Giáo án Địa lý 10 cơ bản

I. Mục tiêu bài học.

 Sau bài học, HS cần:

 1. Kiến thức

 + Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó.

 + Khi đọc bản đồ địa lí trước hết phải tìm hiểu bảng chú giải của bản đồ.

 2. Kĩ năng.

 HS có thể nhận biết được một số phương pháp thể hiện các đối tuợng địa lí trên bản đồ qua các đặc điểm kí hiệu bản đồ.

 3. Thái độ.

 Nhận thấy được sự cần thiết của việc tìm hiểu bảng chú giải khi đọc bản đồ.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học

 - PP: Khai thác kiến thức từ kênh hình và SGK, giảng giải, đàm thoại gợi mở và thảo luận nhóm

- PT: + Bản đồ khung Việt Nam

 + Bản đồ công nghiệp Việt Nam

 + Bản đồ khí hậu Việt Nam.

+ Bản đồ phân bố dân cư châu Á.

III. Tiến trình dạy học.

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 Phân biệt cách thể hiện trên bản đồ của phép chiếu phương vị, phép chiếu hình nón và phép chiếu hình trụ.

 3. Dạy bài mới.

 Mở bài: Các em đã được biết nhiều kí hiệu khác nhau của bản đồ ở các lớp dưới, nhưng chúng phân loại ra sao? Từng loại thể hiện trên bản đồ như thế nào? Đó là điều các em chưa biết

 

doc164 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4073 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 10 cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c của các nhóm nước trên thế giới. Liên hệ Việt Nam.
+ HS: trình bày kết quả
+ GV: chuẩn kiến thức
I. Cơ cấu sinh học.
1. Cơ cấu dân số theo giới.
- Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giớ nam so với giới nữ hoặc với tổng số dân. Đơn vị % 
- Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian và có sự khác nhau giữa các nước, các khu vực.
Nước phát triển: nam< nữ
Nước đang phát triển: nam > nữ
2. Cơ cấu dân số theo tuổi.
-Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
- Cơ cấu dân số theo tuổi được chia thành 3 nhóm tuổi chính:
+ Dưới tuổi LĐ: < 15tuổi
+ Trong độ tuổi LĐ: 15-59 (có thể 64)
+ Quá tuổi LĐ: > 60 (có thể > 65 tuổi)
- Sự phân chia cơ cấu dân số già hay trẻ tùy thuộc vào tỉ lệ của từng nhóm tuổi trong cơ cấu dân số. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, các nước phát triển có cơ cấu dân số già.
- Tháp dân số là biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi và giới.
- Có 3 kiểu tháp DS: 
+ Kiểu mở rộng
+ Kiểu thu hẹp
+ Kiểu ổn định
II. Cơ cấu Xã hội
1. Cơ cấu Ds theo lao động
a. Nguồn lao động
- Nguồn lao động gồm những người từ 15 tuổi trở lên có khả năng tham gia lao động
- Nguồn lao động được chia thành 2 nhóm:
+ DS hoạt động KT
+ DS không hoạt động KT
b. Cơ cấu Ds theo khu vực KT
- Ds hoạt động theo khu vực KT được chia thành 3 khu vực:
+ KV I (N-L-N)
+ KV II (CN-XD)
+ KV III (DV)
- DS hoạt động theo khu vực KT có sự khác nhau giữa các nước:
+ Nước đang phát triển: KV I cao nhất
+ Nước phát triên: KV III cao nhất
2. Cơ cấu DS theo trình độ văn hoá
- Căn cứ:
+ Tỉ lệ người biết chữ ( 15 tuổi trở lên)
+ Số năm đến trường ( 25 tuổi trở lên)
- Các nước p[hats triển có tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học cao nhất, thấp nhất là các nước kém phát triển
4. Đánh giá
Hướng dẫn HS làm BT 3 SGK
5. Hoạt động nối tiếp.
Làm BT trang 92 SGK. Đọc bài mới
IV. Rút kinh nghiệm
Tiết PPCT: 27
Ngày soạn:1 /11 / 2013
Bài 24: PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
 VÀ ĐÔ THỊ HÓA
I-Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
-Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
-Phân biệt được các loại hình quần cư, đặc điểm và chức năng của chúng.
-Hiểu được bản chất, đặc điểm của đô thị hóa và ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
2. Kĩ năng:
-Biết cách tính mật độ dân số.
-Nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, ảnh địa lý về tính hình phân bố dân cư, các hình thái quần cư và dân thành thị.
3. Thái độ: Thấy được ảnh hưởng của sự phân bố dân cư không đều đến sự phát triển KT-XH.
II. Thiết bị dạy học
 - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị lớn trên thế giới
 - Một số hình ảnh về nông thôn, về các thành phố lớn trên thế giới
III. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 Hãy mô tả và nêu đặc trưng cơ bản của dân số qua từng kiểu tháp tuổi
Dạy bài mới
Mở bài bằng cách nêu ra một số câu hỏi nhằm định hướng hoạt động nhận thức của HS. Ví dụ: Dân cư trên thế giới phân bố ra số? Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư? Có mấy loại hình quần cư? Mỗi loại hình có chức năng và đặc điểm gì? 
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
5p
15p
10p
10p
5p
HĐ1: cá nhân
+ GV giao nhiệm vụ: HS đọc mục 1 tìm hiểu khái niệm phân bố dân cư và mật độ dân số.
+ HS: trình bày
+ GV: chuẩn kiến thức
HĐ2: nhóm
+ GV: chia lớp làm 6 nhóm và giao nhiệm vụ:
 - Nhóm 1, 2: Đọc mục 2.a, kết hợp với bảng số liệu tìm hiểu về mật độ dân số trung bình thế giới thế giới.
 - Nhóm 3, 4: ng/c bảng số liệu 24.2: nêu sự thay đổi về tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới thời kì 1650-2005
 - Nhóm 5, 6: Đọc mục 3: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư.
+ HS: đại diện nhóm trình bày
+ GV: chuẩn kiến thức 
HĐ3: cá nhân
+ GV: yêu cầu HS đọc SGK và cho biết:
 - Các loại hình quần cư
 - Cơ sở phân chia các loại hình quần cư.
 - Sự khác nhau cơ bản giữa các loại hình quần cư.
+ HS: trình bày nội dung đã tìm hiểu.
+ GV: chuẩn kiến thức
HĐ4: cặp đôi
+ GV: yêu cầu HS đọc mục 1, 2 kết hợp với bảng số liệu 24.3 và lược đồ tỉ lệ dân thành thị thế giới để hoàn thành nội dung sau:
 - Khái niệm ĐTH
 - Nêu đặc điểm ĐTH, cho dẫn chứng chứng minh
+ HS thảo luận và trình bày kết quả.
+ GV: chuẩn kiến thức
HĐ5: cá nhân
 + GV: Bằng sự hiểu biết của bản thân, hãy nêu những ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
+ HS: trả lời
+ GV: chuẩn kiến thức
I-Sự phân bố dân cư
1.Khái niệm:
- Phân bố dân cư: Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
- Mật độ dân số(người/ km2 )
2.Đặc điểm phân bố dân cư thế giới
+ Mật độ dân số trung bình trên thế giới là 48 người /km2.
+ Dân cư trên thế giới phân bố không đều.
 - Các khu vực trung đông dân như: Tây âu, Nam âu, Ca - ri - bê, Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á...
 - Các khu vực thưa dân là châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Nam Mỹ,Trung Phi, Bắc Phi..
+Dân cư thế giới có sự biến động theo thời gian (thể hiện ở sự thay đổi tỷ trọng dân cư của các châu lục giai đoạn 1650-2000) .
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư
+Các nhân tố tự nhiên: Khí hậu, nước, địa hình đất, khoáng sản.
+Các nhân tố kinh tế - xã hội:
phương thức sản xuất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế...=> quyết định sự phân bố dân cư
II. Các loại hình quần cư.
1.Khái niệm
- Quần cư là một tập hợp của tất cả các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định.
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội:Xuất hiện và phát triển các điểm dân cư.
2. Phân loại và đặc điểm
- Quần cư nông thôn: chức năng sản xuất nông nghiệp, phân tán trong không gian.
-Quần cư thành thị: chức năng sản xuất phi nông nghiệp, quy mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao.
III. Đô thị hóa 
1. Khái niệm đô thị hóa (sgk)
2. Đặc điểm
- Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh: từ 13,6% năm 1990 đến 2005 là 48%.
- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn, cực lớn 
- Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
- Tích cực: Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thay đổi lại phân bố dân cư...
- Tiêu cực:
Đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa Þ thiếu hụt lương thực, thiếu việc làm, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, ô nhiễm môi trường...
4. Đánh giá
Cho học sinh phân tích bảng số liệu ở sgk
Nhân tố quyết định đến việc phân bố dân cư là :
Điều kiện tự nhiên 
Các luồng chuyển cư
Phương thức sản xuất
Lịch sử khai thác lãnh thổ
Quần cư nông thôn và thành thị khác nhau điểm cơ bản là :
Chức năng sản xuất
Mức độ tập trung dân cư 
Phong cảnh kiến trúc nhà cửa
chỉ có a và b đúng
5. Hoạt động nối tiếp : hướng dẫn làm bài tập số 3
Bước 1 : Tính mật độ dân số 
Bước 2 : vẽ biểu đồ cột chùm
 317ng/km2
 299ng/km2
 211ng/km2
 1 23ng/km2
48 ng/km2
39ng/km2
 Châu Âu
 Châu Phi
 Châu Mĩ
 Châu Á
 Thế giới 
 Châu Đại Dương
Người/km2
IV. Rút kinh nghiệm
Tiết PPCT: 28
Ngày soạn: 05 / 11 / 2013
Bài 25: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ THẾ GIỚI
I. Mục tiêu bài học
 Sau bài học, HS cần:
 1. Kiến thức
 Củng cố kiến thức về phân bố dân cư, các hình thái quần cư và đô thị hóa.
 2. Kĩ năng
 Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và nhận xét lược đồ.
II. Chuẩn bị
 Bản đồ Phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới
III. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay? Những nhân tố ảnh hưởng đến nhân tố đó?
 3. Dạy bài mới
GV nêu nhiệm vụ của bài học
Bước 1: Cặp đôi
- GV giao nhiệm vụ:
Dựa vào bản đồ phân bố dân cư thế giới, hãy:
a) Xác định các khu vực thưa dân và các khu vực đông dân. Cho ví dụ cụ thể.
b) Giải thích vì sao lại có sự phân bố dân cư không đều như vậy.
- GV gợi ý:
+ Các khu vực thưa dân là các khu vực có mật độ dân số dưới 10 người/km2, còn các khu vực đông dân có mật độ dân số từ 101 đến 200 người/km2.
+ Để giải thích sự phân bố dân cư không đều trên thế giới cần dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đế sự phân bố dân cư (nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế - xã hội).
+ Dựa vào phụ lục ở cuối bài dân số và sự gia tăng dân số để lấy ví dụ.
- HS thảo luận theo nhóm (khoảng 15 phút).
Bước 2:
- HS báo cáo kết quả thảo luận (đại diện một vài nhóm) và góp ý bổ sung cho nhau.
- GV tóm tắt, chuẩn xác và hoàn chỉnh nội dung bài:
a) Dân cư trên thế giới phân bố không đều, đại bộ phận cư trú ở Bắc Bán Cầu.
- Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Châu Âu...
- Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở cực lục địa Á - Âu.
- Các khu vực thưa dân: Châu Đại Dương, Bắc và Trung Á, Bắc Mĩ (Canada), Amadôn (Nam Mĩ), Bắc Phi...
b) Giải thích:
Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội.
- Nhân tố tự nhiên: Những nơi có khí hậu phù hợp với sức khỏe con người, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động sản xuất → dân cư đông đúc (các vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp; châu thổ các con sông; các vùng đồng bằng địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ...). Những nơi có khí hậu khắc nghiệt (nóng lạnh hoặc mưa nhiều quá), các vùng núi cao → dân cư thưa thớt.
- Nhân tố kinh tế - xã hội:
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất → thay đổi phân bố dân cư.
+ Tính chất của nền kinh tế. Ví dụ: Hoạt động công nghiệp → dân cư đông đúc hơn nông nghiệp.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời có dân 

File đính kèm:

  • docgiao an 10 cb.doc
Giáo án liên quan