Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 10 - Văn Thị Thanh Hiền

 2. Dạy - học bài mới:

Tiết 1

 2.1.Giới thiệu bài :

 - Hôm nay chúng ta học vần au. GV viết lên bảng.

 - HS nhắc lại đề: au, âu.

 2.2.Dạy vần

 * au

 a) Nhận diện chữ

 - GV phát âm, HS phát âm vần au - ghi bảng.

 - GV: Phân tích vần au? (Vần au được tạo bởi âm a và u, HS ghép)

 - So sánh vần au với vần ai? (Giống: Cùng bắt đầu bằng a.

 Khác: au kết thúc bằng u ai kết thúc bằng i)

 b) Đánh vần

 + Vần:

 - GV: Vần au đánh vần như thế nào?

 - HS: Vần au chúng ta đánh vần a - u - au. (HS đánh vần cá nhân, nhóm, lớp)

 + Tiếng từ khóa:

 - Thêm âm c vào vần au để được tiếng cau.

 - HS ghép tiếng cau.

 - GV nhận xét ghi bảng: cau. Em có nhận xét gì về vị trí của âm c và vần au?

 - HS: c đứng trước, au đứng sau.

 - Tiếng cau đánh vần như thế nào?

 

doc15 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 10 - Văn Thị Thanh Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng SGK.
 - Nói theo chủ đề: Ai chịu khó? 
II- Đồ dùng dạy - học: 
 - SGK. 
 - Bộ đồ dùng TV. 
 - Tranh minh họa SGK. 
III- Các hoạt động dạy - học:
 1. Kiểm tra bài cũ :
 - HS viết bảng con: rau cải, lau sậy, sáo sậu.
 - Hai HS đọc từ ngữ vừa viết.
 - Đọc SGK 2 em. 
 2. Dạy học bài mới: 
Tiết 1
 2.1. Giới thiệu bài: 
 - Học vần mới: iu, êu. GV ghi bảng, HS đọc lại. 
 2.2.Dạy vần:
 * iu
 a) Nhận diện vần: 
 - Phân tích vần iu: gồm có con chữ i và con chữ u.
 - HS tìm chữ và ghép vần iu.
 - So sánh iu và au: 
 Giống : kết thúc bằng con chữ u.
 Khác nhau : vần iu có i vần au có a.
 - HS phát âm : iu 
 b) Đánh vần: 
 - GV chỉ bảng HS phát âm: iu
 - Đọc đánh vần: i - u - iu, HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
 - Thêm âm r và dấu huyền vào vần iu để có tiếng mới, HS ghép. 
 - GV nhận xét ghi bảng. 
 - Phân tích tiếng rìu: gồm có âm r đứng trước vần iu đứng sau dấu huyền trên i.
 - HS đọc: rờ - iu – riu - huyền - rìu
 + Tranh vẽ gì ?
 - GV rút từ lưỡi rìu ghi bảng. 
 - HS đọc đánh vần, đọc trơn : i - u - iu
 rờ - iu - riu - huyền - rìu
 lưỡi rìu.
 * êu ( Tương tự )
 - Phân tích vần êu: gồm âm ê và âm u ; ê trước u sau.
 - So sánh vần iu và êu: 
 Giống: đều kết thúc bằng con chữ u.
 Khác nhau: iu bắt đầu bằng i, êu bắt đầu bằng ê.
 - Đọc đánh vần: ê - u – êu . 
 phờ - êu - phêu - ngã - phễu
 cái phễu.
 c) Viết: 
 - Nối i với u, ê với u, r với iu, dấu huyền trên i; phờ với êu dấu ngã trên ê.
 - GV viết mẫu. HS viết bảng con. iu, lưỡi rìu, êu, cái phễu.
 d) Đọc từ ứng dụng:
 - 4 HS đọc câu ứng dụng: líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi.
 - GV giải thích: 
 + Líu lo: (Tiếng nói, giọng hót) có nhiều âm thanh cao và trong, ríu vào nhau nghe vui tai. Ví dụ tiếng chim hót líu lo.
 + Chịu khó: Cố gắng, không quản ngại khó khăn, vất vả để làm việc.
 + Cây nêu: Là cây tre cao, trên thường có treo trầu cau và bùa để yểm ma quỷ, cắm trước nhà trong những ngày Tết.
 - HS đọc lại toàn bộ bảng.
Tiết 2
 2.3. Luyện tập :
 a) Luyện đọc : 
 - HS đọc bài trên bảng. 
 - HS đọc từ ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp.
 - Câu ứng dụng: 
 + Tranh vẽ những ai và cây gì ?
 + Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh ?
 - HS đọc câu ứng dụng:
Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.
 - GV đọc mẫu - HS đọc lại. 
 b) Luyện viết : 
 - HS luyện viết vở TV. Thu bài chấm chữa.
 c) Luyện nói : 
 - HS đọc tên bài luyện nói: Ai chịu khó? 
 - GV treo tranh HS quan sát trả lời:
 +Tranh vẽ những con vật gì ?
 + Theo em, các con vật trong tranh đang làm gì?
 +Trong số những con vật đó con nào chịu khó?
 + Em đã chịu khó học bài và làm bài chưa ?
 + Để trở thành con ngoan trò giỏi chúng ta phải làm gì ?Và làm như thế nào?
 + Các con vật trong tranh có đáng yêu không?Em thích con vật nào nhất? Vì sao?
 3. Củng cố - dặn dò:
 - GV chỉ bảng HS đọc lại.
 - Trò chơi: Tìm tiếng từ chứa vần vừa học.
 - Dặn về nhà đọc lại bài. Xem trước bài sau.
Toán
LUYỆN TẬP 
I- Mục tiêu : 
 - Củng cố về phép tính, thực hiện phép trừ trong phạm vi 3.
 - Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 - Nhìn tranh tập nêu đề toán và biểu thị tình huống trong tranh. 
II- Đồ dùng dạy – học : 
III- Các hoạt động dạy – học :
 1. Kiểm tra bài cũ : 2 HS lên bảng làm. 
 Bài 1: Tính 
 2 + 1 = 4 + 1 =
 3 – 2 = 2 – 1 =
 Bài 2: Điền dấu > < = ?
 1 + 2 3 – 1 2 – 1 1 + 0
 2 + 1 3 – 2 3 + 0 3 - 1
 2. Dạy học bài mới :
 a. Giới thiệu bài 
 b. Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập SGK.
 Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài toán. 
 - HS làm bài, 4 em lên bảng làm. 
 1 + 2 = 1 + 1 = 1 + 2 = 3 + 1 + 1=
 1 + 3 = 2 – 1 = 3 – 1 = 3 – 1 - 1=
 1 + 4 = 2 + 1 = 3 – 2 = 3 – 1 + 1=
 - Cả lớp nhận xét ghi điểm. 
 Bài 2: - HS đọc đề bài. 
 - HS làm bài rồi chữa, 4 em lên bảng điền số. 
 Bài 3:	
 - HS nêu cách làm, điền dấu +. 
 - HS làm bài vào vở, 2 em đổi vở KT kết quả.
	 - Gọi 4 em lên bảng làm.
 Bài 4: HS nêu đề toán. Nêu câu trả lời. Phép tính thích hợp.
 a. Hùng có 2 quả bóng bay. Hùng cho Lan một quả. Hỏi Hùng còn mấy quả bóng bay?
2
-
1
=
1
 b. Có 3 con ếch, bơi đi 2 con . Hỏi còn lại mấy con ếch?
3
-
2
=
1
 - Gọi 2 em lên bảng làm.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
Thöù tö ngaøy 29 thaùng 10 naêm 2008
Học vần
ÔN TẬP GIỮA KÌ I
I- Mục đích – yêu cầu :
 - HS đọc viết thành thạo tất cả các âm, vần đã học.
 - Tìm được tiếng, từ mới có chứa vần, âm đã học.
 - Rèn chữ viết cho HS.
II- Các hoạt động dạy - học: 
Tiết 1
 1. Đọc bài SGK: HS bốc thăm trúng bài nào đọc bài đó.
 - GV hỏi kết hợp phân tích tiếng. Tìm tiếng ngoài bài chứa vần vừa đọc.
 2. Viết bảng con:
 - máy bay, đười ươi, muối cà, quả dừa, sữa chua, múa rìu, ao bèo.
 3. Chơi trò chơi : Thi tìm nhanh, đúng tiếng, từ chứa vần theo GV yêu cầu. HS sử dụng bảng cài. Sau đó yêu cầu HS đọc lại từ vừa tìm.
Tiết 2
 4. Đọc bài bảng lớp: 
 cánh diều cây cầu ngựa tía kéo lưới
 yêu dấu quả bưởi trỉa đỗ tuổi thơ
 hai tay nhà ngói gửi thư già yếu
 Mẹ may áo mới. Bố là thợ xây.
 Chị Hà khéo tay. Mẹ muối dưa cải.
 Nhà bà nuôi thỏ. Chú khỉ leo trèo. 
 5. Luyện viết vở ô ly : GV đọc HS viết. Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.
 Thu bài chấm chữa.
 6. Nhận xét giờ học 
Toán 
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 4
I- Mục tiêu :
 - Tiếp tục củng cố để khắc sâu kĩ năng ban đầu về phép tính và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 4.
 - Giải được các bài toán có trong thực tế liên quan đến phép tính trong phạm vi 4. 
II- Đồ dùng dạy – học :
	- 4 chấm tròn, 4 quả cam giấy, 4 con chim. 
	- Bộ đồ dùng toán 1. 
III- Các hoạt động dạy – học :
 1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng làm các phép tính. 
 a. 3 – 1 = 3 + 2 =
 1 + 3 = 2 – 1 =
 3 – 2 = 1 + 2 =
 b. 1 + 2 – 1 = 2 – 1 + 3 =
 3 – 1 + 1 = 3 – 1 + 0 =
 - GV nhận xét ghi điểm. 
 2. Dạy học bài mới :
 a. Giới thiệu bài:
 b. Giới thiệu phép tính, bảng trừ trong phạm vi 4
 Bước 1: GV lần lượt giới thiệu phép tính: 4 – 1 = 3 , 4 – 2 = 2, 4 – 3 = 1 
 - Giới thiệu phép trừ: 4 - 1 = 3
 - GV gắn 4 quả cam . Có mấy quả cam ? ( 4 )
 - GV lấy 3 quả . Còn lại mấy quả cam ? ( 3 )
 - GV nêu lại bài toán: Có 4 quả cam, lấy đi 1 quả cam. Hỏi còn lại mấy quả cam?
 - HS nêu câu trả lời: “Có 4 quả cam, lấy 1 quả cam. Còn lại 3 quả cam”.
 - Ta có thể làm phép tính gì? HS nêu phép tính: 4 - 1 = 3
 - GV ghi bảng: 4 - 1 = 3. HS đọc: “ Bốn quả cam trừ một quả cam bằng ba quả cam”
“ Bốn trừ một bằng ba”
 - Giới thiệu phép trừ: 4 - 2 = 2 
 - HS quan sát SGK . Nêu đề toán : Có 4 con chim , bay đi 2 con . Hỏi còn lại mấy con ?
 - HS nêu phép tính : 4 – 2 = 2
 - Giới thiệu phép trừ: 4 - 3 = 1 
 - Lấy 4 que tính cầm tay phải . Bớt đi 3 que tính. Hỏi còn mấy que tính?
 - HS nêu phép tính : 4 – 3 = 1
 Bước 2: HS đọc thuộc lòng bảng trừ trong phạm vi 4.
 Bước 3: Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ : 
1 + 3 = 4 và 4 - 3 = 1
3 + 1 = 4 4 - 1 = 3
 * GV KL: Đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 
 3. Luyện tập :
 Bài 1: - HS nêu yêu cầu. Làm bài, chữa bài.
 - 2HS nêu kết quả, nhận xét, ghi điểm.
 Bài 2: - HS đọc đề bài. 
 - Làm bài, chữa bài, 2 HS lên bảng làm. Lớp làm bảng con. 
 4 4 3 4 2 3
 - - - - - -
 2 1 2 3 1 1
 Bài 3: HS đọc đề bài. 
- HS quan sát tranh, nêu bài toán: Có 4 bạn chơi nhảy dây, 1 bạn không chơi nữa.Hỏi còn mấy bạn chơi nhảy dây?
 - HS nêu phép tính : 4 – 1 = 3
 - 1 HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét.
 4. Củng cố - dặn dò :
	- HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 4.
	- Nhận xét giờ học.
Thöù naêm ngaøy 29 thaùng 10 naêm 2008
Học vần
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KÌ I
(Đề chuyên môn ra)
Toán 
LUYỆN TẬP 
I- Mục tiêu :
 - HS củng cố về: Bảng trừ trong phạm vi 3 và phạm vi 4.
 - So sánh các số trong phạm vi đã học.
 - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính .
II- Đồ dùng dạy học :
 - Bộ đồ dùng học toán 
III- Các hoạt động dạy – học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS lên bảng làm bài tập 
 3 + 1 = 3 – 2 =
 4 – 3 = 4 + 1 =
 4 – 2 = 4 – 1 =
	 3 - 1 = 3 + 1 =
 - HS ở dưới lớp GV cho làm tính miệng: GV nêu phép tính và chỉ định HS đứng dậy trả lời.
 - GV nhận xét ghi điểm. 
 2. Dạy học bài mới 
 a. Hướng dẫn HS làm các bài tập SGK :
 Bài 1: - HS đọc đề toán.
 - HS làm bài, chữa bài.
 - Lưu ý: viết các số thẳng cột. 
 - Gọi HS lên bảng làm. 
 4 3 4 4 2 3
 - - - - - -
 1 2 3 2 1 1
 Bài 2: Số ? 3 HS lên bảng làm. Sau đó gọi HS đọc lại. 
3
3
4
4
2
1
1
3
 - 1	 - 3 - 2	 - 1
 Bài 3: - Mỗi phép tính ta phải trừ mấy lần ? Thực hiện như thế nào ? 
 - 3 HS lên bảng làm.
 4 – 1 – 1 = 4 – 2 – 1 = 4 – 1 – 2 =
 Bài 4: > < = ?
 - Trước khi điền dấu ta phải làm gì?
 3 – 2  2 3 - 1  3 – 2
 4 – 1  2 4 – 3  4 – 2
 4 – 2  2 4 – 1  3 + 1
 - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra lẫn nhau, nêu kết quả. 
 Bài 5: HS quan sát tranh nêu đề toán 
 a.Trong hồ có 3 con vịt đang bơi. Thêm 1 con vịt bơi tới. Hỏi có tất cả mấy con vịt?
 - HS nêu phép tính : 3 + 1 = 4
 b. Có 4 con vịt, một con chạy đi. Hỏi còn lại mấy con vịt ?
 - HS nêu phép tính : 4 – 1 = 3
 - GV nhận xét ghi điểm. 
3 . Củng cố - dặn dò :
 - HS chơi trò chơi : Hoạt động nối tiếp. 
 - Nhận xét giờ học.
Chiều
 Toán
ÔN LUYỆN
I - Mục tiêu:
 - Củng cố về phép trừ trong phạm vi 3, 4.
 - Nhìn tranh vẽ nêu đề toán và viết phép tính thích hợp.
II - Các hoạt động dạy – học:
Tiết 1
 1. Ôn kiến thức vừa học: 
 - Trò chơi: “Đoán số” 
 4 - 1 = ... 3 - 2 = ... 4 - 3 = ... 1 + 4 = ...
 2 - 1 = ... 4 - 2 = ... 4 = 2 + ... 4 - ... = 3
 ... - 1 = 1 3 - ... = 1 2 +... = 5 5 + 0 = ...
2. HS thực hành vở BT toán:
 Bài 1: HS nêu yêu cầu
	- Làm bài vào vở, ba em lên bảng làm.
	2	5	1	3	2	0
	 +	 	 +	 +	 + 	 + +
	2	0	3	2	3	5
 Bài 2: Tính, 3 em lên bảng làm.
	2 + 1 + 1 = 	 1 + 3 + 2 =	 2 + 2 + 1 =
	3 + 1 + 1 =	 4 + 1 + 0 =	 2 + 0 + 3 =
	- Cả lớp nhận xét, GV nhận xét ghi điểm
 Bài 3: Điền dấu = ?
	2 + 25	 2 + 11 + 2	 3 + 13 + 2
	2 + 35	 2 + 21 + 2	 3 + 11 + 3
	5 + 05	 2 + 01 + 2	 1 + 44 + 1	
Tiết 2 
 Bài 4: HS quan sát tranh, nêu đề toán và phép tính thích hợp.
Có 1 con voi, thêm ha

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_10_van_thi_thanh_hien.doc