Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 1 - Huỳnh Thị Thống

Tập đọc

Có công mài sắt,có ngày nên kim

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC :

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẩn nại mới thành công ( trả lời được các CH trong SGK )

- HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ có công mài sắc, có ngày nên kim

II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :

-Tự nhận thức về bản thân (hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh)

-Lắng nghe tích cực

-Kiên định

-Đặt mục tiêu (biết đề ra mục tiue6 và lập kế hoạch thực hiện)

III . CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

-Động não

-Trình bày 1 phút

-Trải nghiệm, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.

IV . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: giáo án, tranh minh hoạ bảng phụ.

- HS: Học sinh xem trước bài.

 

doc43 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 1 - Huỳnh Thị Thống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC: 
- GV: Giáo án, tranh VBT(phóng to), Phiếu thảo luận HĐ1, HĐ2
 Giảm tải: Kết luận HĐ1: Bỏ câu cuối “Làm 2 việc cùng một lúc....giờ”
- HS: VBT.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
1.Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (2’)
 - KT VBT, nhận xét nhắc nhở.
3. Bài mới:
a. Khám phá:
- GV giới thiệu ghi đầu bài (1’)
b. Kết nối:
 HĐ 1: (8’) Bày tỏ ý kiến
- GV treo tranh 1,2, hỏi: Nội dung tranh1(2) vẽ gì?
- Mời HS trình bày. 
Tranh 1: Trong giờ học toán cô giáo. Em hãy cho biết việc làm nào đúng? Việc làm nào sai? Tại sao đúng(sai)?
 GD: Trong giờ học các em không nên làm việc riêng hay nói chuyện.
Tranh 2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện. Việc làm của bạn Dương đã đúng chưa? Tại sao
GD:Khi ăn các em nên ngồi vào bàn cùng ăn với gđ để bữa cơm được ngon miệng.
Kết luận: Giờ học toán mà Lan, Tùng làm việc khác, không chú ý kết quả học tập. 
+ Vừa ăn cơm vừa xem truyện có hại cho sức khoẻ. Dương nên cơm với gia đình.
c. Thực hành:
HĐ 2:(12’)HS biết ứng xử phù hợp.
- GV cho HS thảo luận 1 tình huống theo cặp, lựa chọn cách ứng xử và sắm vai .
- Mời HS lên sắm vai. 
Tình huống 1: Ngọc đang ngồi xem một chương trình ti vi rất hay. Mẹ nhắc nhở Ngọc đã đến giờ đi ngủ. Nếu em là bạn Ngọc em sẽ ứng xử thế nào? Vì sao em chọn cách ứng xử đó?
GD: Phải biết vâng lời mẹ học tập đúng giờ để hoàn thành bài tập.
Kết luận: Có thể có nhiều cách ứng xử. Ta nên lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
d. Vận dụng:
HĐ 3:(7’)HS biết học tập sinh hoạt đúng giờ.
- Yêu cầu HS trả lời GV ghi bảng.
+Buổi sáng em làm những việc gì?
+Buổi trưa em làm những việc gì?
+Buổi chiều em làm những việc gì?
 + Buổi tối em làm những việc gì?
GD: Hằng ngày ngoài việc học vui chơi các em cần giúp gia đình 1số việc vừa sức
Kết luận: Các em cần sắp xếp hợp lí trong ngày để đủ thời gian học tập, vui 
chơi, làm việc và nghỉ ngơi. 
4.Củng cố – dặn: (4’)
 **Em hiểu thế nào là học tập sinh hoạt đúng giờ?
 GV ghi bảng và cho HS nhắc lại.
GV: Các em có quyền được học tập, đảm bảo sức khoẻ, được tham gia xây dựng thời gian biểu. 
GD: Sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt hợp lí để học tập tốt, có lợi cho sức khoẻ.
 - Về nhà: Cùng với cha mẹ xây dựng thời gian biểu để thực hiện.
 - GV và HS nhận xét tiết học.
-HS để VBT lên bàn cho GV k/tra.
Lắng nghe 
-1 HS nhắc lại tựa bài.
-HS quan sát nêu nội dung tranh.
HS phát biểu, lớp nhận xét.
Cô giáo đang hướng dần cả lớp...
Việc làm của bạn Lan và Tùng là sai.Tại vì trong giờ học toán bạn Lan làm BT Tiếng Việt, bạn Tùng vẽ máy bay. Như vậy là không nghe cô giáo giảng bài, sẽ không hiểu bài, học .
HS ghi nhớ.
Việc làm của bạn Dương chưa đúng. Tại vì trong giờ ăn cơm bạn lại xem truyện.
Lắng nghe 
Một số cặp lên sắm vai – Lớp nhận xét bổ sung.
Dãy A: Nếu em là bạn ngọc em sẽ tắt ti vi đi ngủ.Vì em thấy cách ứng xử này là đúng và phù hợp. Sau đó 1 em đóng vai mẹ, 1 em đóng vai Ngọc..để xử lí tình huống.
- HS ghi nhớ.
- HS phát biểu ý kiến,Ví dụ:
+ ngủ dậy vệ sinh cá nhân, tập thể dục, ăn sáng, học bài, ...
+ ăn cơm, nghỉ trưa, đi học...
+ học ở trường, đi học về , vui chơi, đi tắm, xem phim...
+ ăn cơm tối, xem hoạt hình, 
- HS ghi nhớ thực hiện.
- Học tập sinh hoạt đúng giờ là giờ nào việc nấy. Việc hôm nay chớ để ngày mai.
- 2 HS nhắc lại.
- HS ghi nhớ thực hiện
- HS nghe thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1 HS nhận xét tiết học.
Thủ công
Gấp tên lửa
I. Mục tiêu: 
- Biết cách gấp tên lửa 
- Gấp được tên lửa. các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Với HS khéo tay: Gấp được tên lửa. Các nếp gấp phẳn, thẳng. Tên lửa sử dụng được
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Giáo án, mẫu tên lửa (GV+HS) quy trình, giấy màu 
 HS: vở, giấy màu (giấy nháp), kéo
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Ổn định:(1’)
2. Bài cũ: (3’)
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. Nhận xét nhắc nhở.
3. Bài mới:
- GV giới thiệu ghi tựa bài(1’) 
HĐ 1: (4’) Q/ sát nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu tên lửa, hỏi: Tên lửa này có hình dạng như thế nào?
- Màu sắc như thế nào?
- Tên lửa gồm những bộ phận nào?
- GV mở dần mẫu gấp cho HS quan sát.
HĐ 2:(15’) Hướng dẫn mẫu.
- GV treo quy trình, hỏi: Muốn gấp được tên lửa phải thực hiện theo mấy bước? Đó là những bước nào?
+ GV làm mẫu 2 lần:
- Lần 1: GV làm và nói rõ quy trình.
Bước 1: + Gấp đôi tờ giấy HCN theo chiều dài để lấy đường dấu giữa.
+Mở tờ giấy ra gấp như H.1 được hình 2.
+ Gấp theo đường dấu gấp ở H.2 đượcH3 
+ Gấp theo đường dấu gấp ở H.3 đượcH.4.
Bước 2: Bẻ các nếp gấp sang 2 bên đường dấu giữa và miết dọc.
+ Cầm vào nếp giữa cho 2 cánh tên lửa ngang ra được hình 6.
- Hướng dẫn HS phóng tên lửa.
- GV làm mẫu lần 2.Kết hợp hỏi.
HĐ 3: (8’)Thực hành.
 Cho HS quan sát mẫu cỡ nhỏ.
 -Lưu ý về cách gấp. Yều cầu HS thực hành gấp theo bàn .
+ GV theo dõi giúp đỡ.
% Tiết kiệm giấy.
 GDHS: Cẩn thận khi gấp và miết giấy. Không xả rác bừa bãi. 
- Cho lớp đánh giá đánh giá một số sản phẩm. Khen những sản phẩm đúng, đẹp.
4. Củng cố – dặn: (3’)
Hỏi: Em hãy nhắc lại quy trình gấp?
LH: Em đã nhìn thấy tên lửa chưa?
GV:Trong thực tế tên lửa thường được làm từ những chất liệu như: nhôm, vàng bạc . Nó thường dùng trong chiến tranh hoặc dò tìm nghiên cứu khoa học.
- Về tập gấp, chuẩn bị giấy màu.
- GV và HS nhận xét tiết học.
Giữ trật tự
- HS để đồ dùng lên bàn cho GV kiểm tra.
- 1 HS nhắc lại tựa bài
-HS quan sát, nêu.
- Đầu tên lửa nhỏ hơn đuôi tên lửa.
- Màu đỏ(xanh...), đẹp.
- Mũi và thân
- HS quan sát theo dõi
- Thực hiện theo 2 bước:
+Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa.
+ Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng.
- HS quan sát 
HS quan sát.
-HS quan sát nêu cách gấp.
- HS lấy giấy màu hoặc giấy nháp ra thực hành gấp theo bàn.
- HS ghi nhớ.
- HS nhận xét sản phẩm của bạn.
 -Lớp khen ngợi những sản phẩm hoàn thành đúng đẹp.
- 1-2 HS nhắc lại – Lớp nhận xét.
- 1 số HS nêu.
- HS theo dõi 
- HS ghi nhớ thực hiện.
- 1 HS nhận xét tiết học.
Chính tả :(Nghe-viết)
Ngày hôm qua đâu rồi?
Phân biệt l/n, an/ang. Bảng chữ cái
I.Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác khổ thơ cuối bài Ngày hôm qua đâu rồi?; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Làm được BT3, BT4, BT( 2 ) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn 
- GV nhắc HS đọc bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? ( SGK ) trước khi viết bài CT.
II. Đồ dùng –dạy học:
- GV:Giáo án, bảng phụ chép bài chính tả.
- HS: vở, bảng con, VBT.
III.Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:(1’)
2. Bài cũ:(4’) 
-Tiết chính tả trước em học đến bài gì?.
- Gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con 
- Sau đógọi 2 HS khác đọc thuộc lòng 9 chữ cái đã học.
- Cho lớp nhận xét GV ghi điểm.
3.Bài mới:
- Giới thiệu – ghi tựa bài (1’)
HĐ 21:(20’) H/ dẫn nghe –viết.
- GV đọc mẫu bài chính tả.
- Gọi HS đọc.
Hỏi tiếp:Khổ thơ có mấy dòng?
- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
- Nên viết chữ đầu mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở?
- Đọc và yêu cầu HS viết các từ khó.
 + Sau mỗi lần cho lớp nhận xét sửa sai.
- Hướng dẫn viết vào vở: Cho HS nêu cách viết cách trình bày.
- Đọc toàn bài cho HS nghe 1 lần.
 GDHS: Ngồi ngay ngắn, viết cẩn thận, nắn nót, trình bày đúng đẹp.
- GV đọc từng dòng thơ yêu cầu HS viết.
-Kiểm tra ghi điểm. Nhận xét khen ngợi.
HĐ 2:(7’) Hướng dẫn HS làm BT.
Bài 2:(a) Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
GD: Phân biệt l /n để đọc viết đúng.
- Yêu cầu HS làm bảng lớp + bảng con. 
+ Cho lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Treo bảng phụ, gợi ý. Hãy đọc tên chữ cái viết ở cột 3, rồi điền vào ô trống ở cột 2.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Cho lớp nhận xét sửa sai.
Bài 4: Học thuộc lòng bảng chữ cái vừa viết.
- GV xoá các chữ ở cột 2, gọi HS viết lại.
- Xoá tên chữ cái ở cột 3, gọi HS lên đọc.
-Cho HS xung phong đọc thuộc lòng bảng chữ cái vừa học. 
- Gv nhận xét 
4.Củng cố - dặn dò:(3’)
- Các em vừa học bài gì?
GD:Có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp .
- Về nhà:Tập viết lại các chữ viết sai, làm bài 2.b, học thuộc lòng 19 chữ cái đã học.
- GV và HS nhận xét chung tiết học.
Giữ trật tự
 (Tập chép) Có công....nên kim.
	 mài, kim, thành tài.
-2HS đọc thuộc lòng 9 chữ cái đã học.
- Lắng nghe 
1 HS nhắc lại tựa bài.
HS theo dõi.
2 HS đọc – Lớp theo dõi.
- Có 4 dòng.
-Viết hoa, viết thẳng hàng với nhau.
- Viết từ ô thứ 3, sát lề kẻ lỗi.
HS viết bảng lớp + bảng con. qua, ở lại, học hành, chăm chỉ.
- 1 HS nêu. 
Cả lớp theo dõi.
 HS thực hiện 
 Cả lớp viết bài vào vở.
-Lớp khen ngợi bạn đạt điểm tốt.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS ghi nhớ
1 HS làm bài, chữa bài.
	 quyển lịch; chắc nịch
 nàng tiên; làng xóm 
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-1 HS làm bảng lớp –lớplàm VBT.
- HS nhận xét và đọc lại thứ tự các chữ cái: g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ.
 Học thuộc lòngbảng chữ cái.
- 2 HS lên viết -Lớp nhận xét.
- 2 HS nhìn cột 3 đọc tên các chữ cái: giê, hát, i, ca, elờ, em mờ, en nờ, o, ô, ơ.
-1 HS đọc – Lớp đồng thanh 1 lần.
Ngày hôm qua đâu rồi?
HS ghi nhớ.
 HS theo dõi để thực hiện.
1 HS nhận xét tiết học.
Tập viết
Chữ hoa A 
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa A ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) chữ và câu ứng dụng: Anh ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) Anh em thuận hoà ( 3 lần ). Chữ viết rỏ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nói nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- Ở tất cả các bài tập viết, HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng ( tập viết ở lớp 2 ) trên trang vở tập viết lớp 2.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV:giáo án, chữ mẫu, bảng phụ, phấn màu.
 HS: vở, bảng con, phấn, giẻ lau.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:(1’)
-Kiểm tra vở tập viết đồ dùng học tập.
- Nhận xét, nhắc nhở .
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài:(2’) 
- GV đính chữ mẫu giới thiệu, ghi tựa bài.
HĐ 1:(8’) H/ dẫn viết chữ hoa.
- Chữ ghi âm A cao mấy li, rộng mấy đường kẻ ngang? Được viết bởi mấy nét?
- GV chỉ vào chữ mô tả từng nét: Nét 1 gần giống nét móc ngược ( trái) ... lượn ngang.
- GV chỉ vào chữ mẫu nêu cách viết. 
- GV viết mẫu và nêu lại cách viết.
A
- Gọi 1 HS

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_2_tuan_1_huynh_thi_thong.doc