Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 19

 Toán(91) TGDK:40’

 Tổng của nhiều số

A.Mục tiêu:Nhận biết tổng của nhiều số.

-Biết cách tính tổng của nhiều số.

-Làm các bài tập 1(cột 2),2(cột 1,2,3) ,bài 3(a).

 B.Đồ dùng dạy học:HS: bảng con

C. Các hoạt động dạy học:

1.Bài cũ:Kiểm tra vở bài tập của h/s.

2.Bài mới: Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính.

a/-GV viết trên bảng 2+3 +4=. và giới thiệu đây là tổng của các số 2,3 và nêu cách đọc. Cho HS tính tổng rồi đọc: 2+3 +4 =9.

-Gv giới thiệu cách viết theo cột dọc như SGK rồi hướng dẩn HS nêu cách tính và tính.

b/GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của tổng 12+34 +40 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính.

c/GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của tổng 15 +46 +29 +8 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính (SGK).

 

doc23 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..................................................................................................................................................................... 
 ĐẠO ĐỨC (T1) Tiết 19
 Trả lại của rơi
 tgdk: 35’
A. Mục tiêu
-Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất.
-Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà ,được mọi người qúy trọng.
-Qúy trọng những người thật thà ,không tham của rơi.
- Giáo dục HS thực hiện tốt những điều đã học.
KNS:- Kĩ năng xác định bản thân (giá trị của sự thật thà ).(1)
-Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.(2)
*Chủ đề : Giáo dục h/s tính cần ,kiệm ,liêm ,chính
GV: Một số tình huống ứng xử cho HS.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 hs trả lời: Nêu những việc cần làm để giữ gìn vệ sinh nơi công cộng?
- Nêu những việc cần làm để giữ trật tự nơi công cộng?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Gv cho cả lớp hát bài : Bà Còng; Gv đặt câu hỏi: Cái Tôm ,Tép nhặt được gì của bà Còng? Khi nhặt được hai bạn đã làm gì ? Từ đó gv dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 1: 
P/P:Thảo luận nhóm ,đóng vai,xử lý tình huống.
Hoạt động 1: Phân tích tình huống.
* Mục tiêu: Giúp hs biết ra quyết định đúng khi nhặt được của rơi.
* Cách tiến hành: HS quan sát tranh và cho biết nội dung tranh, từ đó gv đưa ra tình huống(KNS2)
-Hai bạn nhỏ cùng đi học về ,bỗng cả 2 cùng nhìn thấy tờ 20000đ rơi ở dưới đất,
Theo em hai bạn nhỏ đó có thể có những cách giả quyết nào với số tiền nhặt được ?
-GV nêu một số giải pháp chính:-Tranh giành nhau 
-Chia đôi.
-Tìm cách trả lại cho người mất.
-Dùng làm việc từ thiện.
-Dùng để tiêu dùng.
-Nêú em là bạn nhỏ trong tình huống ,em sẽ chọn cách giải quyết nào?
- GV chia nhóm – phân công nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Các nhóm thảo luận, nêu cách xử lí tình huống, 
- Đại diện các nhóm xử lí tình huống – Nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét cách xử lí tình huống của các nhóm
+GVkết luận: Khi nhặt được của rơi ,cần tìm cách trả lại cho.người mất.Điều đó sẽ mang lại niềm vui cho họ và cho chính mình.
-Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
P/P:Động não, thảo luận nhóm đôi
* Mục tiêu: HS bày tỏ thái độ của mình về việc làm.(KNS1)
* Cách tiến hành:
- HS nêu những việc mình tán thành
+giải thích lí do về thái độ đánh giá của mình đối với mỗi ý kiến.
GV kết luận: Các ý kiến a,c là đúng .Các ý kiến b, d, đ là sai.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương bạn nêu,tán thành ý kiến đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
Hoạt động 3: Củng cố.
P/P:Động não
Mục tiêu :Củng cố lại nội dung bài học cho HS
Cách tiến hành:
-Hs nghe băng hát lại bài Bà Còng.GV hỏi:Bạn Tôm ,Tép trong bài hát có ngoan không? Vì sao?
HS thảo luận-Trả lời câu hỏi-nhận xét.
*GVgút:Bạn tôm ,Tép nhặt được của rơi trả lại người mất là thật thà ,được mọi người qúy mến
- Giáo dục HS luôn thực hiện tốt việc trả lại của rơi thể hiện đức tính thật thà ,thể hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
 Tiếng Việt(bs)( 55) TGDK:35’
 Rèn đọc và TLCH bài:Chuyện bốn mùa
1/Mục tiêu:
-Chuẩn bị bài ngày mai
-Rèn đọc và TLCH bài Chuyện bốn mùa
 2/Nội dung:
a.GV hd hs ghi vở bài ngày mai:Ctả:Chuyện bốn mùa ;Toán:phép nhân;Kể chuyện:Chuyện bốn mùa
b.Rèn đọc và TLCH vào vở
-Gọi hs đọc bài CN-nhóm đôi-n/xét
-GV ghi câu hỏi sgk-hs trả lời-viết câu trả lời vào vở
 +Bốn nàng tiên tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
 +Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay:
 .Theo lời của nàng Đông?
 .Theo lời của bà Đất?
 +Em thích nhất \mùa nào?Vì sao?
-Tuyên dương những hs học tốt
3/Củng cố-dặn dò:Ôn bài 
N/xét tiết học
Chuẩn bị bài ngày mai : Tập đọc, Luyện từ và câu, toán
 Thứ tư ngày 11 tháng 1 năm 2012
 Tập đọc (57) TGDK:35’ 
 Thư Trung thu 
A. Mục tiêu: 
. Biết nghỉ hơi đúng câu văn trong bài ,đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí Đọc đúng từ khó.
- Hiểu ndung: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam(TLCH và học thuộc đoạn thơ trong bài).
-GD KNS:Tự nhận thức(KN1) Xác định giá trị bản thân(KN2)
 Lắng nghe tích cực(KN3)
-Giúp HS hiểu được t/cảm âu yếm,yêu thương đặc biệt của Bác Hồ đ/v TN và của TN đ/v BHNhớ lời khuyên của Bác,kính yêu Bác.
B. Đồ dùng dạy - học: GV: Bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn HS đọc.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:(5’) 3hs Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Chuyện bốn muà
 Nhận xét- ghi điểm. Nhận xét bài cũ. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1: Luyện đọc (10’)
Bước 1: Luyện đọc câu
- GV đọc toàn bài giọng đọc tình cảm ,ân cần.
- HS luyện đọc nối tiếp câu - GV theo dõi, sửa sai các từ: ngoan ngoãn ,cố gắng, bận...
Bước 2: Luyện đọc đoạn
- GV chia 2 đoạn của bài – HS nối tiếp đọc đoạn – GV theo dõi, sửa sai.
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn khó, biết ngắt nghỉ hơi ở câu dài.
-Hướng dẫn HS đọc phần thơ.cách ngắt nhịp các câu thơ.
- HS luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ mới trong sgk/ 10.
Bước 3: Luyện đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- Lớp nhận xét - GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (7’)(KN1)
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk và TLCH. GV chốt ý:
 BH rất yêu thương TN và TN cũng rất yêu BH.Các em phải nhớ lời khuyên của Bác
Hoạt động 3: Luyện đọc lại(10’)(KN3)
- GV hướng dẫn cách đọc- HS luyện đọc (đọc nối tiếp) trong nhóm. 
*GV rèn cho HS yếu đọc đúng, biết ngắt, nghỉ đúng.
-Gv hướng dẫn Hs học thuộc lòng đoạn thơ.
Đại diện 1 số nhóm đọc trước lớp– GV cùng lớp nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
3.Củng cố, dặn dò:(5’)(KN3) Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- Nhắc HS nhớ lời khuyên của Bác
- Chuẩn bị:Ông Mạnh thắng Thần Gió
Bổ sung:
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU (19) TGDK:35’ 
Từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi: Khi nàò?
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết gọi tên các tháng trong năm (bt1). Xếp được các ý theo lời bà Chúa Đất trong Chuyện bốn muà phù hợp với từng muà trong năm (bt2).
 - Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm Khi nào?(bt3)
- Yêu thích các muà trong năm.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: bảng phụ kẻ khung như bt2.
C.Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1/sgk: (miệng): 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Một năm có bao nhiêu tháng? ( 12 tháng) – 1 HS kể tên các tháng trong năm.
- Mùa xuân bắt đầu từ tháng nào, kết thúc từ tháng nào?
- HS nêu các tháng bắt đầu và kết thúc của mùa xuân – HS khác nhận xét.
- Tương tự với các mùa hạ, thu, đông.
- GV ghi bảng lớp các tháng HS nêu – GV xóa bảng, HS nhắc lại.
Bài tập 2/vbt: ( viết )
- HS đọc yêu cầu bài tập – 1 HS đọc các ý trong bài.
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu và cách làm bài.
- HS đọc thầm các ý và làm vào vbt – 1 HS làm phiếu.
- HS nối tiếp nhau nêu các ý ứng với mỗi mùa.
- GV cùng lớp nhận xét - Nhận xét bài trên phiếu, sửa sai.
Bài tập 3/vbt: ( miệng)
- HS đọc yêu cầu bài tập và các câu hỏi trong bài.
- GV yêu cầu HS hỏi-đáp theo cặp
- GV kèm nhóm HS yếu.
- từng cặp HS hỏi-đáp trước lớp – Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm hỏi-đáp đúng, hay.
* GV chốt: câu hỏi có cụm từ Khi nào? dùng đẩ đặt câu hỏi về thời gian.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Ghi nhớ kiểu câu hỏi có cụm từ: Khi nào?
- Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị:Từ ngữ về thời tiết..
Bổ sung:
 TOÁN(93) TGDK:35’ 
 Thừa số- tích
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thừa số ,tích.
-Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại.
-Biết cách tính kết qủa của phép nhân dựa vào phép cộng.
- Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập.bàí 1,bài 2 (b) bài 3.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: Bảng phụ bài tập, thẻ từ ghi thừa số- tích 
C.Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:Chuyển tổng thành phép nhân:3+3+3=9;6+6+6+6=24;
- Nhận xét bài trên bảng, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu thừa số - tích
- GV ghi phép tính nhân lên bảng: 2 x 5 = 10
- 1 HS đọc phép tính 
- GV vừa giới thiệu vừa gắn thẻ từ:
 2 x 5 = 10 
 Thừa số Thừa số Tích
- Gọi HS nhắc lại. GV nêu: 2 x 5 cũng gọi là tích.
- Giáo viên lấy ví dụ 2 x 4 = 8
* Gọi HS yếu nêu tên thành phần và kết quả của phép nhân.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Chuyển các tổng sau thành tích (theo mẫu): 
- GV làm bài mẫu – HS theo dõi.
- HS tự làm bài – GV kèm HS yếu làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2b:Viết các tích dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau rồi tính ( theo mẫu). 
- GV làm bài mẫu 6 x2 =6 +6 =12 Vậy 6 x2 =12 - HS theo dõi.
- HS làm vở bài - Lớp nhận xét, sửa sai.
*HS K,G làm bt 2a.
*GV kèm HS yếu làm bài. 
Bài 3: Viết phép nhân ( theo mẫu):
- GV làm bài mẫu – Tương tự HS tự làm bài và ghi phép tính vào bảng con.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. 
3.Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân. 
- Tiết sau: Bảng nhân 2
Bổ sung:
Toán(bs)(38) TGDK:35 
I/Mục tiêu:.
-Ôn bài Thừa số-Tích
2/Nội dung: 
*Làm bài tập:
Bài 1:
Bài 1:Tính
 15 44	20
+24 16 11
 33 27 8	 
	13 
Bài 2:Tính nhẩm
8+9+4= 7+7+7+7=
12+8+3= 5+5+5=
Bài 3:Viết phép nhân
4+4+4=12 6+6+6+6=24
3+3+3+3+3=15 8+8+8=24
*gọi hs lên sửa bài-n/xét
3/Củng cố-dặn dò:Tuyên dương những em học tốt
Tiếng Việt(bs)(57) TGDK:35’
 Ôn luyện từ và câu
1/T iếp tục hoàn thành bài TLV nếu chậm.
2/Làm bt:
Bài 1:Chọn từ thích họp điền vào chỗ trống
a/Những buổi trưa hè,ánh nắng..(chói lọi,chói chang)
b/Thời tiết mùa hè(nóng sốt,nóng nực)
c/Bầy ve trên cây kêu(da diết,ra rả)
d/Cây cối trong vườn cành lá..(lưa thưa,xum xuê)
Bài 2:Dựa vào các câu đã được điền từ ở bt1,em viết đoạn văn ngắn tả cảnh vật mùa hè.
*Gọi hs lên bảng sửa bài-n/xét
3/Củng cố-dặn dò
Thủ công( BS): Tiết 19
Cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng( tiết 1)gdk: 35’
I/Mục tiêu:
- HS biết cách cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng.
- Cắt, gấp, trang trí được thiệp chúc mừng.Có thể gấp cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tuỳ chọn.Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản.
- HS hứng thú làm thiệp chúc mừng để sử dụng
II/ Nội dung:
1/ Ôn kiến thức đã học
2/ Thực hành:
. - GV tổ chức cho HS làm thiệp trên giấy nháp.
- GV theo dõi, kèm HS yếu còn lúng túng.
3. Củng cố, dặn dò:(3’)
*Chuẩn bị bài:Toán:Bảng nhân 2;Chính tả:Thư trung thu;Tviết:Ch

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_19.doc
Giáo án liên quan