Giáo án Địa – Lí 7

I. Mục tiêu bài học

 Sau bài học học sinh cần:

 - Có những hiểu biết căn bản về: dân số và tháp tuổi; dân số là nguồn lao động của một địa phương; tình hình nguyên nhân của sự gia tăng dân số, hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển.

 - Hiểu và nhận xét được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua các biểu đồ dân số. Mặt khác rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi

II. Các phương tiện dạy học

 - Biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ công nguyên đến năm 2050 (phóng to từ SGK)

 - Biểu đồ gia tăng dân số địa phương nếu có.

 - Tranh vẽ 3 dạng tháp tuổi

 

doc242 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa – Lí 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩu) 
 ? Vì sao châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực?
 GV giải thích lại: vì
+ Các công ti tư bản nước ngoài nắm giữ trong tay các ngành công nghiệp khai khoáng, các đồn điền trồng cây công nghiệp xuất khẩu nên các nước châu Phi xuất khẩu nguyên liệu khoáng sản và các nông sản nhiệt đới.
+ Nông nghiệp không chú trọng đầu tư vào sản xuất lương thực, công nghiệp kém phát triển chỉ có ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến thực phẩm nên châu Phi phải nhập khẩu lương thực và máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng.
- GV: Nông sản và khoáng sản xuất khẩu có giá cả thấp so với hàng công nghiệp nhập khẩu có giá cả cao đã gây thiệt hại cho các nước châu Phi (GV hướng dẫn HS theo dõi đoạn: “ Khoảng 90%...khủng hoảng”)
- HS đọc thuật ngữ: “khủng hoảng kinh tế” trang 187.
- GV trình bày tiếp: Đứng trước tình hình đó gần đây các nước châu Phi tích cực tìm biện pháp tăng cường đoàn kết, thiết lập cơ cấu liên kết kinh tế chặt chẽ, thúc đẩy hợp tác khu vực nhằm từng bước đưa lục địa đen thoát khỏi đói nghèo, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế.
 Ví dụ: năm 2000 tại Lu-xa-ca (T.Đ Dăm bi a) Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA) đã kí hiệp định bãi bỏ thuế quan, tăng cường buôn bán giữa các nước thành viên, chính thức thành lập khu vực tự do thương mại (FTA) của khối => sự kiện này được coi là bước đầu xây dựng một khu vực liên kết toàn diện, đi tới thành lập khu vực đồng tiền chung vào năm 2005.
- GV giới thiệu hoạt động đem loại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước châu Phi:
 + Lệ phí qua kênh đào Xuy-ê: Ai cập.
 + Du lịch: Ai cập, Kê-ni-a…
? Em có nhận xét về hoạt động kinh tế đối ngoại của châu Phi như thế nào?
 HS trả lời:
GV chốt lại.
? 
Trình bày mức dộ đô thị hoá ở châu Phi?
? Quan sát bảng số liệu kết hợp với hình 29.1, cho biết sự khác nhau về mức độ đô thị hoá giữa các quốc gia ven vịnh Ghi nê, duyên hải Bắc Phi và duyên hải Đông Phi.
 HS trả lời
-> GV nêu lại sự khác nhau:
+ Mức độ đô thị hoá cao nhất: Duyên hải Bắc Phi (An-giê-ri, Ai-cập)
+ Mức độ đô thị hoá khá cao: ven vịnh Ghi nê
+ Mức độ đô thị hoá thấp: Duyên hải Đông Phi (Kê-ni-a, Xô-ma-li)
-> Tốc độ đô thị hoá ở châu Phi khá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp.
- GV cho HS biết nguyên nhân sự bùng nổ dân số đô thị:
+ Dân cư bị thu hút vào các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu.
+ Sản xuất nông nghiệp không ổn định, mức sống nông dân thấp, dân nông thôn đổ về các đô thị.
+ Chiến tranh làm dân tị nạn đổ về các đô thị.
? Nghiên cứu SGK và quan sát hình 31.2, nêu những vấn đề KT-XH nảy sinh do sự bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi.
 HS trả lời, GV chốt lại.
3. Dịch vụ
Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản: xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới và khoáng sản, nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.
- Du lịch là hoạt động lớn đem lại nguồn ngoại tệ cho châu Phi.
4. Đô thị hoá
- Tốc độ đô thị hoá khá nhanh không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp => Bùng nổ dân số đô thị làm nẩy sinh nhiều vấn đề KT-XH cần giải quyết.
3.3. Củng cố
	? Vì sao châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.
IV. Dặn dò.
Học bài cũ + làm bài tập 
Nghiên cứu trước bài mới. Tiết 35 . Ôn tập học kì I 
Đề cương ôn tập học kì I
Vấn đề 1: Các thành phần nhân văn của môi trường.
 	Hãy cho biết những khu vực tập trung đông dân trên thế giới ? Tại sao dân cư tập trung đông đúc tại đó?
Vấn đề 2: Đặc điểm tự nhiên của các môi trường trên thế giới 
	Câu 1: Quan sát bản đồ các môi trường địa lí trên thế giới, SGK và kiến thức đã học em hãy hoàn thành bảng sau:
Các môi trường
địa lí
Vị trí giới hạn
Đặc điểm khí hậu
Đới nóng
Xích đạo ẩm 
Nhiệt đới
Nhiệt đới gió mùa ẩm 
Đới ôn hoà 
Hoang mạc
Đới lạnh
Vùng núi 
	Câu 2: Giới thực, động vật thích nghi với môi trường đới lạnh, hoang mạc bằng những cách nào? cho ví dụ.
Vấn đề 3: Hoạt động kinh tế và đặc điểm dân cư- xã hội của các môi trường địa lí 
 	Nêu đặc điểm dân số đới nóng. Dân số đới nóng đông và tăng nhanh đã ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường như thế nào?
Vấn đề 4: Các vấn đề nghiêm trọng ở các đới và các kiểu môi trường
Các đới và các kiểu môi trường có những vấn đề cần quan tâm, báo động (đất, rừng, khí hậu...) gì?
Vấn đề 5. Châu Phi
 	Vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới?
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Lớp :
Tiết 35 : Ôn tập học kì I 
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS phải:
- Hệ thống và nắm vững các kiến thức đã học về dân số, sự phân bố dân cư và các chủng tộc trên thế giới; quần cư và đô thị hoá. 
- Hệ thống và nắm vững các đặc điểm tự nhiên (vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên) và các đặc điểm kinh tế (hoạt động kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hay các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại) của các môi trường địa lí trên Trái đất (đới nóng, đới ôn hoà, đới lạnh, hoang mạc và vùng núi)
- Rèn luyện kĩ năng bản đồ và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ các môi trường địa lí.
- Một số tranh ảnh về động vật, thực vật của các môi trường.
- Bản đồ phân bố dân cư thế giới.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Bài cũ 
 Kết hợp trong bài ôn tập
3. Bài mới
 3.1) Mở bài 
 GV nêu mục đích, nội dung của tiết ôn tập.
 3.2) Hoạt động dạy học 
 Vấn đề 1: Các thành phần nhân văn của môi trường.
Câu 1. Hãy cho biết những khu vực tập trung đông dân trên thế giới ? Tại sao dân cư tập trung đông đúc tại đó?
 HS trình bày, GV chuẩn xác kiến thức.
	- Thuật ngữ :
Mật độ dân số: Số cư dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ(đơn vị người/ km2)
	- Công thức tính mật độ dân số
Dân số (người)
= MĐDS (người/km2)
Diện tích (km2)
- Phân bố: 
	+ Những khu vực đông dân: Đông á, Đông Nam á, Nam á, Trung Đông, Tây Phi, Tây Âu và Trung Âu, Đông Bắc Hoa kì, Đông nam Braxin
	+ Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất Đông á và Nam á
	- Nguyên nhân:
	+ Những khu vực đông dân là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển như:
	. Những thung lũng và đồng bằng của các con sông lớn như Hoàng Hà, Sông ấn - Hằng, sông Nin…
	. Những khu vực có nền kinh tế phát triển của các châu lục: Tây Âu va Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Braxin, Tây Phi
	+ Những khu vực thưa dân do ĐKTN không thuận lợi cho sự sống và sự phát triển của con người: các hoang mạc, vùng cực và gần cực, vùng núi cao.
	=> Sự phân bố dân cư trên thế giới không đồng đều.
Vấn đề 2: Đặc điểm tự nhiên của các môi trường trên thế giới 
	Quan sát bản đồ các môi trường địa lí trên thế giới, SGK và kiến thức đã học em hãy hoàn thành bảng sau:
Các môi trường
địa lí
Vị trí giới hạn
Đặc điểm khí hậu
Đới nóng
Xích đạo ẩm 
Nhiệt đới
Nhiệt đới gió mùa ẩm 
Đới ôn hoà 
Hoang mạc
Đới lạnh
Vùng núi 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 
- GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm, chia lớp thành 7 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu lại một môi trường địa lí.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn xác
Các môi trường
địa lí
Vị trí giới hạn
Đặc điểm khí hậu
Đới nóng
Xích đạo ẩm 
Nằm ở khoảng giữa 2 chí tuyến nên còn gọi là đới nóng"nội chí tuyến"
Nóng ẩm quanh năm
Nhiệt đới
Từ khoảng vĩ tuyến 50 đến đường chí tuyến ở cả hai bán cầu
Nóng và lượng mưa tập trung vào một mùa. Càng gần 2 chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài và BĐNN càng lớn.
Nhiệt đới gió mùa ẩm 
Nam á và Đông Nam á là các khu vực điển hình của môi trờng nhiệt đới gió mùa
Có khí hậu đặc sắc nhất đới nóng, khí hậu có đặc điểm nổi bật: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường.
Đới ôn hoà
Từ chí tuyến đến vòng cực Bắc ở cả 2 bán cầu
- Khí hậu có tính chất trung gian
-Thời tiết diễn biến thất thường 
Hoang mạc
 Nằm hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục á- Âu
 + Lượng mưa ít.
 + Biên độ nhiệt năm rất lớn.
 + Biên độ nhiệt ngày đêm cũng rất lớn.
=> Khí hậu khô hạn và vô cùng khắc nghiệt 
Đới lạnh
Nằm từ hai vòng cực đến hai cực
 + Quanh năm lạnh lẽo, mùa hạ ngắn ngủi chỉ có 3->5 tháng nhưng cũng không bao giờ nóng quá 100C.
 + Lượng mưa ít chủ yếu dưới dạng tuyết rơi
Vùng núi
Vùng núi ở đới nóng và đới ôn hoà 
 + Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao
+ Khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng sườn núi.
Vấn đề 3: Hoạt động kinh tế và đặc điểm dân cư- xã hội của các môi trường địa lí 
Nêu đặc điểm dân số đới nóng. Dân số đới nóng đông và tăng nhanh đã ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường như thế nào?
	HS trả lời, GV chuẩn xác:
- Đặc điểm dân số đới nóng
+ Dân số đông chiếm gần 50% dân số thế giới.
+ Dân tập trung đông ở 4 khu vực: Đông Nam á, Nam á, Tây Phi, Đông Nam Braxin.
+ Dân số ở đới nóng tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước.
+ Hiện nay việc kiểm soát tỉ lệ gia tăng dân số đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia ở đới nóng.
- Dân số đới nóng đông và tăng nhanh đã ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường
Ÿ Sức ép đối với tài nguyên:
+ Diện tích rừng ngày càng thu hẹp
+ Đất bạc màu
+ Khoáng sản nhanh chóng bị cạn kiệt
Ÿ Sức ép đối với môi trường
+ Môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt nước sạch và nguồn nước ngầm bị cạn kiệt
+ Môi trường bị tàn phá
Vấn đề 4: Các vấn đề nghiêm trọng ở các đới và các kiểu môi trường
 Các đới các kiểu môi trường có những vấn đề cần quan tâm, báo động (đất, rừng, khí hậu...) gì?
HS trình bày, GV chuẩn xác kiến thức.
- Đới nóng: hiện tượng xói mòn, diện tích rừng bị suy giảm, khoáng sản nhanh chóng bị cạn kiệt, bùng nổ dân số
- Đới ôn hoà: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, đô thị hoá nhanh
- Đới lạnh: Bảo vệ động vật quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng, giải quyết sự thiếu nhân lực
- Hoang mạc: Diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng
- Vùng nú

File đính kèm:

  • docGiao an Dia 7 tron bo.doc