Giáo án Địa lý 7 tiết 21: Thiên nhiên Bắc Mĩ

I. Mục tiêu

1.Kiến thức

- Biết được vị trí, giới hạn của Bắc Mĩ trên

- Trình bày được những đặc điểm địa hình Bắc Mĩ: cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm ba khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Trình bày được đặc điểm của các sông và Hồ lớn của Bắc Mĩ.

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ.

 2. Kĩ năng

- xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị rí địa lí của khu vực Bắc Mĩ

- Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để nhận biết và trình bày sự phân hóa địa hình theo chiều Đông – Tây của Bắc Mĩ.

- Sử dụng các bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của Bắc Mĩ.

3. Thái độ

Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác , phát biểu trong học tập và yêu thích môn học

 II. Chuẩn bị

- GV: Bản đồ tự nhiên châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới .

- HS: Sưu tầm tư liệu, sách giáo khoa.

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

Câu 1. Tính phần lục địa châu Mĩ trãi dài trên bao nhiêu vĩ độ?

 Câu 2. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

3. Dạy bài mới: Giới thiệu bài theo SGK

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9014 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 tiết 21: Thiên nhiên Bắc Mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 21	 Môn: Địa Lí 7
Tiết : 39	
Ngày soạn:
BÀI 36. THIÊN NHIÊN BẮC MĨ
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Biết được vị trí, giới hạn của Bắc Mĩ trên 
- Trình bày được những đặc điểm địa hình Bắc Mĩ: cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm ba khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến.
- Trình bày được đặc điểm của các sông và Hồ lớn của Bắc Mĩ.
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ.
 2. Kĩ năng 
- xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị rí địa lí của khu vực Bắc Mĩ
- Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để nhận biết và trình bày sự phân hóa địa hình theo chiều Đông – Tây của Bắc Mĩ.
- Sử dụng các bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của Bắc Mĩ.
Thái độ
Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác , phát biểu trong học tập và yêu thích môn học
 II. Chuẩn bị
- GV: Bản đồ tự nhiên châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới .
- HS: Sưu tầm tư liệu, sách giáo khoa.
Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh
Kiểm tra bài cũ
Câu 1. Tính phần lục địa châu Mĩ trãi dài trên bao nhiêu vĩ độ?
 Câu 2. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?
Dạy bài mới: Giới thiệu bài theo SGK
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn Bắc Mĩ.
Gv cho hs tquan sát lược đồ h36.2, bản đồ châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới.
?Xác định vị trí của Bắc Mĩ?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Hoạt động 2. Tìm hiểu địa hình Bắc Mĩ.
Gv cho hs tquan sát lược đồ h36.1 và 36.2, bản đồ châu Mĩ hoặc bản đồ tự nhiên Bắc Mĩ.
? Nhận xét địa hình Bắc Mĩ?
Gv chuẩn xác và kết luận.
? Xác định độ cao trung bình, sự phân bố các dãy núi và các cao nguyên của hệ thống coo-đi-e?
? Xác định và nêu đặc điểm của đồng bằng?
? Xác định và nêu đặc điểm của dãy núi già A-Pa-Lat?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Gv cho hs tìm hiểu và xác định các hệ thống sông lớn và các hồ lớn ở Bắc Mĩ.
? Nhận xét tài nguyên Bắc Mĩ?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Hoạt động cả lớp 1 phút
Tl: Từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 150B
Tl: Cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm ba khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến.
Tl: Cao trung bình 3000-4000m có nhiều dãy núi chạy song song dọc bờ phía tây của lục địa, xen kẻ là các cao nguyên và sơn nguyên.
Tl: Hs xác định và nêu: tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía Nam và Đông Nam.
Tl: hs xác định và nêu đặc điểm: phía đông, là miền núi cổ...
Tl: Có hệ thống hồ lớn, hệ thống Sông Mi-xu-ri; Mi-xi-xi-pi.
Tl: Khá đa dạng: vàng, đồng, quặng đa kim, uranium phía Bắc, Than , sắt phía đông
 1. Vị trí địa lí và giới hạn
Từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 150B
2. Các khu vực địa hình
- Cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm ba khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến:
 + Phía Tây là miền núi trẻ cooc-đi-e cao, đồ sộ, hiểm trở
 + Đồng bằng rộng lớn ở giữa, hình lòng máng, nhiều hồ lớn và sông dài.
 + Phía đông: là miền núi già A-Pa-Lat và cao nguyên.
- Có hệ thống hồ lớn, hệ thống Sông Mi-xu-ri; Mi-xi-xi-pi.
- Tài nguyên Khá đa dạng: vàng, đồng, quặng đa kim, uranium phía Bắc, Than , sắt phía đông
Hoạt động 3. Tìm hiểu đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ.
?Từ vị trí Bắc Mĩ, em hãy cho biết Bắc Mĩ có những đới khí hậu nào?
Gv cho hs quan sát lược đồ H36.3
? Hãy cho biết kiểu khí hậu nào ở Băc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất?
? Quan sát H 36.2 và 36.3, giải thích tại sao lại có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía Tây và phần phía đông kinh tuyến 1000T của Hoa Kì?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Tl: Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
Hoạt động cả lớp 3 phút
Hs theo dõi sgk
Tl: khí hậu ôn đới
Tl: Do trãi dài trên nhiều đới khí hậu. Do địa hình núi phía Tây cao và đồ sộ.
3. Sự phân hóa khí hậu
Đa dạng:
- phân hóa theo chiều Bắc – Nam: các đới Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
- Phân hóa theo chiều tây-đông: 
Gv gọi 1-2 Hs đọc phần ghi nhớ.
1-2 Hs đọc rõ, to phần ghi nhớ
	 4. Củng cố
 Câu 1. Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ?
 Câu 2. Trình bày sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ, giải thích sự phân hóa đó?
5. Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn hs học bài
Trả lời câu hỏi sgk hướng dẫn làm bài tập 1,2
Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet…
Hướng dẫn chuẩn bị bài 37.
Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
TUẦN: 21	 	 Môn: Địa Lí 7
Tiết : 40	
Ngày soạn: 
BÀI 37. DÂN CƯ BẮC MĨ
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản ) một số đặc điểm của dân cư Bắc Mĩ
 2. Kĩ năng 
Sử dụng bản đồ, lược đồ dân cư Bắc Mĩ để trình bày đắc điểm dân cư Bắc Mĩ.
Thái độ
 Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập
 II. Chuẩn bị
- GV: Bản đồ dân cư Bắc Mĩ.
- HS: Sưu tầm tư liệu, sách giáo khoa.
Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh
Kiểm tra bài cũ
Câu 1. Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ?
 	Câu 2. Trình bày sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ, giải thích sự phân hóa đó?
Dạy bài mới: Giới thiệu bài theo SGK
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu Sự phân bố dân cư
Gv cung cấp thông tin
Gv cho hs tìm hiều thông tin sgk và lược đồ h37.1, bản đồ dân cư Bắc Mĩ.
?nhận xét sự phân bố dân cư của khu vực Bắc Mĩ?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Gv cho hs chia lớp thành các nhóm 4 hs thảo luận, nội dung:
? Những nơi có dân cư tập trung đông đúc và những nơi có dân cư thưa thơt. Giải thích nguyên nhân?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Hoạt động cả lớp 2 phút
Tl: Dân cư phân bố không đều
Hs chia nhóm, thảo luận, thống nhất, báo cáo, nhận xét và bổ sung
Cần đạt:
- thưa thớt ở phía Bắc và phía Tây là do khí hậu lạnh phía Bắc, địa hình núi cao phía Tây.
- Đông đúc phía đông là do địa hình thấp, bằng phẳng, khí hậu ấm và mát mẽ.
 1. Sự phân bố dân cư
- Năm 2001, dân số l12 419,5 triệu người, mật độ dân số trung bình là 20 người/km2. Dân số tăng chậm chủ yếu là gia tăng cơ giới.
- Dân cư phân bố không đều:
 + Đông đúc ở vùng hồ lớn, đông bắc Hoa Kì, phía đông của sông Mi-xi-xi-pi là do địa hình thấp, bằng phẳng, khí hậu ấm và mát mẽ, mưa nhiều.
 + Thưa thớt ở phía Bắc và phía Tây là do khí hậu lạnh phía Bắc, địa hình núi cao phía Tây.
Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm đô thị Bắc Mĩ.
Gv cho hs quan sát lược đồ H37.1 và bản đồ treo tường.
? Xác định các đô thị lớn Bắc Mĩ?
? Nhận xét sự phân bố của khu vực Bắc Mĩ?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Hoạt động cả lớp 3 phút
Tl: Hs xác định và đọc tên các đô thị.
Tl:
- Tỉ lệ dân đô thị cao, trên 76% dân số.
- Thành phố tập trung ở quanh vùng Hồ lớn, ven bờ đại Tây dương. Càng vào nội địa đô thị càng nhỏ bé và thưa thớt.
- Gần đây xuất hiện nhiều thành phố mới ở miền Nam và duyên hải Thái Bình Dương đã dẫn đến sự phân bố lại dân cư của Hoa Kì.
2. Đặc điểm đô thị
- Tỉ lệ dân đô thị cao, trên 76% dân số.
- Thành phố tập trung ở quanh vùng Hồ lớn, ven bờ đại Tây dương. Càng vào nội địa đô thị càng nhỏ bé và thưa thớt.
- Gần đây xuất hiện nhiều thành phố mới ở miền Nam và duyên hải Thái Bình Dương đã dẫn đến sự phân bố lại dân cư của Hoa Kì.
Gv gọi 1-2 Hs đọc phần ghi nhớ.
1-2 Hs đọc rõ, to phần ghi nhớ
	 4. Củng cố
 Câu 1. Trình bày sự thay đổi trong phân bố dân cư của Bắc Mĩ?
5. Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn hs học bài
Trả lời câu hỏi sgk hướng dẫn làm bài tập 1,2
Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet…
Hướng dẫn chuẩn bị bài 38.
Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
	Duyệt
Vũ Thị Ánh Hồng

File đính kèm:

  • docĐia 7 T21.doc
Giáo án liên quan