Giáo án Địa lý 12 cả năm

Phần một

ĐỊA LÝ VIỆT NAM

Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta.

- Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

- Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.

2. Kĩ năng:

- Khai thác được các thông tin kinh tế - xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ.

- Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới.

- Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới.

3. Thái độ: Xác dịnh được tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển của Đất nước.

 

doc264 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 12 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gần đây liên tục tăng:
A. Xuất khẩu
C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. Dân số tăng nhanh
D. Gia tăng các khu công nghiệp
Câu 4: Để phát triển mạnh công nghiệp điện lực mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên,... ta nên dựa vào nguồn tài nguyên:
A. Nước.
C. Dầu.
B. Than.
D. Khí đốt.
Câu 5: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không được xây dựng ở miền Nam là do:
A. Thiếu đội ngũ lao động có trình độ.
C. Xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
B. Xa các mỏ than.
D. Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Câu 6: Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phan bố các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm:
A. Thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển.
B. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
C. Nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao.
D. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ.
V. Hoạt động nối tiếp:
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta giai đoạn 1990 - 2006:
Sản phẩm
1990
1995
2000
2006
Than (Triệu tấn)
4,0
8,4
11,6
38,9
Dầu mỏ (triệu tấn)
2,7
7,6
16,3
17,2
Điện (tỉ KWh)
8,8
24,7
26,7
59,1
a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2006.
b) Nhận xét và giải thích sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa sản lượng than, dầu mỏ và điện.
VI. Phụ lục:
Phiếu học tập số 1: Công nghiệp khai thác than:
Các loại
Trữ lượng
Phân bố
Tình hình sản xuất
antraxit
Than nâu
Than bùn
Phiếu học tập số 2: Công nghiệp khai thác dầu, khí:
Trữ lượng
Phân bố
Tình hình sản xuất
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1:
Công nghiệp khai thác than:
Các loại
Trữ lượng
Phân bố
Tình hình sản xuất
antraxit
Hơn 3 tỉ tấn
Vùng Đông Bắc, nhất là Quảng Ninh
- Trước năm 2000 tăng với tốc độ bình thường (năm 1990 là 4,6 triệu tấn, năm 1995 là8,4 triệu tấn, năm 2000 là 11,6 triệu tấn.
-- Những năm gần đây tăng với tốc độ rất nhanh (năm 2005 đạt hơn 34 triệu tấn)
Than nâu
Hàng chục tỉ tấn
Đồng bằng sông Hồng
Than bùn
Lớn
- Có ở nhiều nơi.
- Tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long (nhất là khu vực U Minh)
Than mỡ
Nhỏ
Thái Nguyên
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2:
Công nghiệp khai thác dầu, khí:
Trữ lượng
Phân bố
Tình hình sản xuất
- Vài tỉ tấn dầu mỏ.
- Hàng trăm tỉ m3 khí
- Các bể trầm tích ngoài thềm lục địa.
- Bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn có triển vọng về trữ lượng và khả năng khai thác.
- Ngoài ra dầu, khí còn có ở bể trầm tích sông Hồng, trung Bộ, Thổ Chu - Mã Lai.
- Năm 1986, tấn dầu thô đầu tiên được khai thác. Từ đó đến nay, sản lượng khai thác liên tục tăng (năm 2005 đạt 18,5 triệu tấn).
- Khí tự nhiên đã được khai thác phục vụ cho nhà máy điện và sản xuất phân đạm.
- Chuẩn bị cho ra đời ngành công nghiệp lọc - hóa dầu (Dung Quất).
Giáo án số: 31
Soạn ngày.............tháng..........năm 2009
Giảng ngày................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp 
I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu dược khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp và vai trò của nó trong công cuộc Đổi mới kinh tế - xã hội ở nước ta.
- Biết được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta.
- Biết được các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chính ở nước ta hiện nay và sự phân bố của chúng.
2. Kĩ năng: 
- Xác định được trên bản đồ các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp (điểm, khu, trung tâm công nghiệp)
- Phân biệt được các trung tâm công nghiệp với qui mô (hoặc ý nghĩa) khác nhau trên bản đồ.
3. Thái độ:
- ủng hộ các chủ trương của Nhà nước về việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung.
- Không đồng tình với một số điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp không tuân thủ luật Bảo vệ môi trường.
II. phương tiện dạy học:
- Bản đô giáo khoa treo tường Công nghiệp chung Việt Nam..
- At lat Địa lí Việt Nam.
- Bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh có liên quan.
III. Hoạt động dạy và học:
A. ổn định tổ chức:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
B. Kiểm tra miệng: 
Câu 1: Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
Câu 2: Phân tích cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (Cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố).
* Khởi động: GV yêu cầu HS nhắc lại một só hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đã được học ở lớp 10 và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
* Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Hình thức; Cá nhân./ lớp.
Bước 1: HS đọc nhanh mục 1 - SGK.
Bước 2: Phát biểu khái niệm và vai trò của tỏ chức lãnh thổ công nghiệp.?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Hình thức: Cá nhân/ hoặc lớp.
Bước 1: HS dựa vào sơ đồ hình 28 và bản đồ công nghiệp:
? Hãy phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
? Nhóm nhân tố nào có ý nghĩa quyết định đến việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bước 2: HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
GV lưu ý HS: trong trường hợp nhất định nhóm nhân tố bên ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong một số trường hợp cụ thể, nó chi phối mạnh mẽ, thậm chí quyết định đối với tổ chức lãnh thổ công nghiệp của một lãnh thổ nào đó.
Sự hợp tác quốc té: 
Hỗ trợ vốn đàu tư từ các nướ kinh tế phát triển. Quá trình đầu tư làm xuất hiện ở các nước đang phát triên một vài ngành công nghiệp mới, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và mở rộng ngành nghề truyền thống. Điều đó dẫn đến sự thay dổi tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo cả 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực
Chuyển giao kĩ thuật và công nghệ cũng là một trong những hướng quan trọng. Kĩ thuật và công nghệ hiện đại có ý nghĩa quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh té. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô, phương hướng, phân bố sản xuất cũng như các hình thức tỏ chức lãnh thổ và bộ mặt kinh tế của đất nước nói chung và các vùng nói riêng.
Chuyển giao kinh nghiệm tổ chức, quản lí đến các nước đang phát triển đã và đang trở thành yêu cầu cầu cấp thiết. Kinh nghiệm quản trị giỏi không chỉ giúp cho từng doanh nghiệp làm ăn phát đạt, mà còn mở ra cơ hội cho họ hợp tác chặt chẽ với nhau, tạo ra sự liên kết bền vững trong một hệ thống sản xuất kinh doanh thống nhất. Chính sự liên kết đó là tiền đề để hình thành các không gian công nghiệp cũng như các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu điểm công nghiệp.
Hình thức: Cá nhân/ lớp.
Bước 1: HS dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10, kiến thức trong bài học và bản đồ công nghiệp chung (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam):
? Hãy nêu đặc điểm chính của điểm công nghiệp.
? Xác định một số điểm công nghiệp.
Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu khu công nghiệp
Hình thức: Cá nhân/ lớp.
Bước 1: HS dựa vào SGK, Bản đồ công nghiệp chung (hoặc At lat Địa lí Việt Nam) hãy:
? Nêu đặc điểm khu công nghiệp, tình hình phát triển các khu công nghiệp ở nước ta.
? Tại sao khu công nghiệp lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung.(Đây là khu vực có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển sản xuất, cho việc xuất và nhập hàng hóa, máy móc thiết bị.
- Có kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt về giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện nước
- Có nguồn lao động đông, dồi dào với chất lượng cao.
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
- Các ngành kinh tế phát triển ở trình độ cao hơn ở các vùng khác.
- Các nguyên nhân khác: cơ chế quản lí có nhiều đổi mới, năng động, sự có mặt của một số loại tài nguyên.)
Bước 2: HS trả lời, bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu trung tâm công nghiệp.
Hình thức: Cá nhân/ lớp.
Bước 1: GV yêu cầu HS:
? Trình bày đặc điểm của trung tâm công nghiệp.
? Cách phân loại trung tâm công nghiệp.
? Dựa vào bản đồ công nghiệp chung (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) hãy xác định các trung tâm công nghiệp lớn và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm.
Bước 2: HS trả lời, bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
TP Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta, vì:
- Có vị trí địa lí thuận lợi: Hà Nội nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Hồng, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, lại nằm gần những vùng giàu tài nguyên khoáng sản, lâm sản và thủy điện. TP Hồ Chí Minh ở trung tâm của Đông Nam Bộ, một vùng kinh tế năng động và phồn thịnh của đất nước, nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tiếp giáp với những vùng giàu tài nguyên, nằm gần những tuyến giao thông quốc tế.
- Là hai thành phố có số dân đông nhất, năm 2006, số dân của Hà Nội là 3,2 triệu người, TP Hồ Chí Minh là 6,1 triẹu người, chất lượng nguồn lao động dẫn đầu cả nước, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất hoàn thiện nhất 

File đính kèm:

  • docGIAO_ÁN_ĐỊA LÝ 12_COBAN.doc