Giáo án Địa lý 7 tiết 3: ĐỚI NÓNG, MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết vị trí đới nóng trên bản đồ thế giới.

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường xích đạo ẩm.

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí của môi trường đới nóng, môi trường nhiệt đới ẩm.

- Quan sát tranh ảnh về các cảnh quan ở môi trường xích đạo ẩm.

- Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của kiểu môi trường xích đạo ẩm.

- Đọc lát cắt rừng rậm xanh quanh năm để nhận biết một số đặc điểm của rừng rậm xanh quanh năm.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập

II. Chuẩn bị

- GV: Bản đồ các môi trường địa lí; Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm, rừng ngập mặn.

- HS: Sưu tầm tư liệu và sách giáo khoa.

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

Nhận xét bài thu hoạch thực hành.

3. Dạy bài mới

Giới thiệu bài : theo SGK

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 tiết 3: ĐỚI NÓNG, MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 3	Môn: Địa Lí 7
Tiết: 5	
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
	Phần hai: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐẠI LÍ
	Chương I: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG.
	 HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG
BÀI 5. ĐỚI NÓNG, MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
Mục tiêu
Kiến thức
Biết vị trí đới nóng trên bản đồ thế giới.
Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường xích đạo ẩm.
Kĩ năng
Sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí của môi trường đới nóng, môi trường nhiệt đới ẩm.
Quan sát tranh ảnh về các cảnh quan ở môi trường xích đạo ẩm.
Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của kiểu môi trường xích đạo ẩm.
Đọc lát cắt rừng rậm xanh quanh năm để nhận biết một số đặc điểm của rừng rậm xanh quanh năm.
Thái độ
Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập
Chuẩn bị
- GV: Bản đồ các môi trường địa lí; Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm, rừng ngập mặn.
HS: Sưu tầm tư liệu và sách giáo khoa.
Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh
Kiểm tra bài cũ
Nhận xét bài thu hoạch thực hành.
Dạy bài mới
Giới thiệu bài : theo SGK
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1. tìm hiểu vị trí của môi trường đới nóng trên bản đồ thế giới
Gv cho học sinh tìm hiểu thông tin kênh chữ SGK và H5.1và bản đồ treo tường các môi trường địa lí
Hỏi: Em hãy xác định vị trí của môi trường đới nóng trên bản đồ thế giới?
Gv: kết luận và bổ sung, cung cấp thêm thông tin .
Hs thu thập thông tin, hoạt động cả lớp
Hs xác định trên bản đồ.
Hs nhận xét và bổ sung.
I. Đới nóng
Vị trí: đới nóng nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến Bắc và Nam
Hoạt động 2. Tìm hiểu vị trí, đặc điểm tự nhiên của môi trường xích đạo ẩm.
Gv cho hs tìm hiểu thông tin sgk và H5.1, 5.2 và bản đồ treo tường các môi trường địa lí.
Hỏi: Em hãy xác định vị trí của môi trường xích đạo ẩm trên bản đồ treo tường?
Gv cho học sinh quan sát H5.2 và nhận xét:
Đường biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm cho thấy nhiệt độ của xingapo có đặc điểm gì?
Lượng mưa cả năm khoảng bao nhiêu? Sự phân bố lượng mưa trong năm ra sao? Sự chênh lệch giữa lượng mưa tháng thấp nhất và cao nhất là khoảng bao nhiêu milimet?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Hỏi: Hãy nhận xét khí hậu của môi trường xích đạo ẩm?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Gv cho Hs quan sát H 5.3 và 5.4 sgk
Hỏi: Cho biết: Rừng có mấy tầng chính? Tại sao rừng ở đây lại có nhiều tầng?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Gv giới thiệu thêm về rừng ngập mặn.
Gv gọi 1-2 Hs đọc ghi nhớ
Hoạt động cả lớp
Tl: Vị trí địa lí: Nằm chủ yếu trong khoảng 50B đến 50N
Hs xác định trên bản đồ treo tường và nhận xét, bổ sung.
Tl: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 260c, biên độ nhiệt thấp khoảng hơn 10c
Tl: - Lượng mưa trung bình năm khoảng: 2500mm.
Mưa quanh năm, mưa nhiều, sự chênh lệch giữa các tháng rất thấp.
Chênh lệch khoảng 75mm 
Hs nhận xét và bổ sung
Hs nêu nhận xét
Tl: - 5 tầng.
 - Vì: độ ẩm và nhiệt độ cao
Hs đọc ghi nhớ.
II. Môi trường xích đạo ẩm
 1. Khí hậu
- Vị trí địa lí: Nằm chủ yếu trong khoảng 50B đến 50N
- Đặc điểm: Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm. 
 2. Rừng rậm xanh quanh năm
 Do độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển. Cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nhiều tầng, nhiều dây leo, chim thú…
Củng cố:
Câu 1. Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm gì ?
Hướng dẫn làm bài tập 3 và bài tập 4 sgk
Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn hs học bài
Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet…
Hướng dẫn làm tiếp bài tập 3,4 sgk
Hướng dẫn chuẩn bị bài 6.
Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN: 3	Môn: Địa Lí 7
Tiết : 6	
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 BÀI 6. MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
Mục tiêu
Kiến thức: 
Biết được đặc điểm của đất và biện phápvà biện pháp bảo vệ đất ở môi trường nhiệt đới 
Biết hoạt động kinh tế của con người là một trong những nuyên nhân làm thoái hóa đất diện tích xa van và nửa hoang mạc ở đới nóng ngày càng mở rộng.
Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí của môi trường nhiệt đới.
- Quan sát tranh ảnh về các cảnh quan ở môi trường nhiệt đới .
- Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của kiểu môi trường nhiệt đới. 
- Phân tích mỗi quan hệ giữa các thành phần tự nhiên (đất và rừng) giữa hoạt đông kinh tế của con người và môi trường
Thái độ
Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập
Có ý thức gữi gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên và phê phán các hoạt động xấu làm ảnh hưởng đên môi trường.
Chuẩn bị
 - GV:Hình 6.1; 6.2; 6.3; 6.4 sgk và bản đồ các môi trường địa lí treo tường.
Các tranh về cảnh quan của môi trường nhiệt đới.
- HS: Sưu tầm tư liệu và sách giáo khoa.
Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh
Kiểm tra bài cũ
Câu 1.Nêu vị tr1 và đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm?
Câu 2. Nêu các kiểu rừng ở môi trường xích đạo ẩm ?Vì sao rừng ở đây xanh quanh năm?
Dạy bài mới
Giới thiệu bài : theo tóm tắt tiêu đề sgk.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1. tìm hiểu đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới.
Gv cho học sinh tìm hiểu thông tin kênh chữ SGK và H6.1; 6.2 và bản đồ các môi trường địa lí treo tường.
Hỏi: Em hãy xác định vị trí của môi trường nhiệt đới?
Gv: kết luận
Hỏi: quan sát các biểu đồ H 6.1; 6.2, nhận xét về sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Hoạt động 2. tìm hiểu Các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới
Gv cho học sinh tìm hiểu thông tin sgk và H 6.3, 6.4 sgk
Gv cung cấp kiến thức
?. Thiên nhiên môi trường nhiệt đới thay đổi như thế nào? Ví dụ?
TÍCH HỢP MT
?. Đất ở đây vì sao dễ bị xói mòn, rữa trôi, thoái hóa khi không có cây cối che phủ hay canh tác không hợp lí?
?Tại sao diện tích xavan và nữa hoang mạc, hoang mạc ngày càng gia tăng ở môi trường nhiệt đới?
? Để bảo vệ đất theo em cần làm gì và không làm gì?
Gv kết luận, bổ sung
Hs quan sát H 6.3; 6.4
Hỏi: Thảm thực vật thay đổi như thế nào ? Ví dụ?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Hs thu thập thông tin, hoạt động cả lớp
Trả lời:- Hs xác định.
Tl: - Nhiệt độ: nóng, có hai lận mặt trời tăng cao trong năm. Gần xích đao biên độ nhiệt càng nhỏ và ngược lại.
 - Lượng mưa: Cao, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. gần xích đạo mưa càng nhiều.
Hoạt động cả lớp
Tl: - theo Sgk
Tl:- Do mưa nhiều,mưa tập trung, nắng nóng và nhất là có thời kì khô hạn kéo dài dễ gây ra hoang mạc….
 - Vì chặt phá cây rừng, năng nóng, ít mưa 
 - Cần canh tác hợp lí, trồng rừng, không chặt phá rừng…
Hs nhận xét và bổ sung
Tl: Hs trình bày theo sgk
Hs nhận xét và bổ sung.
1. Khí hậu
- Vị trí địa lí: khoảng 50B và 50N đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
- Đặc điểm: nóng quanh năm, có thời kì khô hạn., càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn; Lượng mưa trung bình từ 500 đến 1500mm, chủ yếu trong mùa mưa.
2. Các đặc điểm khác của môi trường
- Thiên nhiên thay đổi theo mùa.
- Đất ở môi trường nhiệt đới dễ bị xói mòn, rữa trôi và thoái hóa.
- Thảm thực vật thay đổi về hai chí tuyến: Rừng thưa -> đồng cỏ cao nhiệt đới (xa van) -> Cây bụi gai ( nữa hoang mạc )
Gv cho Hs đọc ghi nhớ
1-2 Hs đọc to, rõ
Củng cố:
Câu 1. Nêu đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới?
Câu 2. Giải thích tại sao đất ở đây có màu đỏ vàng( đất feralit ) ?
Hs làm bài tap 45sgk
Bài tập 4: Quan sát hai biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của vùng nhiệt đớt dưới đây, cho biết biểu đồ nào ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu? Tại sao? (Lớp 7A)
Hướng dẫn về nhà
- Hướng dẫn hs học bài
- làm bài tập 3; 3; 4 sgk
- Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet…
- Hướng dẫn chuẩn bị bài 7
- Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Duyệt
 Vũ Thị ánh Hồng 

File đính kèm:

  • docĐia 7 T3.doc