Giáo án điện tử Lớp 2 (Chương trình cả năm)

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

Bài 1:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu số có một chữ số

- Viết số bé nhất có một chữ số.

- Viết số lớn nhất có một chữ số.

- Cho học sinh ghi nhớ.

Bài 2:

- Hướng dẫn học sinh làm tương tự bài 1.

+ Số bé nhất có 2 chữ số là số nào ?

+ Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào ?

Bài 3:

Củng cố về số liền sau, số liền trước.

* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về nhà học bài và làm bài

 

doc192 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 (Chương trình cả năm), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch viết
- Giáo viên dẫn dắt học sinh hiểu vì sao các từ ở nhóm 2 lại viết hoa. 
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề
- Hãy viết tên 2 bạn trong lớp. 
- Hãy viết tên 1 dòng sông hoặc suối, kênh, rạch, hồ, núi,  ở địa phương em. 
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài
- Hướng dẫn học sinh làm vào vở. 
- Giáo viên nhận xét – sửa sai. 
- Giáo viên thu một số bài để chấm. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà ôn lại bài. 
- Học sinh đọc yêu cầu. 
- Học sinh phát biểu ý kiến. 
- Các từ ở cột 2 là tên riêng của 1 dòng sông, 1 ngọn núi, 1 thành phố, hay tên riêng của 1 người nên phải viết hoa. 
- Học sinh làm vào vở. 
+ Nguyễn Thuỳ Dương. 
+ Vũ Minh Hiếu. 
+ Sông Krông Ana; hồ Lăk, hồ Eakao. 
- Học sinh làm vào vở. 
+ Trường em là trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu. 
+ Môn học em yêu thích là môn tiếng việt. 
+ Thôn em là thôn văn hoá. 
- Một số học sinh đọc bài của mình. 
Tự nhiên và xã hội (5): CƠ QUAN TIÊU HOÁ.
I. Mục đích - Yêu cầu: 
Sau bài học học sinh có thể: 
- Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hoá. 
Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hoá và dịch tiêu hoá. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh vẽ sơ đồ cơ quan tiêu hoá trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: Muốn cho xương và cơ phát triển tốt em cần phải làm gì ?
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Trò chơi “chế biến thức ăn”. 
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi. 
- Em học được gì qua trò chơi này ?
* Hoạt động 3: Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ. 
- Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ. 
- Nhận xét đưa ra kết luận: Thức ăn vào miệng đến thực quản đến dạ dày đến ruột non và biến thành chất bổ dưỡng thấm vào máu đi nuôi cơ thể các chất cặn bã được đưa xuống ruột già rồi thải ra ngoài. 
* Hoạt động 4: Nhận biết cơ quan tiêu hoá. 
- Cho học sinh quan sát lại cơ quan tiêu hoá. 
- Kết luận: Cơ quan tiêu hoá gồm: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hoá. 
- Cho học sinh chơi trò chơi ghép hình các cơ quan tiêu hoá. 
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà ôn lại bài. 
- Học sinh chơi trò chơi. 
- Học sinh trả lời. 
- Học sinh quan sát sơ đồ. 
- Một số học sinh lên chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ trên bảng. 
- Học sinh lên điền tên các cơ quan của ống tiêu hoá. 
- Học sinh nhắc lại nhiều lần. 
- Học sinh quan sát lại và nói tên các cơ quan tiêu hoá. 
- Nhắc lại kết luận. 
- Học sinh chơi trò chơi ghép hình các cơ quan tiêu hoá. 
Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2007. 
Thủ công (5): GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI (Tiết 1).
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách gấp máy bay đuôi rời và gấp được máy bay đuôi rời. 
- Học sinh biết cách phóng máy bay. 
- Học sinh yêu thích và hứng thú gấp hình. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Mẫu máy bay bằng giấy. 
- Học sinh: Giấy màu, kéo, 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi một số học sinh lên nói lại các bước gấp máy bay phản lực. 
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn quan sát mẫu. 
- Giáo viên hướng dẫn và giới thiệu mẫu gấp máy bay đuôi rời và gợi ý cho học sinh nhận xét về hình dáng. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn mẫu
- Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành 1 hình vuông và 1 hình chữ nhật. 
- Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay. 
- Bước 3: làm thân và đuôi máy bay. 
- Bước 4: lắp thân máy bay hoàn chỉnh. 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh gấp máy bay đuôi rời. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về tập gấp lại.
- Học sinh quan sát và nhận xét. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh nhắc lại các bước gấp máy bay. 
- Học sinh làm theo nhóm. 
- Trưng bày sản phẩm. 
Tập làm văn (5): TRẢ LỜI CÂU HỎI - ĐẶT TÊN CHO BÀI.
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH.
I. Mục đích - Yêu cầu: 
- Rèn kỹ năng nghe nói: Biết đặt tên cho bài. 
- Dựa vào tranh và câu hỏi, kể lại từng việc thành câu, bước đầu biết cách tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài. 
- Rèn kỹ năng viết: Biết soạn 1 mục lục đơn giản. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: Bảng phụ; 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng đóng vai Tuấn và Hà: Tuấn nói lời xin lỗi. 
- Giáo viên và cả lớp nhận xét. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Dựa vào tranh để trả lời câu hỏi. 
- Hướng dẫn học sinh làm miệng. 
- Bạn trai đang vẽ ở đâu ?
- Bạn trai nói gì với bạn gái ?
- Hai bạn đang làm gì ?
Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu. 
- Giáo viên cho học sinh đặt tên cho câu chuyện ở bài 1. 
Bài 3: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm vào vở. 
Yêu cầu học sinh đọc mục lục sách các bài ở tuần 6. Viết tên các bài tập đọc trong tuần ấy. 
- Giáo viên thu một số bài để chấm. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau. 
- 1 Học sinh đọc yêu cầu. 
- Học sinh làm miệng. 
+ Bạn trai đang vẽ trên tường. 
+ Mình vẽ có đẹp không ?
+ hai bạn cùng nhau quét vôi để xoá bức vẽ. 
- Học sinh nối nhau đặt tên. 
+ Đẹp mà không đẹp. 
+ Bức vẽ. 
- Học sinh làm vào vở
+ Tập đọc: Mẩu giấy vụn; trang 48
Ngôi trường mới; trang 50. 
- Học sinh nộp bài. 
Toán (25): LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh củng cố: 
- Cách giải bài toán về nhiều hơn, chủ yếu là phương pháp giải. 
- Giáo dục học sinh yêu thích môn toán. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 2, 3 trang 24
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Trong cốc có 6 bút chì. 
Bài 1: Giáo viên nêu bài toán. 
- Trong hộp bút đựng nhiều hơn trong cốc 2 bút chị. Hỏi trong hộp có mấy bút chị ?
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt rồi giải. 
Bài 2: Hướng dẫn tự đặt đề toán rồi giải. 
Bài 3: Giáo viên hướng dẫn giải bằng sơ đồ đoạn thẳng. 
- Cho học sinh nêu đề bài. 
- Cho học sinh làm vào vở. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- Học sinh nêu lại đề toán. 
- Học sinh làm bài vào vở. 
Bài giải. 
Số bút chị trong hộp có là: 
6 + 2 = 8 (Bút chị): 
Đáp số: 8 bút chị. 
- Học sinh tự đặt đề toán rồi giải. 
- Một học sinh lên bảng làm, cả lớp nhận xét. 
Bài giải. 
Bịnh có số bưu ảnh là: 
11 + 3 = 14 (Bưu ảnh): 
Đáp số: 14 bưu ảnh. 
- Học sinh làm vào vở. 
Bài giải
Số người đội 2 có là: 
15 + 2 = 17 (người): 
Đáp số: 17 người. 
SINH HOẠT TẬP THỂ.
Tuần 6: 
Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2007. 
Đạo đức (6): GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (Tiết 2).
I. Mục đích - Yêu cầu: 
- Học sinh hiểu ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp. 
- Biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp. 
- Học sinh biết giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi. 
- Biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Phiếu bài tập, một số đồ dùng để sắm vai, bộ tranh thảo luận nhóm. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên làm bài tập 5 trang 10. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài
* Hoạt động 2: Đóng vai theo các tình huống. 
- Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm có nhiệm vụ tìm cách ứng xử trong các tình huống và thể hiện qua trò chơi đóng vai. 
- Giáo viên kết luận: em nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình. 
* Hoạt động 3: Học sinh tự liên hệ. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh giơ tay theo 3 mức độ a, b, c. 
- Giáo viên kết luận: sống gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp và khi sử dụng không mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến. 
 * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài. 
- 1 Vài học sinh đọc tình huống. 
- Học sinh thảo luận nhóm để đóng vai
- Đại diện các nhóm đóng vai. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
- Nhắc lại kết luận. 
- Học sinh tự đánh giá việc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi. 
- Học sinh so sánh số liệu của nhóm. 
- Các nhóm báo cáo. 
Toán (26): 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7 + 5.
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết thực hiện phép cộng dạng 7 + 5, từ đó lập và học thuộc bảng công thức 7 cộng với một số. 
- Củng cố giải toán về nhiều hơn. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: que tính: 20 que tính rời. 
- Học sinh: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng làm bài tập 3 trang 25. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép tính 7 + 5. 
- Giáo viên nêu: Có 7 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kết quả trên que tính. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính: 7+ 5 = ?
+ Đặt tính. 
+ Tính từ phải sang trái. 
 7
 + 5
 12
 * Vậy 7 + 5 bằng mấy ?
 * Giáo viên ghi lên bảng: 7 + 5 = 12. 
* Hoạt động 3: Thực hành.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm từ bài 1 đến bài 4 bằng các hình thức: Miệng, bảng con, vở, trò chơi, riêng bài 5 giáo viên cần hướng dẫn kỹ hơn để học sinh điền dấu + hoặc dấu – vào chỗ chấm để được kết quả đúng. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- Học sinh nê

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_chuong_trinh_ca_nam.doc