Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 14 - Thái Thị Kim Sâm

TẬP ĐỌC: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

I. Mục tiêu:

- Đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.Biết ngắt nghĩ hơi đúng chỗ , biết đọc rõ lời nhân vật trong bài .

- Hiểu ND: đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,5)

Học sinh khá giỏi TL được câu hỏi 4 trong sách giáo khoa.

- Giáo dục học sinh phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh.

*GDKNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân,hợp tác, giải quyết vấn đề.

*PPVKTDH: Động não, trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến của nhân vật, phản hồi tích cực.

II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh hoạ bài đọc, SGK

III. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, thảo luận, phân vai

 

doc25 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 14 - Thái Thị Kim Sâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o dõi, nhận xét.
a). Kể từng đoạn theo tranh 
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu cả lớp quan sát 5 tranh 
- Gọi 1 hs tóm tắt nội dung từng tranh 
- Gọi 1 hs kể mẫu theo tranh 1
- Yêu cầu hs kể chuyện trong nhóm
- Kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét.
b) Phân vai, dựng lại câu chuyện 
- Yêu cầu học sinh tự phân vai theo nhóm. Dựng lại câu chuyện.
D. Củng cố (4’) 
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp quan sát tranh
-1 hs tóm tắt nội dung từng tranh 
- 1 HS kể theo tranh 1: Ngày xưa một gia đình nọ có 2 người con, một trai, một gái. Lúc nhỏ, hai anh em rất thương yêu nhau nhưng khi lớn lên, anh có vợ em có chồng họ thường hay tranh giành, cãi cọ. Thấy các con không hoà thuận người cha rất đau lòng.
- HS quan sát từng tranh đọc thầm từ ngữ gợi ý dưới tranh nối tiếp nhau kể từng đoạn chuyện trước nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể 
- Lớp nhận xét.
- Các nhóm tự phân các vai dựng lại câu chuyện.
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết yêu thương, sống hoà thuận với anh em.
 RÚT KINH NGHIỆM.
......................................................................................................................................................................................................................................................
************************************************************ 
 Thứ tư, ngày 10 tháng 12 năm 2014
TẬP ĐỌC NHẮN TIN
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch hai mẩu tin nhắn; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Nắm được cách viết tin nhắn (ngắn gọn, đủ ý) (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục các em biết ý nghĩa của việc nhắn tin.
II. Chuẩn bị:GV: Một số mẩu giấy nhỏ đủ cho cả lớp tập viết mẩu nhắn tin
III. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, thực hành
IV. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A. Ôn định. (1’) 
B. Kiểm tra bài cũ. (4’) 
- Gọi 2 học sinh lên bảng.
C. Dạy - học bài mới. (27') 
1.Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc nhắn nhủ thân mật.
- Lưu ý hs khi đọc nhớ nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm câu và giữa các cụm từ.
3. GV hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc Câu chuyện bó đũa, trả lời các câu hỏi: Vì sao bốn người con không ai bẻ được bó đũa ? Câu chuyện khuyên em điều gì ?
- Theo dõi
a) Yêu cầu hs đọc từng câu :
- Luyện phát âm từ khó : nhắn tin, Linh, quà sáng, lồng bàn, quét nhà, que chuyền, quyển..
b) Đọc từng mẫu nhắn tin trước lớp.
- Hướng dẫn đọc đúng một số mẫu câu 
Em nhớ quét nhà,/học thuộc lòng hai khổ thơ/ và làm ba bài tập toán chị đã dánh dấu.//
Mai đi học , bạn nhớ mang quyển bài hát cho tớ mượn nhé.//
c) Đọc mẩu nhắn tin trong nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
4, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài .
Câu1: Những ai nhắn tin cho Linh. Nhắn tin bằng cách nào?
Câu 2: Vì sao chị Nga và Hà phải nhắn tin cho Linh bằng cách ấy? 
Chị Nga và Hà không thể nhờ ai nhắn lại cho Linh vì nhà Linh những lúc ấy không có ai để nhắn. Nếu nhà Hà và Linh đều có điện thoại thì trước khi đến, Hà nên gọi điện xem Linh có nhà không, để khỏi mất thời gian, mất công đi.
Câu 3: Chị Nga nhắn Linh những gì?
Câu 4: Hà nhắn Linh những gì?
Câu 5: Gọi hs đọc yêu cầu của bài .
- Em phải nhắn tin cho ai? 
- Vì sao phải nhắn tin ?
- Nội dung nhắn tin là gì?
- Yêu cầu hs viết nhắn tin vào vở nháp 
+ GV nhận xét, tuyên dương những hs viết nhắn tin ngắn, gọn, đủ ý.
D. Củng cố:(4’) 
- Bài hôm nay giúp em hiểu gì về cách viết nhắn tin?
- Hs nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Hs phát âm từ khó
- Hs đọc từng mẫu nhắn tin .
- Đọc đúng mẫu tin nhắn trong nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc
- Chị Nga và bạn Hà nhắn tin cho Linh. Nhắn bằng cách viết ra giấy.
- Lúc chị Nga đi chắc còn sớm, Linh chưa ngủ dậy chị Nga không muốn đánh thức Linh.
- Nơi để quà sáng, các việc cần làm ở làm ở nhà, giờ chị Nga về.
 - Hà mang đồ chơi cho Linh, nhờ Linh mang sổ bài hát đi học cho Hà mượn.
- Đọc yêu cầu bài
+ Cho chị 
+ Nhà đi vắng cả. Chị đi chợ chưa về. Em đến giờ đi học, không đợi được chị, muốn nhắn chị : Cô Phúc mượn xe. Nếu không nhắn, có thể chị tưởng đã mất xe
+ Em đã cho cô Phúc mượn xe.
- Học sinh viết tin nhắn.
- Nhiều hs tiếp nối nhau đọc bài. 
- Khi muốn nói với ai điều gì mà không gặp được người đó, ta có thể viết những điều nhắn vào giấy để lại. Lời nhắn cần viết ngắn gọn mà đủ ý.
RÚT KINH NGHIỆM.
......................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng đã học.
- Biết giải bài toán về ít hơn. BT cần làm: 1; 2 (cột 1, 2); 3; 4.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác; tinh thần độc lập, tự giác trong học tập
II. Chuẩn bị:- GV: Bảng phụ.
III. Phương pháp: Hướng dẫn, thực hành luyện tập
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A. Ôn định. (1’) 
B. Kiểm tra bài cũ. (4’) 
- Gọi 2 HS lên bảng
- Giáo viên nhận xét. 
- HS1: Đặt tính và tính: 98 - 19 ; 88 - 39
 ; 
- HS2: Điền số vào ô trống:
52 + c = 70; c- 16 = 56
C. Bài mới. (27') 
1. GTB : Nêu mục tiêu bài học.
2. HDHS luyện tập
Bài 1:Yêu cầu tự nhẩm và nêu kết quả.
- Cho HS tự làm rồi nối tiếp nêu kết quả 
- Nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả vào bài.
- Hãy so sánh kết quả của 15-5-1 và 15-6. Vì sao ?
- Nhận xét
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Yêu cầu HS nêu cách đặt tính, cách tính.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Hs thảo luận nhóm đôi.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt, và giải bài toán. 
D. Củng cố (3’) 
- Cùng HS hệ thống lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học.
Bài 1 : Tính nhẩm
15 - 6 = 9; 14 - 8 = 6; 15 - 8 = 7
16 - 7 = 9; 15 - 7 = 8; 14 - 6 = 8
17 - 8 = 9; 16 - 9 = 7; 17 - 9 = 8
18 - 9 = 9; 13 - 6 = 7; 13 - 7 = 6
Bài 2: Tính nhẩm
15 - 5 - 1 = 9; 16 - 6 - 3 = 6
15 - 6 = 9; 16 - 9 = 6
- Kết quả của bài đều bằng 9. 
Vì 5 + 1 =6
Bài 3: Đặt tính rồi tính.
HS tự làm bài, 4 HS lên bảng.
a) ; b) ; 
- HS đọc đề bài
+ Bài toán về ít hơn.
- HS thảo luận nhóm đôi và làm vào vở.
Bài giải
Số lít sữa chị vắt đựơc là:
50 - 18 = 32(lít)
 Đáp số: 32 lít.
 RÚT KINH NGHIỆM.
......................................................................................................................................................................................................................................................
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH -AI LÀM GÌ? DẤU CHẤM,DẤU CHẤM HỎI
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình (BT1).
- Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì?. - Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống.
- Giáo dục HS biết chăm sóc, thương yêu mọi người trong gia đình.
II. Chuẩn bị:Bút dạ, 4 tờ phiếu kẻ bảng bài tập 2.
III. Phương pháp: Phân tích, đàm thoại, thực hành
IV. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ôn định. (1’) 
B. Kiểm tra bài cũ. (4’) 
-Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập 2, 
- Nhận xét
C. Dạy bài mới : (27') 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập :
- HS1: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai ?
 a/ Chi /tìm đến bông cúc màu xanh 
- HS2, 3: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi làm gì ?
b/ Cây/ xòa cành ôm cậu bé.
c/ Em/ học thuộc đoạn thơ
Bài 1: 
- Gọi hs đọc đề bài .
- Yêu cầu hs đọc những từ đã tìm được .
Bài 2: (Cho HS làm miệng)
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Cho học sinh làm bài, sau đó yêu cầu 2 học sinh làm vào giấy khổ to đính kết quả lên bảng.
- Cùng HS nhận xét bài trên bảng
Bài 3: (Viết)
- Gọi 1 hs đọc đề bài và đọc đoạn văn cần đìền dấu.
- Phát giấy khổ to và bút dạ cho 4 em làm, yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Yêu cầu HS làm trên giấy khổ to dán kết quả lên bảng.
- Cùng cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
+ Tại sao lại điền dấu chấm hỏi vào ô trống thứ 2.
- Gọi 2 học sinh đọc lại mẫu chuyện vui vừa hoàn thành
D. Củng cố: (3’) 
- Đọc đề bài và thực hiện theo yêu cầu bài tập:
Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em. 
- Mỗi hs nêu 3 từ: giúp đỡ, chăm sóc, chăm lo, chăm chút, nhường nhị, yêu thương, quý mến...
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm vào giấy nháp. 2 HS làm vào giấy khổ to.
- 2 em đính bài làm trên bảng
- Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung.
Chẳng hạn:
Ai
Làm gì ?
Anh
khuyên bảo em
Chị
chăm sóc em
Em
chăm sóc chị
Chị em
trông nom nhau
Anh em
trông nom nhau
Chị em
giúp đỡ nhau
Anh em
giúp đỡ nhau
...
....
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm
- 4 em làm trên giấy khổ to, cả lớp làm vào VBT.
(- Con xin mẹ tờ giấy để con viết thư cho bạn Hà
- Nhưng con đã biết viết đâu ?
- Không sao, mẹ ạ ! Bạn Hà cũng chưa biết đọc)
- Vì đây là câu hỏi.
- 2 HS đọc lại mẫu chuyện.
RÚT KINH NGHIỆM.
......................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************************************
 Thứ năm, ngày 11 tháng 12 năm 2014
CHÍNH TẢ : TIẾNG VÕNG KÊU
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng hai khổ thơ đầu, của bài Tiếng võng kêu.
- Làm được BT2 (a, b, c).
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, tính cẩn thận
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết khổ thơ cần tập chép.
III. Phương pháp: Hướng dẫn, phân tích, thực hành luyện tập
IV. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A. Ôn định. (1’) 
B. Kiểm tra bài cũ. (4’) 
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: nên người, mải miết, hiểu biết, điểm mười
- Nhận xét.
C. Dạy học bài mới: (27') 
.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
- 2 Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: nên người, mải miết, hiểu biết, điểm mười
2. Hướng dẫn viết chính tả 
- GV đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_14_thai_thi_kim_sam.doc
Giáo án liên quan