Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 14 - Văn Thị Thanh Hiền

 2.1. Giới thiệu bài:

 - Học 2 vần mới: eng, iêng, GV ghi bảng.

 - HS đọc theo GV.

 2.2. Dạy vần:

 * eng

 a) Nhận diện vần

 - Phân tích vần eng: e và ng: e đứng trước, ng đứng sau.

 - HS tìm, ghép.

 - So sánh vần eng và vần ong:

 Giống nhau: đều có âm kết thúc đó là âm ng.

 Khác nhau: vần eng có âm bắt đầu bằng âm e.

 b) Đánh vần từ khóa và tiếng:

 - HS đọc: eng, đánh vần: e - ngờ - eng. đọc trơn, eng.

 - Thêm âm x trước vần eng và dấu hỏi để tạo thành tiếng xẻng. HS ghép.

 - Phân tích tiếng xẻng: có phần đầu âm x, phần vần eng, dấu hỏi trên đầu con chữ e.

 - Đọc đánh vần : xờ - eng - xeng - hỏi - xẻng.

 + Tranh vẽ gì ? Rút từ : lưỡi xẻng

 

doc18 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 14 - Văn Thị Thanh Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đồng bào miền núi. 
 - GV đọc, HS đọc lại. 
Tiết 2
 2.3. Luyện tập: 
 a) Luyện đọc : 
 - GV chỉ bảng HS đọc lại. 
 - Đọc các từ ngữ ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp.
 - GV hướng dẫn đọc câu ứng dụng: HS quan sát tranh.
 + Tranh vẽ gì ?
 - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
 - GV đọc mẫu, HS đọc lại.
 b) Luyện viết : 
 - HS luyện viết vở tập viết.
 - Thu bài chấm chữa.
 c) Luyện nói : - HS đọc đề bài luyện nói : Đồng ruộng 
 + Tranh vẽ gì ? 
 + Những ai trồng lúa, ngô, khoai, sắn ?
 + Trong tranh vẽ bác nông dân đang làm gì trên đồng ruộng?
 + Ngoài ra các bác nông dân còn làm những việc gì khác ? 
 + Em ở nông thôn hay thành phố ? Em đã thấy bác nông dân đang làm dưới ruộng chưa ? 
 + Nếu không có bác nông dân chăm chỉ cày cấy làm ra thóc gạo, chúng ta có gạo , ngô, khoai, sắn để ăn không ? 
 + Đối với bác nông dân và các sản phẩm mà bác làm ra , chúng ta phải có thái độ thế nào ? 
 3. Củng cố - dặn dò: 
 - Hôm nay chúng ta học vần gì ?
 - Vần uông và vần ương có âm kết thúc bằng âm gì ? 
 - Tìm từ, nói câu chứa tiếng có vần mới.
 - Đọc lại bài ở nhà. Xem trước bài sau.
Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8
I- Mục tiêu:
 - Khắc sâu kiến thức về phép trừ.
 - Tự thành lập bảng trừ trong phạm vi 8.
 - Thực hành tính đúng phép tính trong phạm vi 8.
II- Đồ dùng dạy - học:
 - Bộ đồ dùng toán 1 , 32 ngôi sao. 
III- Các hoạt động dạy - học:
Kiểm tra bài cũ : - 2 HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8.
 - 2 HS lên bảng thực hiện. GV đọc phép tính và yêu cầu HS đặt tính thực hiện theo cột dọc.
 - GV nhận xét ghi điểm. 
 2. Dạy học bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : Ghi đề lên bảng. 
 b. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8:
 Bước 1: - Thành lập công thức.
 - Quan sát tranh vẽ và đưa ra bài toán (tình huống) theo tranh. HS thực hiện trên que tính. Mỗi tranh xây dựng nhiều tình huống.
 - Tìm ra phép tính tương ứng.
 Bước 2: Hướng dẫn HS học thuộc các phép tính : 
 8 – 2 = 8 – 6 =
 8 – 3 = 8 – 5 =
 8 – 4 = 
 3. Thực hành :
 Bài 1: - Yêu cầu HS nêu đề toán. 
 - HS làm bài, 4 em lên bảng chữa.
 - HS nhận xét, GV nhận xét ghi điểm.
 Bài 2: - HS nêu yêu cầu : Tính nhẩm 
 - HS thực hiện, nêu kết quả bài làm của mình.
 - GV yêu cầu HS quan sát các phép tính ở từng cột tính để khắc sâu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 
 Bài 3: GV hướng dẫn HS tính nhẩm, HS lên bảng làm. 
 8 – 4 = 4
 8 – 1 – 3 = 4
 8 – 2 – 2 = 4 
 - HS rút ra nhận xét: 8 trừ 4 cũng bằng 8 trừ 1, rồi trừ 3 và cũng bằng 8 trừ 2, rồi trừ 2.
 Bài 4: - HS nêu yêu cầu. 
 - HS quan sát tranh nêu đề toán : 
 a. Có 5 quả , ăn hết 2 quả . Hỏi còn lại mấy quả ?
 - Gọi HS nêu phép tính : 5 – 2 = 3
 b. Có 5 quả, sau khi ăn còn lại 3 quả. Hỏi ăn hết mấy quả ?
 - HS nêu phép tính : 5 – 3 = 2
 3. Củng cố - dặn dò: 
 - HS thi đua nhau đọc bảng trừ trong phạm vi 8.
 - Dặn đọc bảng trừ làm vở bài tập toán ở nhà.
Thöù tö ngaøy 26 thaùng 11 naêm 2008
Học vần
ANG , ANH
I- Mục đích - yêu cầu:
 - Nhận biết cấu tạo vần ang, anh, bàng, chanh.
 - Phân biệt sự khác nhau giữa vần ang và vần anh để đọc, viết đúng các vần ang, anh, các từ: cây bàng, cành chanh. 
 - Đọc đúng các từ ứng dụng, câu ứng dụng SGK.
 - Nói theo chủ đề: Buổi sáng.
 - Giáo dục HS thấy được ích lợi của cây xanh, có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây.
II- Đồ dùng dạy - học: 
 - Bộ ghép vần, tranh minh họa SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con: rau muống , luống cày, nhà trường.
 - 2 HS đọc từ ứng dụng, 2 em đọc câu ứng dụng. 
 2. Dạy học bài mới : 
Tiết 1
 2.1. Giới thiệu bài: - Học vần mới: ang, anh, GV ghi bảng. 
 - HS nhắc lại.
 2.2. Dạy vần:
 * ang
 a) Nhận diện vần
 - Phân tích vần ang: Gồm có âm a đứng trước, âm ng đứng sau. 
 - HS ghép vần ang, đọc lại. 
 - So sánh vần ang và vần ong: 
 Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng âm ng.
 Khác nhau: vần ang có âm bắt đầu bằng âm a.
 b) Đánh vần
 - HS đọc đánh vần: a - ngờ - ang
 - Ghép âm b với vần ang và dấu huyền để tạo thành tiếng bàng, HS ghép. 
 + Em vừa ghép được tiếng gì ?(bàng), đọc lại. 
 - GV ghi bảng, phân tích tiếng bàng: có phần đầu âm b, vần ang đứng sau, dấu huyền trên đầu con chữ a.
 - HS đọc đánh vần: bờ - ang - bang - huyền - bàng. 
 - GV đưa tranh vẽ, HS quan sát TLCH: + Tranh vẽ gì ?
 - Rút từ khóa : cây bàng, ghi bảng. 
 - Đọc vần và từ khóa: cá nhân, đồng thanh.
 - HS đọc : a - ng - ang 
 bờ - ang - bang - huyền - bàng
 cây bàng.
 *anh (Tương tự)
 - Vần anh do âm a và nh tạo thành. 
 - So sánh vần ang và vần anh: 
 Giống nhau: đều có âm bắt đầu bằng âm a.
 Khác nhau: vần ang có âm kết thúc bằng con chữ ng.
 - HS đọc đánh vần: a – nh – anh 
 - Thêm âm ch trước vần anh để tạo thành tiếng chanh, HS ghép. Phân tích tiếng chanh: âm ch đứng trước vần anh đứng sau.
 - HS đọc: a - nh - anh 
 chờ - anh - chanh 
 cành chanh.
 c) Viết : - GV viết mẫu lên bảng các vần và từ: ang, anh, cây bàng, cành chanh. Nối a và ng, b và ang dấu huyền trên a, a và nh, ch và anh. 
	 - HS viết bảng con. 
 d) Đọc từ ngữ ứng dụng: 
 - GV ghi bảng, 4 HS đọc.
 - GV giải thích: + Buôn làng: Làng xóm của người dân tộc miền núi.
 + Hải cảng: Nơi neo đậu của tàu,thuyền đi biển hoặc buôn bán trên biển. 
 + Bánh chưng: Loại bánh làm bằng gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn được gói bằng lá dong trong những dịp Tết.
 + Hiền lành: Tính tình hiền lành trong cách đối xử.
 - GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, đồng thanh.
Tiết 2
 2.3. Luyện tập: 
 a) Luyện đọc : 
 - HS đọc phần vần, từ ứng dụng ở bảng lớp.
 - Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: Tranh vẽ gì? Hãy đọc câu ứng dụng bên dưới?
 Không có chân có cánh
Sao gọi là con sông?
Không có lá có cành
Sao gọi là ngọn gió?
 - GV đọc mẫu, HS đọc. 
 b) Luyện viết : 
 - HS luyện viết vở TV: ang, anh, cây bàng, cành chanh.
 - Thu vở chấm chữa.
 c) Luyện nói : HS đọc bài luyện nói : Buổi sáng 
 + Tranh vẽ gì ? Đây là cảnh nông thôn hay thành phố ? 
 + Trong tranh mọi người đang làm gì , đi đâu ? 
 + Buổi sáng cảnh vật có gì đặc biệt ? 
 + Buổi sáng nhà em mọi người làm những gì ? 
 + Buổi sáng em làm gì ? 
 + Em thích buối sáng mùa nào ? Vì sao ? 
 + Em thích buổi sáng mưa hay nắng ? Vì sao ? 
 + Em thích buổi sáng, buổi trưa hay buổi chiều? Vì sao?
 3. Củng cố - dặn dò : 
 - GV chỉ bảng, HS đọc lại.
 - Tìm tiếng, từ có chứa vần vừa học.
 - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau.
Toán 
LUYỆN TẬP 
I- Mục tiêu:
 - HS khắc sâu kiến thức: phép cộng, phép trừ trong phạm vi 8.
 - Cách tính biểu thức số có đến 2 dấu phép cộng, trừ.
 - Cách đặt đề toán và phép tính theo tranh.
 - So sánh các số trong phạm vi 8.
II- Đồ dùng dạy - học: Bộ đồ dùng học toán 1.
III- Các hoạt động dạy - học:
 1. Kiểm tra bài cũ : - HS nhắc lại các phép trừ trong phạm vi 8. 
	 - 5 em đứng tại chỗ trả lời:
 8 – 7 = 8 – 4 = 8 – 5 = 8 – 2 = 8 – 3 =
 2. Dạy học bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : GV ghi đề. 
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập SGK :
 Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập: Tính nhẩm
 - HS thực hành, gọi HS lần lượt nêu kết quả. 
 - Nhận xét kết quả 2 phép tính: 7 + 1 = 8
 1 + 7 = 8
 - Tính chất giao hoán của phép cộng.
 - Nhận xét các phép tính : 1 + 7 = 8 ; 8 – 7 = 1 ; 8 – 1 = 7. Đây là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 Bài 2: - GV gọi HS nêu phép tính.
 - GV cho HS nhận xét các phép tính: 
 5 + 3 = 8 và 8 - 5 = 3
 2 + 6 = 8 và 8 - 2 = 6
 để từ đó ghi nhớ mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Sau đó HD HS khi biết 5 + 3 = 8 thì có thể điền ngay được số 3 vào ô trống: 
8
3
 	-5
 - HS làm bài “Lấy các chữ số trong vòng tròn để thực hiện phép tính ở trên mũi tên sau đó điền kết quả vào ô vuông”. 3 em lên bảng làm. HS làm SGK.
 - Nhận xét bài làm của bạn. GV ghi điểm. 
 Bài 3: - HS nêu cách thực hiện. Lần lượt từ trái sang phải. 
 - Gọi HS nêu kết quả mỗi em một phép tính.
 4 + 3 + 1 = 8 – 4 – 2 = 2 + 6 – 5 = 8 + 0 - 5 =
 5 + 1 + 2 = 8 – 6 + 3 = 7 + 3 – 4= 3 + 3 – 4 =
 Bài 4: - HS nêu đề toán. 
 * Có 8 quả táo trong giỏ, Bé lấy ra 2 quả . Hỏi trong giỏ còn lại mấy quả táo ?
 - HS nêu phép tính : 8 – 2 = 6
 * Có 8 quả táo trong giỏ, sau khi cho đi chỉ còn 6 quả. Hỏi đã cho đi mấy quả?
 - HS nêu phép tính : 8 – 6 = 2
 Bài 5: - HS nêu cách làm , 3 em lên bảng nối .
 7 > 5 + 2
 8 < 8 – 0
 9 > 8 + 0
 3. Củng cố - dặn dò:
 - HS thực hành vở bài tập toán.
 - Nhận xét giờ học.
Thöù naêm ngaøy 27 thaùng 11 naêm 2008
Học vần
INH , ÊNH
I - Mục đích yêu cầu:
 - Nhận biết cấu tạo vần inh, ênh, tính, kênh.
 - Phân biệt sự khác nhau giữa vần inh và vần ênh để đọc, viết đúng các vần, tiếng, từ khóa.
 - Đọc đúng từ ứng dụng, câu ứng dụng SGK.
 - Nói theo chủ đề: Máy cày.
II - Đồ dùng: 
 - Bộ ghép.
 - Tranh minh họa SGK.
III - Các hoạt động dạy – học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 	
 - 2 HS đọc từ ứng dụng
 - Viết bảng con: buôn làng, hiền lành, bánh chưng.
 - 2 HS đọc câu ứng dụng.
 2. Dạy học bài mới: 
Tiết 1
 2.1. Giới thiệu bài: - Học vần inh, ênh, GV ghi bảng.
	 - HS đọc lại.
 2.2. Dạy vần:
 * inh
 a) Nhận diện vần 
 - Phân tích vần inh (i trước nh sau)
 - HS ghép vần inh.
 - So sánh inh và anh: Giống: âm kết thúc nh
 Khác: inh có âm bắt đầu là i.
 b) Đánh vần 
 - HS nhìn bảng phát âm: inh
 - Đọc đánh vần: i - nhờ - inh
 - Thêm âm t trước inh, dấu sắc tạo tiếng tính. 
 - HS phát âm tiếng tính.
 - HS phân tích tiếng tính: (t trước, inh sau dấu sắc trên i)
 - Đọc đánh vần: tờ - inh - tinh - sắc - tính
	+Tranh vẽ gì? Rút từ ghi bảng: Máy vi tính
 - HS đọc đánh vần và đọc từ khóa: 	i - nhờ - inh
	tờ - inh - tinh - sắc - tính 
	máy vi tính.
 * ênh ( tương tự )
 - Vần ênh được tạo nên ê và nh. So sánh ênh và inh
 - Ghép vần ênh, đọc đánh vần: ê - nhờ - ênh
	 ca - ênh - kênh 
	 dòng kênh.
 c) Viết: GV viết mẫu. Nêu: nối i và nh, t và inh, dấu sắc trên i, nối ê và nh, k và ênh.
 - HS viết bảng con. inh, máy vi tính, ênh, dòng kênh.
 d) Đọc từ ngữ:
 - HS đọc: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương.
 - GV giải thích: + Thông minh: Khi 1 bạn học giỏi, hiểu nhanh, tiếp thu tốt thì ta bảo bạn ấy thông minh.
 + Đình làng: Nơi dân làng tập trun

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_14_van_thi_thanh_hien.doc
Giáo án liên quan