Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 32

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

- Gọi 3 học sinh, mỗi em đọc 1 đoạn bài “ Hai chị em” trong SGK và trả lời câu hỏi: Cậu em làm gì khi chị đụng vào con gấu bông? Cậu làm gì khi chị lên dây cót chiếc ô tô? Vì sao cậu ngồi chơi mà vẫn buồn?

- Gv nhận xét- ghi điểm

3. Bài mới:

a. Giới thiệu: Gv treo tranh “Hồ Gươm” và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Gv: Hồ Gươm là một cảnh đẹp nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Hôm nay cả lớp ta sẽ đi thăm Hồ Gươm qua lời văn miêu tả của nhà văn Ngô Quân Miện.

- Gv ghi tựa bài.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
äp viết.
- Hs nộp bài.
- Học sinh cả tổ thi đua. Tổ nào có nhiều bạn ghi đúng và đẹp nhất sẽ thắng.
Chính tả
HỒ GƯƠM
I. Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại cho đúng đoạn: “ Cầu Thê Húc màu son .. cổ kính.”: 20 chữ trong khoảng 8-10 phút.
- Đền đúng vần ươm, ươp; chữ c, k vào chỗ trống.
Bài tập 2, 3 ( SGK ).
*GDBVMT:
- HS tập chép đoạn văn : Cầu Thê Húc màu son,... tường rêu cổ kính. / GV kết hợp liên hệ GDBVMT (cuối tiết học) : Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Thủ đơ Hà Nội và là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Càng yêu quý Hồ Gươm, chúng ta càng cĩ trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ để Hồ Gươm đẹp mãi.
**PP:Khai thác gián tiếp nội dung bài.
II. ĐDDH:
Giáo viên: Tranh vẽ, Bảng phụ.
Học sinh: Vở viết, Bảng con.
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
- Chấm bài của những em viết lại bài.
- Học sinh viết bảng con lỗi sai phổ biến.
Bài mới:
Giới thiệu: Viết bài: Hồ Gươm.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
- Cho học sinh đọc thầm ở bảng phụ.
- Tìm tiếng khó viết.
- Cho hs viết bảng con.
- Cho học sinh viết bài vào vở. Giáo viên đọc lại bài.
- Gv đọc cho hs soát lỗi.
- Thu chấm và nhận xét
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Đọc yêu cầu bài 2.
+ Các bạn nhỏ chơi trò gì? Tranh vẽ gì?
- Bài 3: Điền c hay k. Thực hiện tương tự.
Củng cố:
Khen các em viết đẹp có tiến bộ.
Dặn dò:
Em nào viết sai nhiều thì về nhà viết lại bài. 
Hát.
- Học sinh đọc thầm.
- Học sinh tìm và nêu.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết.
- Học sinh soát lỗi sai.
- Học sinh đọc.
+ Chơi cướp cờ.
- Học sinh đọc lại.
- Làm vào SGK.
+ Qua cầu; gõ kẻng
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được cộng, trừ ( không nhớ ) số có hai chữ số; so sánh hai số; làm tính với số đo độ dài; giải toán có một phép tính.
* Bài tập cần làm: 1, 2, 3. Hs khá, giỏi làm thêm bài 4.
II. ĐDDH:
Giáo viên: Đồ dùng luyện tập.
Học sinh: Vở bài tập.
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
- Học sinh làm bài ở bảng lớp:
14 + 2 + 3 = 52 + 5 + 2 = 
30 – 20 + 50 = 80 – 50 – 10 =
- Nhận xét – ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu: luyện tập chung
Hướng dẫn luyện tập:
* Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
+ Khi làm bài, lưu ý gì?
* Bài 2: Đọc đề bài.
Bài giải
Thanh gỗ còn lại dài là:
97-2= 95 (cm)
Đáp số: 95 cm
* Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
- Hs đọc tóm tắt kết hợp tranh vẽ, thảo luận nhóm cùng bàn để đọc đề toán.
- Cho hs đọc bài toán.
Bài giải
Số quả cam có tất cả là:
48+31=79( quả cam)
Đáp số: 79 quả cam
* Bài 4: Nêu yêu cầu bài.
- Gv vẽ hình như Sgk lên bảng.
- Gv nhận xét
Củng cố:
Trò chơi: Ai nhanh hơn.
- Chia lớp thành 2 đội thi đua nhau.
- Trên hình dưới đây:
+ Có  đoạn thẳng?
+ Có  hình vuông?
+ Có  hình tam giác?
- Nhận xét.
Dặn dò:
- Làm lại các bài còn sai.
- Chuẩn bị làm kiểm tra.
- Hát.
- 4 em lên làm ở bảng lớp.
- Lớp làm vào bảng con.
- Điền dấu >, <, =
- Học sinh làm bài.
- Sửa bài ở bảng lớp.
- So sánh trước rồi điền dấu sau.
- 1 học sinh đọc đề.
- Học sinh làm bài.
- Sửa bài thi đua.
- Học sinh nêu: Giải bài toán theo tóm tắt sau.
- Hs thảo luận tìm lời bài toán.
- Giỏ thứ nhất có 48 quả cam, giỏ thứ hai có 31 quả cam. Hỏi cả hai giỏ có tất cả bao nhiêu quả cam?
- Học sinh làm bài.
- Hs sửa bài 
- Học sinh nêu: Kẻ thêm một đoạn thẳng để có:
a/ Một hình vuông và một hình tam giác.
b/ Hai hình tam giác.
- Học sinh lên vẽ.
- Nhận xét
- Học sinh cử mỗi đội 3 bạn lên thi đua.
- Đội nào nhanh và đúng sẽ thắng.
- Nhận xét.
Tập đọc
LŨY TRE 
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lũy tre, rì rào, gọng vó, bóng râm. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lũy tre vào những lúc khác nhau trong ngày.
Trả lời câu hỏi 1,2 ( SGK ).
II. ĐDDH:
Giáo viên: Tranh vẽ SGK, Bảng phụ.
Học sinh: SGK.
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
- Học sinh đọc bài SGK.
+ Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu?
+ Từ trên cao nhìn xuống mặt Hồ Gươm trông thế nào?
- Nhận xét – cho điểm.
Bài mới:
Giới thiệu: Lũy tre.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Tìm tiếng khó đọc trong bài.
- Giáo viên ghi: lũy tre, rì rào, gọng vó, bóng râm.
- Cho hs luyện đọc câu, đoạn, bài.
Hoạt động 2: Ôn vần iêng – yêng.
- Tìm tiếng trong bài có vần iêng.
- Thi tìm tiếng ngoài bài có vần iêng .
- Giáo viên ghi bảng.
- Điền vần iêng hay yêng:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Nhận xét cho điểm.
Hát chuyển sang tiết 2.
Tiết 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
- Treo tranh lũy tre.
- Đọc mẫu lần 2.
- Đọc khổ thơ 1.
+ Những câu thơ nào tả lũy tre vào buổi sáng sớm?
+ Buổi sáng sớm lũy tre có gì đẹp?]
- Đọc khổ thơ 2.
+ Những câu nào tả lũy tre vào buổi trưa?
+ Buổi trưa bên lũy tre có gì vui?
- Đọc cả bài.
+ Bức tranh vẽ cảnh nào trong bài thơ?
Hoạt động 2: Lyện nói.
- Nêu chủ đề luyện nói.
- Một bạn làm phóng viên lên hỏi các bạn.
+ Bạn biết tên cây gì?
+ Nó dùng để làm gì?
- Nhận xét khen những em nói tốt.
4.Củng cố:
- Đọc lại toàn bài.
- Nhận xét.
5.Dặn dò:
- Đọc lại bài.
- Tìm thêm tranh ảnh về các loài cây.
- Chuẩn bị: Sau cơn mưa.
- Hát.
- Hs đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Học sinh nghe.
- Học sinh tìm và nêu.
- Học sinh luyện đọc từ khó.
- Học sinh luyện đoc câu.
- Học sinh luyện đọc đoạn.
- Học sinh luyện đọc bài.
- tiếng.
- Đọc và phân tích: tiếng.
- Học sinh thảo luận và nêu.
- lễ hội, chim yểng.
+ 2 học sinh lên bảng làm.
+ Học sinh làm vở bài tập.
Hát.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc.
+ Lũy tre xanh rì rào.
+ Cong gọng vó, kéo mặt trời lên cao.
- Hs đọc
+ Những trưa đồng đầy nắng.
+ chú trâu nằm, chim hót.
- Hs đọc
+ cảnh buổi trưa.
- Hỏi đáp về loài cây.
- Học sinh trả lời theo ý của mình.
- Nhận xét.
- Hs đọc
Tự nhiên xã hội
GIÓ
I. Mục tiêu:
- Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời có gió.
* Hs khá, giỏi: Nêu một số tác dụng của gió đối với đời sống con người.
VD: Phơi khô, hóng mát, thả diều, thuyền buồm, cối xay gió.
II. ĐDDH:
Giáo viên: Tranh vẽ SGK.
Học sinh: Làm 1 chiếc chong chóng.
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Gọi 2 học sinh trả lời
+ Em hãy mô tả bầu trời khi trời nắng?
+ Em hãy mô tả bầu trời khi trời mưa?
- Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Gió.
Hoạt động 1: Quan sát tranh.
- Cho học sinh quan sát tranh.
+ Hình nào làm cho bạn biết trời đang có gió?
+ Gió trong các hình có mạnh không? Có nguy hiểm không?
- Nhận xét.
- Treo 1 số tranh ảnh gió to bão cho học sinh xem.
+ Gió trong tranh thế nào?
+ Cảnh vật ra sao khi có gió?
Kết luận: Trời lặng gió, cây cối đứng im, trời gió nhẹ câu cối lay động.
Hoạt động 2: Tạo gió.
- Cầm quyển sách quạt nhẹ vào.
+ Con cảm thấy thế nào?
Hoạt động 3: Quan sát ngoài trời.
- Cho học sinh ra sân trường.
- Quan sát xem lá cây, ngọn cỏ có lay động hay không?
- Từ đó rút ra kết luận gì?
Kết luận: Quan sát xung quanh biết thời tiết có gió mạnh hay nhẹ.
 d) Hoạt động 4: Tác dụng của gió
- Cho hs thảo luận: Tác dụng của gió đối với đời sống con người?
Kết luận: Gió có tác dụng. VD:
Phơi khô, hóng mát, thả diều, thuyền buồm, cối xay gió.
Củng cố:
Trò chơi: Chong chóng.
- Quản trò nói: gió nhẹ: tay cầm chong chóng đi từ từ.
- Gió mạnh: chạy nhanh.
- Lặng gió: đứng yên.
- Nhận xét.
Dặn dò:
- Chuẩn bị: Trời nóng, trời rét.
- Hát.
- 2 hs nêu
- Học sinh quan sát và thảo luận.
- Học sinh làm việc theo cặp.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
+ Gió rất mạnh, nhà cửa ngã nghiêng.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh nêu.
- Học sinh quan sát.
- Nêu theo suy nghĩ.
- Hs chia nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh chia 2 đội thi đua.
- Mỗi đội cử 5 em tham gia.
- Đội nào có nhiều bạn làm đúng sẽ thắng.
Nhận xét.
Tập đọc
SAU CƠN MƯA
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh, vườn. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi vui sau trận mưa rào.
Trả lời câu hỏi 1 ( SGK ).
II. ĐDDH:
Giáo viên: Tranh vẽ SGK, Bảng phụ.
Học sinh: SGK.
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
- Đọc bài SGK.
+ Con thích cảnh lũy tre vào buổi nào?
- Nhận xét – cho điểm.
Bài mới:
Giới thiệu: Sau cơn mưa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Tìm tiếng khó đọc.
Giáo viên ghi: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh, vườn.
- Cho hs luyện đọc câu
- Cho hs luyện đọc đoạn:
+ Đoạn 1: Sau trận mưa rào mặt trời.
+ Đoạn 2: Mẹ gà.. trong vườ

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_32.doc
Giáo án liên quan