Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 1 Dân số - Năm học 2014-2015

1. Kiến thức:

- Học sinh trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó, đặc biệt là đối với vấn đề môi trường sống.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số; đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới.

3. Thái độ:

- Có nhận thức đúng và sâu sắc về vấn đề dân số, ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí.

 

doc234 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 1 Dân số - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Sau bài, HS đạt được:
1. Kiến thức: 
- Hs cần nắm vững những sự phân bố các môi trường tự nhiên Châu Phi , giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó.
- Nắm được cách phân tích bản đồ khí hậu Châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên Châu Phi 
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
- Kĩ năng xác định vị trí địa lí của một điểm
3. Thái độ: 
- Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ môi trường 
4. Những năng lực chủ yếu cần rèn:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
Bản đồ tự nhiên Châu Phi
2. Chuẩn bị của HS.
- SGK, vở ghi, vở bài tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. Ổn định lớp. ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. ( 3 phút)
? Phân tích đặc điểm các MT tự nhiên CPhi?
3. Tiến trình bài học.
Gv giới thiệu mục đích, phương pháp và nội dung bài thực hành
Hoạt động của thầy và trò
HĐ1: Tìm hiểu bài tập 1( 15 phút)
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/ nhóm 
- Cách tiến hành:
- Bước 1 : Yêu cầu HS quan sát H27.2 SGK trả lời câu hỏi.
? Châu Phi có các môi trường tự nhiên nào 
? So sánh diện tích các MTTN ở Châu Phi 
(- Xác định vị trí, giới hạn khu vực phân bố từng khu vực 
- Môi trường tự nhiên thay đổi như thế nào theo hướng xích đạo và chí tuyến Nam theo hướng từ Tây - Đông lục địa. Giải thích sự thay đổi đó )
- Bước 2: GV sử dụng bản đồ tự nhiên châu Phi chia nhóm thảo luận
+ N1: Sự ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh ven biển Châu Phi đến sự phân bố các môi trường tự nhiên ? 
(+ Dòng biển lạnh Benghela, Canari chảy ven bờ phía Tây nên sa mạc hình thành sát biển
+ Dòng biển nóng Xômali, Môdămbích, Mũi Kim, Ghinê nên môi trường xavan phát triển ở phía Đông do có nhiệt độ và lượng mưa phát triển.)
N2: Tại sao Châu Phi khô và hình thành hoang lớn nhất thế giới.
(- Vị trí châu lục, lãnh thổ hình khối lớn, độ cao 200m
- Vị trí lục địa á- Âu, phía Bắc có gió mùa Đông Bắc khô ráo thổi tới
- ảnh hưởng của chí tuyến với Bắc Phi
- Do đặc điểm bờ biển, ảnh hưởng của biển rất ít vào đất liền.)
N3: Giải thích vì sao các hoang mạc ở Cphi lan ra sát bờ biển?
Các nhóm thảo luận 
Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét
GV kết luận bổ sung
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 2
( 20 phút)
- Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm 
- Cách tiến hành:
 - Bước 1: 
- GV chia nhóm mỗi nhóm tìm hiểu 1 biểu đồ như yêu cầu sgk
 - Bước 2: 
Gv hướng dẫn sơ lược lại cách phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
+ Đặc điểm khí hậu ở Châu Phi
+ Giới hạn từng khu vực của khu vực khí hậu trên Bản đồ khí hậu Châu Phi
- Bước 3: 
Rút ra kết luận về từng biểu đồ
Ghi bảng
Bài tập 1:
- Theo thứ tự nhỏ dần: MT hoang mạc- MT nđới- MT xđạo ẩm- MT Địa T Hải- MT cận nđới ẩm
Bài tập 2
A- MT nđới
B – Nđới Bắc bán cầu
C- Xích đạo ẩm nam bán cầu
D- Địa Trung Hải nam bán cầu
Biểu đồ
P(mm/n)
nhiệt độ 
Biên độ nhiệt năm
Đặc điểm khí hậu
Vị trí địa lí
A
B
C
D
- Cá nhân làm việc
- Cả nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV kết luận chuẩn xác kiến thức
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
1. Tổng kết.	( 5 phút)
? Châu Phi có các kiểu môi trường nào?
? So sánh đặc điểm giống và khác nhau của các kiểu môi trường 
2. Hướng dẫn học tập. ( 1 phút)
Sưu tầm tài liệu: Tìm hiểu nền văn minh sông Nin giá trị kinh tế của sông Nin đối với Bắc Phi?
- Làm các BT trong vở BTBĐ
- Đọc trước bài 29
Ngày soạn 28 /11 /2014
Ngày bắt đầu dạy: /12/2014
TUẦN 16 
TIẾT 32 
 BÀI 29 : DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Sau bài, HS đạt được:
1. Kiến thức: 
- Trình bày một số đặc điểm cơ bản về dân cư, xã hội Châu Phi
+ Dân cư Châu Phi phân bố rất không đều
+ Tỉ lệ gia tăng tự hniên vào loại cao nhất TG
+ Đại dịch AIDS, xung đột sắc tộc
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ dân cư và đô thị, rút ra nguyên nhân cửa dự phân bố đó.
+ Rèn kĩ năng phân tích số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số.
3. Thái độ: 
- Hình thành tính tích cực quan sát, nghiên cưu và phân tích các hiện tượng địa lí xảy ra trên Trái đất
4. Những năng lực chủ yếu cần rèn:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Châu Phi
2. Chuẩn bị của HS.
- SGK, vở ghi, vở bài tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. Ổn định lớp. ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. 
3. Tiến trình bài học.
Dân cư Châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào ? Tại sao nơi đây lại có nhiều bệnh dịch trên TG? 
Một vài học sinh trả lời, GV khái quát dẫn vào bài
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìn hiểu về lịch sử và dân cư
( 18 phút)
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân 
- Cách tiến hành:
 Bước 1:
- HS nghiên cứu tài liệu về sơ lược lịc sử.
Bước 2: Tìm hiểu về dân cư
? Dựa H29.1 và kiến thức đã học trình bày sự phân bố dân cư ở Cphi?
? Tại sao lại có sự phân bố như vậy?( Lưu vực sông Nin, châu thổ phì nhiêu màu mỡ tập trung dân đông nhất ở Châu Phi ) 
Đa số dân sống trên địa bàn nào ?
? Xác định trên H29.1 SGK và bản đồ phân bố dân cư và đô thị Châu Phi, vị trí các thành phố ở Châu Phi có từ 1 triệu dân trở lên ? Đọc tên các thành phố, thuộc khi vực nào ?
- Các thành phố ở Châu Phi có đặc điểm gì ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người ở Châu Phi( 20 phút)
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân 
- Cách tiến hành:
 Bước 1:
GV giới thiệu về vấn đề bùng nổ dân số : 
Bước 2: Tìm hiểu về tình hình dân số
? Đánh giá tình hình dân số ở Cphi? Tại sao Cphi lại xẩy ra tình trạng BNDS?
- Qsát bảng số liệu và lược đồ?
? Các quốc gia có tỉ lệ GTDS tự nhiên cao hơn mức TB nằm ở vùng nào của Cphi?
? Các quốc gia có tỉ lệ GTDS tự nhiên thấp hơn mức TB nằm ở vùng nào của Cphi?
Bùng nổ dân số gây ra hậu quả gì?
? Cphi đang đứng trước vấn đề bức xúc gì?
( Đại dịch HIV)
2005 TG : 43triệu ng nhiễm HIV
- Bước 3: Tìm hiểu về tình trạng xung đột tộc người
? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xung đột tộc người ở Châu Phi? 
( Chính quyền trong tay các thủ lĩnh của một vài tộc người )
? Kết quả giải quyết các mâu thuẫn trên là gì ? Hậu quả cho kinh tế- xã hội ? 
( Nội chiến làm nền kinh tế giảm sút, tạo cho nước ngoài nhảy vào can thiệp )
? Hậu quả của các cuộc xung đột, nội chiến của các nước láng giềng là gì ? 
( Bệnh tật đói nghèo, kinh tế xã hội bất ổn, đặc biệt là bện AIDS phát triển nhất thế giới )
Gv: Kết luận
1.Lịch sử và dân cư
a) Sơ lược lịch sử
b) Dân cư
- Phân bố không đồng đều
+ Thưa thớt ở hoang mạc, rừng rậm.
+ Đông đúc ở ven vịnh Ghi-nê, thung lũng sông Nin, phần đất cực Bắc và Nam Châu Phi.
2. Bùng nổ dân số và xung đột tộc người ở Cphi
a. Bùng nổ dân số
- DS: 81,8 triệu người(13,4% ds TG)
- GTDS: Cao nhất TG 2,4%
- Nạn đói triền miên, đại dịch AIDS
b. Xung đột tộc người
Tồn tại nhiều tộc người khác nhau
Sự bùng nổ dân số, xung đột tộc người, đại dích AIDS và sự can thiệp của nước ngoài là nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội của Châu Phi
 IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
1. Tổng kết.	( 5 phút)
- Đọc ghi nhớ
Tìm hiểu các vấn đề bức xúc ở Châu phi?
Sự phân bố dân cư Châu Phi chủ yếu dựa vào yếu tố tự nhiên nào?
? Nguyên nhân làm cho Châu Phi bị nghèo đói
2. Hướng dẫn học tập. ( 1 phút)
- Học bài cũ
- Làm các BT bản đồ và BT sgk
- Chuẩn bị giờ sau ôn tập
Ngày soạn: 8 /12/2014
Ngày bắt đầu dạy: /12/2014
TUẦN 17 
TIẾT 33 
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Sau bài, HS đạt được:
1. Kiến thức: 
Qua tiết ôn tập giúp học sinh:
+ Hệ thống lại kiến thức đã học trong học kỳ I
2. Kĩ năng: 
+ Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, giải thích, lập bảng thống kê các đơn vị kiến thức đã học.
3. Thái độ: 
+ Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực ôn tập.
4. Những năng lực chủ yếu cần rèn:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Bản đồ tự nhiên châu Phi
2. Chuẩn bị của HS.
- SGK, vở ghi, vở bài tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. Ổn định lớp. ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. ( kết hợp khi ôn tập)
3. Tiến trình bài học.
* Khám phá: ( GV nêu mục tiêu cần đạt giờ ôn tập ) (1phút)
Phần 1. Lí thuyết. ( 21 phút)
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân 
- Cách tiến hành:
 - Bước 1: Nhắc lại nội dung kiến thức đã ôn tập chuẩn bị kiểm tra viết 1 tiết.
Bài 1. Trình bày các đặc điểm về thành phần nhân văn của môi trường 
(Xem lại ở bảng ôn tập chuẩn bị kiểm tra viết 1 tiết và trình bày)
- Cho HS nêu nguyên nhân dân số thế giới tăng nhanh và biện pháp khắc phục.
Bài 2. Đặc điểm các kiểu môi trường trong đới nóng, các hình thức canh tác trong nông nghiệp và sức ép của dân số trong môi trường.
 ((Xem lại ở bảng ôn tập chuẩn bị kiểm tra viết 1 tiết )
Bước 2: Gv yêu cầu Hs thảo luận theo cặp về các kiểu môi trường
Bài 3. HS thảo luận theo cặp dựa vào kiến thức đã học hoàn thành bảng sau:
Môi trường
Đặc điểm khí hậu
Sự thích nghi của sinh vật
1. Xích đạo ẩm
2. Nhiệt đới.
3. Nhiệt đới gió mùa.
4.Ôn đới Hải Dương
5.Ôn đới lục địa.
6. Địa Trung Hải.
7. Hoang mạc.
8. Đới lạnh.
9. Vùng núi.
Bài 4.
 Hoạt động kinh tế của con người và vấn đề cần quan tâm trong đới ôn hoà, hoang mạc, đới lạnh. 
(Xem lại bảng ôn tập các chương 2,3,4,5 và trình bày ).
Bước 3: Tìm hiểu về châu Phi
Bài 5. Gv dùng bản đồ tự nhiên châu Phi
Hãy điền những kiến thức đã học về tự nhiên Châu Phi vào bảng sau :
Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm.
1. Vị trí địa lí.
- Nằm giữa 2 chí tuyến, có đường XĐ đi qua gần chính giữa.
- Giáp các vịnh, biển (VD), ngăn cách với châu á bởi kênh 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_7_bai_1_dan_so_nam_hoc_2014_2015.doc