Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 24: Môi trường vùng núi

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức.

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi.

- Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới.

2. Tư tưởng: giáo dục HS biết và hiểu điều kiện khí hậu của con người vùng núi trên thế giới nói chung khí hậu vùng núi nước ta nói riêng.

3. Rèn luyện kỹ năng:

- Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi để thấy được sự khác nhau giữa vùng núi đới nóng với vùng núi đới ôn hoà.

- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan, các dân tộc ở vùng núi.

II. ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

GV:- Ảnh chụp phong cảnh vùng núi VN - TG.

-Bản đồ tự nhiên thế giới.

HS: SGK, vở soạn, tập bản đồ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS

2. Bài cũ : (4 phút)?Cho biết các hoạt động kinh tế chính của dân tộc đới lạnh? Nêu những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh.

3. Bài mới:

Giới thiệu: (1 phút) Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và theo hướng sườn núi. Càng lên cao, không khí càng loãng và càng lạnh làm cho quan cảnh tự nhiên và cuộc sống của con người ở các vùng núi có nhiều điểm khác biệt so với đồng bằng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 24: Môi trường vùng núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:12
Tiết: 24
Bài 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
S:
G:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức.
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi. 
- Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới.
2. Tư tưởng: giáo dục HS biết và hiểu điều kiện khí hậu của con người vùng núi trên thế giới nói chung khí hậu vùng núi nước ta nói riêng.
3. Rèn luyện kỹ năng:
- Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi để thấy được sự khác nhau giữa vùng núi đới nóng với vùng núi đới ôn hoà.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan, các dân tộc ở vùng núi.
II. ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC 
GV:- Ảnh chụp phong cảnh vùng núi VN - TG.
-Bản đồ tự nhiên thế giới.
HS: SGK, vở soạn, tập bản đồ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: kiểm tra sách, vở của HS
2. Bài cũ : (4 phút)?Cho biết các hoạt động kinh tế chính của dân tộc đới lạnh? Nêu những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh.
3. Bài mới:
Giới thiệu: (1 phút) Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và theo hướng sườn núi. Càng lên cao, không khí càng loãng và càng lạnh làm cho quan cảnh tự nhiên và cuộc sống của con người ở các vùng núi có nhiều điểm khác biệt so với đồng bằng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
HĐ1: (20 phút) KT: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi. 
KN: Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi để thấy được sự khác nhau giữa vùng núi đới nóng với vùng núi đới ôn hoà.
- GV gợi ý cho HS nhớ lại KTlớp 6 ( các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu ), đọc kênh chữ SGK cho biết:
Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào? Tại sao ?
GV: Vận dụng kiến thức Vật lí, giải thích sự thay đổi nhiệt độ khi lên cao.
- So sánh lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió .
- Giới hạn băng tuyết núi cao ở đới nóng và đới ôn hoà?
- HS trình bày kết quả - học sinh khác bổ sung –giáo viên kết luận .
- GV hướng dẫn HS đọc H23.2 SGK cho biết :
- Sự thay đổi quang cảnh từ thấp lên cao ở vùng núi Hy ma lay a?
- Trình bày sự thay đổi thực vật từ thất lên cao ở vùng núi An pơ. Giải thích tại sao có sự biến đổi đó.
- So sánh sự phân tầng thực vật theo độ cao ở đới nóng đới ôn hoà? Giải thích sự khác nhau.
- Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm .
- Sườn Nam Hymalaya cây thấp lùn, hoa đỏ đỉnh tuyết phủ trắng.
- So sánh về độ cao của các thẩm thực vật.
- Đới ôn hoà không có rừng rậm và rừng cận nhiệt 
* Giải thích: Chú ý so sánh nhiệt độ trung bình của đới nóng với đới ôn hoà .
- Càng lên cao còn mưa nhiều, tới độ cao nào đó độ ẩm bắt đầu giảm thì ít mưa 
- HS trình bày kết quả - GV kết luận.
- HS dựa vào H 23.2 SGK, hãy nhận xét về sự phân tầng thực vật của hai sườn của dãy núi An pơ và giải thích.
- Sườn đón nắng có các vành đai thực vật ở độ cao như thế nào so với sườn khuất nắng ?
- Sườn đón gió so với sườn khuất gió.
-HStrình bày –GV kết luận .
GV: Vận dụng kiến thức Sinh học giải thích sự thay đổi thảm thực vật giữa hai sườn đón gió, đón nắng có mưa nhiều, thực vật phát triển xanh tốt hơn, sườn khuất gió, khuất nắng, mưa ít, thực vật cằn cỗi hơn.
HĐ 2: (15 phút) KT: Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới
KN: Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan, các dân tộc ở vùng núi.
- Học sinh làm phiếu bài tập. HS nối ý ở hai bài tập dưới đây sao cho phù hợp . 
Các dân tộc ở miền núi
Địa bàn cư trú
Châu Á
Độ cao trên 3000m 
Vùng núi Châu Pi
Mặt đất bằng phẳng rộng, sườn núi cao đón gió mưa .
Nam Mỹ
Vùng núi cao chắn gió nhiều mưa. Khí hậu mát mẻ.
- HS trình bày kết quả - GV kết luận .
- Vùng núi là nơi thưa dân hay đông dân ? 
* Gợi ý: Đối chiếu bản đồ tự nhiên với bản đồ dân cư.
GV liên hệ giáo dục về vùng núi nước ta về môi trường, điều kiện sinh sống của con người. 
GV lồng ghép giáo dục môi trường:khai thác rừnghợp lí và trồng cây xanh
- Kể tên một số dân tộc sống ở vùng núi nước ta? 
- Nêu một vài đặc điểm về quần cư của người dân vùng núi.
1.Đặc điểm của môi trường.
-Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn.
- Thay đổi theo độ cao: lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm 0,6oc.
*Nguyên nhân: nhiệt độ giảm theo độ cao.
- Thay đổi theo hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều , sườn khuất gió mưa ít.
Nguyên nhân: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo hướng sườn núi.
- Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi giống như ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
2. Cư trú của con người.
- Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- Các dân tộc vùng núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẻ, nhiều lâm sản.
- Các dân tộc miền núi Nam Mỹ ưa sống ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi cho treồng trọt, chăn nuôi.
- Ở vùng Sừng châu Phi, người Êtiôpia sống tập trung trên các sười núi chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ.
4.Củng cố : (4 phút) -Đặc điểm khí hậu vùng núi?
-Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK và làm bài tập bản đồ .
5.Dặn dò :(1 phút) Học bài cũ. Ôn tập từ đới ôn hoà đến tiết 25.
6.RKN:..........................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao an w bai moi truong vung nui.doc