Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 31

Bài : NGƯỠNG CỬA

I. MỤC TIÊU :

1. Hs đọc trơn cả bài Ngưỡng cửa. Luyện đọc các từ ngữ : ngưỡng cửa, nơi này, quen, đi men, lúc nào. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và khổ thơ.

2. Ôn các vần ăt, ăc.

- Tìm tiếng trong bài có vần ăt.

- Nhìn tranh, nói câu chứa tiếng có vần ăt, ăc.

3. Hiểu nội dung bài :

- Ngưỡng cửa thân quen với mọi người trong gia đình từ bé đến lớp.

- Ngưỡng cửa là nơi từ đó đứa trẻ bắt đầu đến trường rồi đi xa hơn nữa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần tập nói.

- Bộ chữ HVTH.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 31, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức tranh.
Gọi 1 hs lên bảng điền g hay gh.
1 hs nhận xét, gv nhận xét.
Gv đặt câu hỏi để hs rút ra qui tắc chính tả : Viết gh trước e, ê, i ; các âm còn lại viết với g.
IV. Củng cố, dặn dò :
Khen các em viết đẹp có tiến bộ.
Dặn dò hs nhớ các qui tắc chính tả vừa viết. Những em viết bài có nhiều lỗi về nhà viết lại bài chính tả.
Hs hát
Chuyện ở lớp.
Hs viết bảng các từ ngữ mà tiết trước các em viết sai.
Hs nhắc lại tựa bài.
2 – 3 hs đọc bài. Tìm tiếng khó viết.
1 hs viết bảng lớp hs còn lại viết bảng con.
Hs chép bài chính tả vào vở.
Hs đổi vở dùng bút chì soát lỗi theo gv, gạch chân những lỗi sai của mình và chữa ra lề vở.
Hs ghi tổng số lỗi của mình ra lề vở.
1 hs nêu yêu cầu, hs quan sát tranh và trả lời: Họ bắt tay chào nhau; Bé treo áo lên mắc. 
Hs điền vào vở.
1 hs nêu yêu cầu.
Hs quan sát tranh và trả lời.
Hs điền : gấp, ghi, ghế.
- Lắng nghe.
 - Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Toán
Bài : ĐỒNG HỒ, THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
 Giúp hs :
Làm quen với mặt đồng hồ. Biết đọc giờ đúng trên đồng hồ.
Có biểu tượng ban đầu về thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mặt đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài.
Đồng hồ để bàn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Khởi động : Hát
II. Kiểm tra bài cũ :
Tiết toán tuần rồi các em học bài gì ?
Gv gọi 2 hs lên bảng làm bài tập : Đặt tính rồi tính.
a) 77 – 25 18 – 4 
b) 66 – 6 95 – 70 
Hs dưới lớp trừ nhẩm các phép tính.
Gv nhận xét cho điểm.
III. Bài mới
1/ Giới thiệu bài : Gv giơ đồng hồ hỏi : Đây là cái gì ?
Đồng hồ dùng để làm gì ?
Hôm nay cô sẽ dạy các em cách xem giờ. Gv ghi đầu bài lên bảng.
2/ Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí các kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ.
Gv cho hs đồng hồ để bàn, hỏi :
Trên mặt đồng hồ có những gì ?
Gv giới thiệu : Đồng hồ giúp ta luôn biết được thời gian để làm việc và học tập. Đây là mặt đồng hồ ( chỉ tay ). Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài và có ghi các số từ 1 đến 12. Kim dài và kim ngắn đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn. Khi kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ vào đúng số nào đó ví dụ số 9 thì đồng hồ chỉ 9 giờ.
Cho hs xem mặt đồng hồ chỉ 9 giờ, gv yêu cầu hs đọc.
Cho hs thực hành xem giờ đồng hồ ở các thời điểm khác nhau : Hs xem trong SGK.
Gv hỏi theo thứ tự từ trái sang phải tại các thời điểm 5 giờ, 6 giờ, 7 giờ :
Lúc 5 giờ kim ngắn chỉ số mấy? Kim dài chỉ số mấy ? Lúc đó em bé đang làm gì ?
Thế lúc 6 giờ thì sao ?
Hỏi tương tự với lúc 7 giờ.
3/ Gv hd hs thực hành xem đồng hồ, ghi số giờ ứng với từng mặt đồng hồ.
Đồng hồ đầu tiên có kim ngắn chỉ số mấy ?
Còn kim dài ?
Lúc đó là mấy giờ ?
Vậy chúng ta sẽ viết 8 giờ vào dòng kẻ chấm ở dưới.
Cho hs đọc cá nhân lần lượt số giờ ứng với mặt đồng hồ.
Hs khác nhận xét, gv nhận xét.
4/ Gv giới thiệu các khoảng thời gian ứng với sáng, chiều, tối.
IV. Củng cố, dặn dò
Trò chơi : “Ai xem đồng hồ đúng và nhanh”
Gv sử dụng mô hình mặt đồng hồ xoay kim để chỉ giờ đúng rồi đưa cho cả lớp xem và hỏi : “Đồng hồ chỉ mấy giờ ?”
Ai nói đúng và nhanh được khen ngợi, biểu dương.
Dặn hs xem bài sau : Thực hành.
Gv nhận xét tiết học.
Hs hát.
Luyện tập.
2 hs lên bảng làm bài tập.
Hs dưới lớp trừ nhẩm các phép tính.
Đồng hồ.
Xem giờ
Hs nhắc lại tựa bài.
Có kim ngắn , kim dài, có các số từ 1 đến 12.
Hs lắng nghe.
Hs đọc : 9 giờ.
Hs quan sát trong SGK.
Số 5, Số 12, Em bé đang ngủ.
Kim ngắn chỉ số 6, kim dài chỉ số 12, em bé đã thức dậy và đang tập thể dục.
Số 8.
Chỉ số 12.
8 giờ.
Hs viết số giờ tương ứng.
Hs đọc cá nhân số giờ tưong ứng.
Hs lắng nghe.
Hs chơi trò chơi.
- Lắng nghe.
Tập đọc
Bài : KỂ CHO BÉ NGHE
I. MỤC TIÊU
 1. Hs đọc trơn cả bài Kể cho bé nghe.Luyện đọc các từ ngữ : ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm. Luyện cách đọc thể thơ 4 chữ.
 2. Ôn vần ươc, ươt
 - Tìm tiếng trong bài có vần ươc.
 - Tìm tiếng ngoài bài có vần ươc, ươt.
 3. Hiểu nội dung bài 
 Hiểu đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đồng.
 4. Hs chủ động nói theo đề tài : Hỏi đáp về những con vật mà em biết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Vẽ to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK.
 - Bộ chữ HVTH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Khởi động : Hát
II. Kiểm tra bài cũ :
Tiết rồi các em học bài gì ?
Gọi 2 – 3 hs đọc toàn bài kết hợp trả lời các câu hỏi.
Em bé qua ngưỡng cửa để đi đến những đâu?
Hàng ngày, qua ngưỡng cửa nhà mình em đi những đâu?
Gv nhận xét cho điểm.
III. Bài mới 
1/ Giới thiệu bài : Gv treo bức tranh các con vật và đồ vật trong bài và nói: Xung quang các em có nhiều đồ vật con vật. Chúng đều đáng yêu và ngộ nghĩnh. Để tìm hiểu được những đặc điểm đáng yêu đó cô và các em hãy nghe anh Trần Đăng Khoa kể cho bé nghe những dặc điểm đó nhé. (Ghi tên bài lên bảng).
2/ Hướng dẫn hs luyện đọc 
a) Gv đọc toàn bài
Gv đọc diễn cảm bài thơ : giọng vui, tinh nghịch, nghỉ hơi sau các câu chẵn 2, 4, 6..
b) Hs luyện đọc
• Luyện đọc tiếng từ ngữ : 
Gv ghi các từ ngữ luyện đọc lên bảng, gọi 3 – 5 hs đọc cá nhân kết hợp phân tích các tiếng : chăng, nấu, vện, cả lớp đọc đồng thanh.
• Luyện đọc câu :
 Hs mỗi em đọc 2 câu trọn vẹn 1 ý theo hình thức nối tiếp.
• Luyện đọc đoạn bài
3 – 4 hs đọc toàn bài.
Cả lớp đồng thanh.
3/ Ôn vần ươc, vần ươt
a) Tìm tiếng trong bài có vần ươc
Gv yêu cầu hs tìm tiếng có vần ươc trong bài.
Hs đọc và phân tích tiếng vừa tìm được.
b) Thi tìm tiếng ngoài bài có vần ươc, ươt.
Gv chia hs thành các nhóm, cho các nhóm thảo luận.
Gọi các nhóm đọc tiếng tìm được, các nhóm khác bổ sung.
Gv ghi nhanh lên bảng các tiếng hs tìm được.
Cho cả lớp đọc đồng thanh các tiếng vừa tìm được.
Gv nhận xét.
Hs hát
Ngưỡng cửa.
2 – 3 hs đọc toàn bài và trả lời.
Hs lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
Hs lắng nghe.
3 – 5 hs đọc, hs phân tích , cả lớp đồng thanh.
 Hs đọc nối tiếp.
3 – 4 hs đọc toàn bài.
Cả lớp đồng thanh.
Nước.
Hs đọc và phân tích tiếng nước.
Hs thi tìm tiếng có vần ươc (nước, bước đi, dây cước, cây đước, hài hước, tước vỏ..) ươt (rét mướt, ướt lướt thướt, khóc sướt mướt, ẩm ướt... )
TIẾT 2
4/ Tìm hiểu bài đọc và luyện nói 
a) Tìm hiểu bài, kết hợp luyện đọc
Gv đọc mẫu toàn bài lần 2 hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu bài theo trình tự như sau :
3 hs đọc toàn bài trả lời câu hỏi : Em hiểu con trâu sắt trong bài là gì ?
Vì máy cày làm việc thay con trâu và được chế tạo bẳng sắt nên gọi là trâu sắt.
Gọi 2 hs đọc phân vai theo hình thức đối đáp.
Chia lớp thành 2 bên : 1 bên đặt câu hỏi nêu đặc điểm, một bên nói tên đồ vật, con vật. Bên nào không trả lời chậm bị trừ điểm.
b) Luyện nói theo nội dung bài
Đề tài : Hỏi đáp về những con vật em biết ?
Gv treo bức tranh vẽ con vật trong bài.
Gọi từng cặp hs nói về một bức tranh ( một em đặc câu hỏi nêu đặc điểm, một em nói tên con vật, đồ vật ) ví dụ :
Con gì sáng sớm gáy òóo gọi người thức dậy ?
Con gì là chúa rừng xanh ?
Con gì ăn no, bụng to mắt híp, tiếng kêu ụt ịt, nằm thở phì phò ?
Con gì bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm ?
Con gì tiếng kêu meo meo co chân nhảy vèo, chuột ta giẫy chết.
Nhận xét cho điểm những hs nói tốt.
IV. Củng cố, dặn dò 
1 hs đọc toàn bài.
Dặn dò hs về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài tập đọc : Hai chị em.
Gv nhận xét tiết học.
Hs lắng nghe.
Con trâu sắt trong bài là cái máy cày.
Lắng nghe.
2 Hs đọc đối đáp.
Hs đọc đối đáp nhanh.
Hs từng cặp tự hỏi và trả lời.
Con gà trống.
Con hổ.
Con lợn.
Con chuồn chuồn.
Con mèo.
1 hs đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
Tự nhiên xã hội
Bài : THỰC HÀNH : QUAN SÁT BẦU TRỜI
I. MỤC TIÊU 
 Giúp hs biết :
Sự thay đổi của những đám mây trên bầu trời là một trong những dấu hiệu cho biết sự thay đổi của thời tiết.
Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và nhữg đám mây trong thực tế hàng ngày và biểu đạt nó bằng hình vẽ đơn giản.
Hs có ý thức cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, phát huy trí tưởng tượng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Các hình ảnh trong bài 31 SGK.
Hs chuẩn bị bút màu, giấy vẽ hoặc vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Khởi động : Hát
II. Kiểm tra bài cũ :
Tiết rồi các em học bài gì ?
Nêu các dấu hiệu để nhận biết trời nắng.
Nêu các dấu hiệu nhận biết trời mưa.
Gv nhận xét .
III. Bài mới 
1/ Giới thiệu bài : Gv cho hs hát bài “Bầu trời xanh” .
Hôm nay chúng ta sẽ thực hành quan sát bầu trời.
2/ Hoạt động 1 : Quan sát bầu trời.
Bước 1 : 
Gv nêu nhiệm vụ của hs khi ra ngoài trời quan sát.
Quan sát bầu trời :
Nhìn lên bầu trời em có trong thấy Mặt trời và những khoảng trời xanh không ?
Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây ?
Những đám mây đó có màu gì ? Chúng đứng yên hay chuyển động ?
Quan sát cảnh vật xung quanh :
Sân trường, cây cối, mọi vật lúc này khô ráo hay ướt át ?
Em có trong thấy ánh nắng vàng ( hoặc những giọt mưa rơi ) không ?
Bước 2 :
Gv tổ chức cho hs ra sân trường để các em thực hành quan sát theo yêu cầu trên. Gv lần lượt nêu từng câu hỏi trên và chỉ định một số hs trả lời dựa theo những gì các em đã quan sát được.
Bước 3 :
Gv cho hs vào lớp thảo luận câu hỏi : Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì ?
Gv kết luận : Quan sát những đám mây trên bầu trời và một số dấu hiệu khác cho ta biết trời đang nắng, đang mưa, râm, mát hay sắp mưavà kết luận lúc này trời như thế nào.
3/ Hoạt động 2 : Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh.
Bước 1 :
Gv nêu yêu cầu : Các em lấy giấy vẽ ( nếu không có vở BTTNXH) , bút vẽ để vẽ về bầu trời và cảnh vật xung quanh. Có thể vẽ bầu trời và cảnh vật mà các em vừa quan sát được, có thể vẽ theo trí tưởng tượng của các em. Dùng bút màu tô vào các cảnh vật và bầu trời.
Bước 2 :
Sau khi hs vẽ xong, Gv yêu cầu các em giới thiệu bức vẽ của mình với bạn bên cạnh.
Gv sẽ chọn một số bức vẽ để trưng bày giới thiệu với cả lớp.
IV. Củng cố, dặn dò :
Cả lớp hát bài “Thỏ đi tắm nắng”.
Gv dặn hs về xem trước bài sau : Gió.
Gv nhận xét tiết học.
Hs hát
Trời nắng, trời mưa.
Một số hs đứng tại chỗ kể, các bạn khác nhận xét, bổ sung.
Hs hát.
Hs nhắc lại tựa bài.
Hs lắng nghe yêu cầu của gv.
Hs quan sát bầu trời

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_31.doc
Giáo án liên quan