Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 9 - Phạm Thị Bích Vân

1. Kiểm tra:

- Gọi 2 HS làm bài tập trên bảng.

- Nhận xét cho điểm

2. Bài mới

Giới thiệu, ghi tựa

 Hoạt động 1: Giới thiệu lít

- GV cho HS làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa).

GV lấy 2 cốc thủy tinh to nhỏ khác nhau, cho bình nước rót vào. Cho HS nhận ra sức chứa khác nhau.

* GV giới thiệu ca 1 lít.

- Đây là ca 1 lít, rót nước cho đầy ca này ta được 1 lít nước.

- Để đo sức chứa của 1 cái chai, cái ca, thùng Ta dùng đơn vị đo là lít. Lít viết tắt là “l”

 Hoạt động 2: Thực hành

+ Bài 1 : Tính (theo mẫu)

- Cho HS làm theo nhóm 4.

- Cho HS trình bày bảng lớp.

- GV và HS nhận xét.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 9 - Phạm Thị Bích Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- HS làm bài vào vở bài tập. 
- Nhiều HS nối tiếp nhau đặt câu.
+ Mèo bắt chuột bảo vệ đồ đạt trong nhà.
+ Chiếc cặp da này giúp em đựng sách vở đi học.
+ Hoa Mai nở báo hiệu mùa xuân đến. 
Kể chuyện
ÔN TẬP TIẾT 4
 I. Mục tiêu: 
 - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).
 	- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài CT Cân voi (BT2); tôc độ viết khoảng 35 chữ/ 15 phút.
 II. Chuẩn bị:
 - GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc.Bảng phụ chép sẵn đoạn văn Cân voi.
 - HS : SGK, vở, vở bài tập.
 III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra: VBT
2. Bài mới 
- Giới thiệu, ghi tựa
- GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
 v Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm từng HS.
v Hoạt động 2: Viết chính tả.
- Treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần chép và đọc mẫu.
- GV hỏi: + Đoạn văn kể về ai?
 + Lương Thế Vinh đã làm gì?
 + Đoạn văn có mấy câu?
 + Những từ nào được viết hoa? Vì sao phải viết hoa?
- Hướng dẫn viết từ khó.
- Gọi HS tìm từ khó viết và yêu cầu các em viết các từ vào bảng con.
- GV đọc cho HS viết chính tả.
- Chấm bài và nhận xét.
- Cho HS sửa lỗi.
3. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà Chuẩn bị tiết 5.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- HS nghe và 2 HS đọc lại.
- Trạng nguyên Lương Thế Vinh.
- Dùng trí thông minh để cân voi.
- 4 câu.
- Các từ: Một, Sau, Khi viết hoa vì là chữ đầu câu. Lương Thế Vinh, Trung Hoa viết hoa vì là tên riêng.
- HS cả lớp viết bảng con: Trung Hoa, Lương Thế Vinh, xuống thuyền, nặng, chìm, mức.
- HS viết chính tả vào vở.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN
I. Mục tiêu:
 - Nêu được nguyên nhân và biết cách phòng tránh bệnh giun.
 - GD bảo vệ môi trường:
 + Biết con đường lây nhiễm giun; hành vi mất vệ sinh của con người là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và lây truyền bệnh.
 + Biết được sự cần thiết của hành vi giữ vệ sinh: Đi tiểu, đại tiện đúng nơi quy định, không vứt giấy bừa bãi sau khi đi vệ sinh.
 + Có ý thức vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện; ăn chín, uống sôi 
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh , SGK.
 - HS: SGK. Vở bài tập.
 III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra: 
- Để ăn sạch , uống sạch chúng ta cần làm gì?
- GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới 
-Giới thiệu, ghi tựa
- Để phòng tránh được bệnh giun hôm nay các em học bài: Đề phòng bệnh giun.
v Hoạt động 1: MT: Nêu triệu chứng của người bị nhiễm giun. Biết nơi giun sống trong cơ thể người.
- Yêu cầu các nhóm hãy thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Giun thường sống ở đâu trong cơ thể?
+ Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người?
+ Nêu tác hại do giun gây ra.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
v Hoạt động 2: MT : HS phát hiện ra nguyên nhân và cac1 cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể.
- Gọi HS đại diện các nhóm lên chỉ vào hình vẽ.
- GV nhận xét.
v Hoạt động 3: MT: Kể ra được các biện pháp phòng chống giun.
- GV nêu yêu cầu HS suy nghĩ những cách để ngăn chặng trứng giun xâm nhập vào.
- GV chốt kiến thức: Để đề phòng bệnh giun, cần: (GD BVMT)
 + Giữ vệ sinh ăn chín, uống sôi, uống chín, không để ruồi đậu vào thức ăn.
 + Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, cắt ngắn móng tay
 + Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Ủ phân hoặc chôn phân xa nơi ở, xa nguồn nước, không bón phân tươi cho hoa màu,  không đại tiện bừa bãi.
3. Củng cố – Dặn dò 
- Để đề phòng bệnh giun, các em đã thực hiện những điều gì?
- Chuẩn bị: 
Ôn tập con người và sức khoẻ.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời . Bạn nhận xét.
- HS nghe.
- HS các nhóm thảo luận. 
- Các nhóm HS trình bày kết quả.
- Các nhóm chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm lên chỉ vào hình vẽ con đường lây bệnh giun theo đường mũi tên.
- HS nghe.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS nghe, ghi nhớ.
- Phải ăn chín, uống sôi.
Nghệ thuật (Âm nhạc)
Chúc mừng sinh nhật
I. Mục tiêu:
	- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
	- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. Chuẩn bị:
	Nhạc cụ quen dùng
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra:
2 em hát bài Xòe hoa, Múa vui.
Nhận xét.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng
- Hoạt động 1: Dạy bài hát Chúc mừng sinh nhật
Giới thiệu bài hát.
Hát mẫu.
Đọc lời ca.
Dạy hát từng câu.
Theo dõi, giúp đỡ các em.
- Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Thay đổi các nhóm vừa hát nhóm khác vỗ tay
Chia lớp làm 2 nhóm: Tập hát luân phiên
3. Củng cố-dặn dò:
2 em hát lại bài hát
Nhận xét
Giao việc
Nhận xét tiết học
- 2 em hát, nhận xét 
Lắng nghe
Đọc nối tiếp
Hát từng câu: Tổ, lớp, cá nhân
Vỗ tay theo bài hát 
2 nhóm hát luân phiên
2 em hát, nhận xét.
Ngày soạn: 11/ 10/ 2011
Ngày dạy: Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG 
 I. Mục tiêu:
 	- Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học, phép cộng các số kèm theo đơn vị: kg,l.
 	- Biết số hạng, tổng.
 	- Biết giải bài toán với một phép cộng.
 II. Chuẩn bị:
 	- GV : SGK .
 	- HS : Bảng con, vở, SGK. 
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra: 
	- Gọi 1 HS sửa bài tập .
- GV kiểm tra bài tập về nhà.
 - GV nhận xét. 
2. Bài mới 
- Giới thiệu, ghi tựa
- Hôm nay các em học bài : Luyện tập chung.
v HD làm bài tập 
+ Bài 1: Cho HS tính nhẩm nêu kết quả. GV ghi kết quả. 
- GV nhận xét.
+ Bài 2: Dựa vào hình vẽ để điền số cho đúng 
- Gọi 2 HS điền số bảng lớp.
- GV và HS nhận xét.
+ Bài 3: Gọi 5 HS lên bảng điền số thích hợp vào ô trống “ Tìm tổng”
- GV và HS nhận xét.
+ Bài 4 : Gọi 1 HS đọc đề.
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Bài toán đã cho những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Để tìm số gạo cả 2 lần bán ta làm như thế nào? 
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV chấm bài nhận xét.
+ Bài 5: Nêu yêu cầu, thi đua giữa 2 nhóm
3. Củng cố – Dặn dò 
- Cho 2 HS thi đua điền số vào ô trống.
- Nhận xét tiết học. 
- Về làm bài tập VBT.
- Chuẩn bị kiểm tra .
- 1 HS sửa bài . Lớp nhận xét
- HS nghe.
- HS đứng tại chỗ nêu kết quả tính nhẩm.
 - HS điền số 
	- 45 kg , 45 l 
- 5 HS làm bài .
 Thứ tự : 51, 93, 92, 63 , 83.
- HS đọc đề 
- Giải bài toán theo tóm tắt.
- Lần đầu bán 45 kg gạo. Lần sau bán 35 kg.
- Cả 2 lần bán được bao nhiêu kilôgam gạo?
- Lấy số gạo bán lần đầu cộng số gạo bán lần sau .
- 2 nhóm thi đua
- 2 HS thi đua tìm 
- HS về làm bài tập VBT.
Nghệ thuật (Thủ công)
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (Tiết 1)
 I. Mục tiêu:
 	- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
 	- Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
 	Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Hai mui thuyền cân đối. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
II. Chuẩn bị:
 - GV : Mẫu thuyền phẳng đáy có mui. Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui, giấy màu .
 - HS : Giấy màu, vở.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
Giới thiệu, ghi tựa
- Tiết học hôm nay thầy HD các em Gấp thuyền phẳng đáy có mui.
v Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- HD HS quan sát và nhận xét mẫu thuyền phẳng đáy có mui.
v Hoạt động 2: HD mẫu. 
+ Bước 1: Gấp tạo mui thuyền.
- Đặt tờ giấy màu hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên, gấp 2 đầu tờ giấy vào khoảng 2,3 ô, miết dọc theo 2 đường mới gấp cho phẳng. 
* Các bước gấp tiếp tương tự như gấp thuyền không mui.
+ Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
+ Bước 4 : Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
- GV gọi 1 HS thao tác lại các bước gấp thuyền .
- GV nhận xét và kết luận.
- Cho HS cả lớp thực hành gấp .GV quan sát và uốn nắn, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- GV nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò 
- Gọi 1 HS nêu lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Thực hành.
- HS nghe.
- HS quan sát và nhận xét mẫu.
- HS quan sát .
- 1 HS thực hiện trước lớp.
- HS thực hành trên giấy màu.
- 1 HS nêu.
- HS về chuẩn bị.
Tập đọc
ÔN TẬP TIẾT 5
 I. Mục tiêu
 - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).
 	- Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh (BT2).
 II. Chuẩn bị
 - GV : Phiếu ghi tên bài tập đọc.Tranh minh hoạ trong SGK.
 - HS: SGK, vở bài tập.
 III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra: VBT
2. Bài mới 
- Giới thiệu, ghi tựa
- GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
 v Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm từng HS.
v Hoạt động 2: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo 4 bức tranh có ghi gợi ý.
- GV hỏi: Để làm tốt bài này các em cần chú ý điều gì?
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét bạn. GV nhận xét.
- Cho điểm các em viết tốt.
* Đặt tên cho câu chuyện.
- Gọi HS đặt tên cho câu chuyện.
- GV nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về ôn các bài học thuộc lòng.
- HS nghe.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Dựa theo tranh trả lời câu hỏi.
- HS quan sát.
- Quan sát kĩ từng bức tranh, đọc câu hỏi và trả lời. Các câu trả lời phải tạo thành một câu chuyện.
- HS tự làm vào Vở bài tập.
- Đọc bài làm của mình.
- Nêu
Luyện từ và câu
ÔN TẬP TIẾT 6
 I. Mục tiêu
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiế

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_9_pham_thi_bich_van.doc