sinh: 
- Chép lại chính xác, sạch đẹp bài viết, rèn kĩ năng viết chữ hoa O và những câu, đoạn thơ ứng dụng : ở hiền gặp lành, Qua đình ngả nón trông đình.......
- Luyện đọc một số bài đã học
II.Đồ dùng 
Vở luyện viết chữ đẹp
III.Các hoạt động dạy và học
Giới thiệu bài: Gv nêu nội dung, mục tiêu bài học
Luyện viết:
Gv hướng dẫn hs cách viết chữ hoa O và các câu ứng dụng ( Hs viết bảng con sau đó viết vở luyện rèn)
Gv lưu ý hs khi viết phải sạch đẹp, chính xác tránh sai lỗi chính tả
Gv quan sát nhắc nhở, giúp đỡ hs
Luyện viết vở:
Gv yêu cầu hs luyện viết lại các câu ứng dụng vào vở sao cho chính xác và sạch đẹp
Gv uốn nắn cho các em
Gv nhận xét 5-6 bài nêu lỗi mà các em hay mắc phải khi viết bài.
3. Củng cố - dặn dò
Gv nhận xét chung tiết học 
Yêu cầu hs về nhà tiếp tục luyện đọc và rèn viết thêm chính tả
Chiều: Giáo viên chuyên soạn dạy
Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2015
GV chuyên soạn giảng
Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2015
Sáng 
Tiết: 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
So sánh. Dấu chấm
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục làm quen với phép so sánh ( so sánh âm thanh với âm thanh ). Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn.
- Sử dụng dấu chấm trong một đoạn câu đúng, chính xác .
- Thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
- GDBVMT: Côn Sơn thuộc vùng đất Chí Linh, Hải Dương, nơi người anh hùng dân tộc- nhà thơ Nguyễn Trãi về ở ẩn; trăng và suối trong câu thơ của Bác tả cảnh rừng ở chiến khu Việt Bắc... 
II- §å dïng d¹y- häc: 
GV : bảng phụ viết sẵn bài tập 2, VBT .
HS : VBT.
III. Ho¹t ®éng d¹y vµ häc
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt 1 câu có các hình ảnh so sánh
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới:
+ Bài tập 1:
- Giáo viên cho học sinh mở SGK và nêu yêu cầu 
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?
+ Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
- Giáo viên cho học sinh làm bài 
+ Bài tập 2: Treo BP
- Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài, gọi 3 HS lên bảng gạch chân dưới các âm thanh được so sánh với nhau : gạch 1 gạch dưới âm thanh 1, gạch 2 gạch dưới âm thanh 2
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét
- Gọi học sinh đọc bài làm : 
a. Tiếng suối như tiếng đàn cầm
b. Tiếng suối như tiếng hát
c. Tiếng chim như tiếng xóc những rổ đồng tiền
- Những câu thơ, câu văn nói trên tả cảnh thiên nhiên ở những vùng đất nào trên đất nước?
- GDBVMT: Côn Sơn thuộc vùng đất Chí Linh, Hải Dương, nơi người anh hùng dân tộc- nhà thơ Nguyễn Trãi về ở ẩn; trăng và suối trong câu thơ của Bác tả cảnh rừng ở chiến khu Việt Bắc... 
- Cho lớp nhận xét đúng / sai, kết luận nhóm thắng cuộc.
+ Bài tập 3: 
- Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu 
- Giáo viên cho học sinh làm bài
- Gọi học sinh đọc bài làm của bạn : 
- Học sinh làm bài, nêu miệng trước lớp.
- Đọc đoạn thơ sau và viết tiếp câu trả lời ở dưới : 
- Suy nghĩ và trả lời theo tinh thần xung phong: Tiếng mưa trong rừng cọ như tiếng thác, như tiếng gió
- Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất mạnh và rất vang
- Nghe giảng, sau đó làm bài 1 vào vở bài tập
- Ghi vào chỗ trống trong bảng các từ ngữ chỉ những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây : 
3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập
- Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai 
- Học sinh thi đua sửa bài 
- HS trả lời
- Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả 
- Học sinh làm bài 
Đáp án: Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Về nhà làm lại các bài tập ở lớp và hoàn thành VBT.
- Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : Quê hương. Ôn mẫu câu: Ai làm gì?
Tiết 2: TOÁN
Ôn tập
I. Mục tiêu
 Tập trung vào việc đánh giá:
- Kĩ năng nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, bảng chia 6 và 7
- Kĩ năng thực hiện nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( chia hết ở tất cả các lượt chia)
- Biết so sánh hai số đo độ dài có hai tên đơn vị đo ( với một số đơn vị thông dụng)
- Đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
- Kĩ năng giải toán gấp một số lên nhiều lần, tìm một trong các 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_10_nam_hoc_2015_2016_duong_xuan_v.doc
Giáo án liên quan