Giáo án dạy Sinh học 6 cả năm
Mục tiêu: Biết nhận dạng g và vật không sống qua biểu hiện bên ngoài.
- Yêu cầu học sinh kể tên 1 số cây, số con, đồ vật chung quanh.
- Giáo viên chia nhóm cho Học sinh thảo luận:
+ Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để sống ?
+ Cái bàn có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không ?
- Sau 1 thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước ?
- Con gà cây đậu cần lấy thức ăn, nước uống, lớn lên gọi là vật gì ?
- Cái bàn có cần giống như con gà, cây đậu ? nên xếp chúng vào nhóm gì?
- Các em hãy cho 1 vài ví dụ khác về vật sống - vật không sống ?
Kết luận: Vật sống - vật không sống .
t. - Treo tranh và yêu cầu hs quan sát thảo luận theo câu hỏi: + Vòng gỗ là gì? Tại sao có vòng gỗ có màu trắng? Có vòng gỗ có màu sậm? + Làm thế nào để đếm được tuội của cây? -> Gv theo dõi, quan sát, nhận xét và cho điểm từng nhóm. - Đọc trong SGK và đọc mục “ em có biết”. - Quan sát tranh và thảo luận tìm ra cây trả lời. - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi và đếm vòng gỗ trên các miếng thớt của mình. Lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Kết luận. Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định được tuối của cây Hoạt động 3: Dác và ròng 3. Dác và ròng: Mục tiêu: Phân biệt được giác và ròng. - Yêu cầu học sinh hoạt động độc lập và trả lời câu hỏi: + Thế nào là giác và ròng? + Tìm sự khác nhau giữa giác và ròng? + Trong thực tế việc sử dụng gỗ trong xây dựng, làm trụ cầu, tà vẹt đường người ta sẽ sử dụng phần nào của gỗ? - Gv giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho hs -> nhận xét câu trả lời. - Đọc thông tin, quan sát hình 16.2 và tìm câu trả lời. - Các học sinh trình bày, các học sinh khác bổ sung. - Hs cho thêm các ví dụn về công dụng của gỗ và các biện pháp bảo vệ -> KL. Cây gỗ lâu năm có giác và ròng: - Dác là phần gỗ nằm ngoài ,ít cứng,màu sáng . - Ròng là phần gỗ nằm trong ,cứng chắc,màu tối. 4. Củng cố : - Đọc phần kết luận trong khung hồng. - Xác định vị trí của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ? Thân to ra nhờ đâu? - Xác định tuổi của cầy bằng cách nào? Tìm sự khác nhau giữa giác và ròng? 5. Dặn dò: - Xem trứơc bài” Sự vận chuyển các chất trong thân”. - Huớng dẫn học sinh làm thí nghiệm chuẩn bị cho bài sau. - Tìm 1 đoạn cây chiết sẵn (ổi, nguyệt huế). Ngày soạn: Tuần: 9 - Tiết: 17 Bài 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: nước và muối khoáng từ rễ lên thân hờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong thân cây được vận chuyển nhờ mạch cây. 2 .Kĩ năng: Thao tác thực hành 3. Thái độ: Giáo dục ý thúc bảo vệ thực vật. II. Phương pháp: - Thực nghiệm giảng giải. - Thảo luận. III. Thiết bị dạy học: - Gv: + Thí nghiệm trên 1 số mẫu: hồng, cúc, huệ. + Cành chiết: nguyệt quế. + Kính hiển vi, dao cắt, giấy thấm. - Hs: kết quả thí nghiệm đã hướng dẫn ở tiết trước. IV. Hoạt động dạy học: Ổn dịnh lớp: (1’) Kiểm tra bài cũ:(5’) Cây to ra do đâu? Em có thể xác định tuổi của cây bằng cách nào? 3. Bài mới:(4’) Kiểm tra việc thực hiện các nhóm, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả TN đã làm. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung bài ghi Hoạt động 1: (17’) Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan. Mục tiêu: Học sinh biết được nước và muối khoáng vc qua các mạch gỗ. - Yêu cầu các nhóm để vật TN lên bàn -> Trình bày cách làm TN và kết quả của nhóm. - Cho học sinh xem thí nghiệm trên cành hoa và lá cùng đổi màu -> chứng minh có sự vận chuyển cúa chất trong thân lên hoa và lá. - Hướng dẫn học sinh cắt những lát mỏng qua qua cành -> Làm tiêu bản đưa lên kính hiển vi quan sát. - Gv hướng dẫn học sinh bóc vỏ cành cây thí nghiệm xác định bộ phận bị nhuộm màu và phần gân lá bị nhuộm. - Gv cho 1 vài nhóm quan sát trên kính hiển vi -> xác định chỗ nhộm màu và trình bày cho cả lớp trao dổi. - Treo tranh phần mạch gỗ bị nhuộm màu -> yêu cầu học sinh nhận xét. +Nước và muối khoáng được vận chuyển len thân nhờ đâu? -> Kết luận. - Các nhóm trưng mẫu vật thí nghiệm -> trình bày các bước tiến hành và kết quả thí nghiệm. - Cả lớp quan sát nhận xét kết quả thí nghiệm. - Quan sát tiêu bản trên kính và ghi lại kết quả. - Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên để quan sát những chổ bắt màu của gân lá. - Các nhóm thảo luận thực hiện lệnh SGK. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. -> Kết luận: nhờ mạch gỗ. 1. Vận chuyển nước và muối khoáng: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. Hoạt động 2: Vận chuyển chất hữu cơ: (12’) 2. Vận chuyển chất hữu cơ: Mục tiêu: Biết được CHC được vận chuyển qua mạch rây. - Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân. - H: khi bóc vỏ ta đã bóc luôn cả mạch nào? - Gv mở rộng: chất hữu cơ do lá tạo ra và vận chuyển trong mạch rây bị ứ lại lâu ngày -> mếp trên phì to -> người dân lợi dụng hiện tượng này để chiết cành. - H: khi bị đức mạch rây cây có sống được ko? Tại sao? - H : Mạch rây có chức năng gì? - Gv giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, ko lấy dây thép buột vào thân cây, không tướt vỏ cây. - Đọc thí nghiệm và quan sát hình 17.2 và mẫu. - Thảo luân nhóm thực hiện lệnhÑ. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận -> các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh trả lời; các học sinh khác nhận xét -> liên hệ thực tế -> hình thành ý thức bảo vệ cây xanh. -> Kết luận. Các chất HC trong thân cây được vận chuyển nhờ mạch rây. 3. Củng cố: (4’) - Đọc phần kết luận. - Trình bày thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng? - Mạch rây có chức năng gì? - Làm bài tập SGK -> giáo viên nhận xét đánh gía cho điểm. 4. Dặn dò: (2’) - Học bài. - Hoàn thành bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài “ Biến dạng của thân’. Mỗi nhóm mang theo 1 củ khoai tây đã lên mầm, củ su hào có rễ, củ rừng còn lá ở trên, củ dong và 1 cành xương rồng. Ngày soạn: Tuần: 9 - Tiết: 18 Bài 18 : THỰC HÀNH: QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA THÂN I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Hs nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của 1 số thân biến dạng qua qs mẫu và tranh ảnh. - Nhận biết được 1 số thân biến dạng trong thí nghiệm. 2. Kĩ năng: Quan sát, nhận biết kiến thức qua so sánh. 3. Thái độ: Giáo dục yêu thí thiên nhiên, yêu thích bộ môn. II. Phương pháp: - Trực quan, quan sát. - Giảng giải. - Thảo luận. III. Thiết bị dạy học: - Gv: + Một số mẫu vật thật. + Tranh hình 18.1, 18.2 SGK. - HS: Mang các mẫu vật đã dặn ở các tiết trước. IV. Hoạt động dạy học: Ổn dịnh lớp: Kiểm tra bài cũ: Mô tả thí nghiệm để chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng? 3. Bài mới:sgk Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung bài ghi Hoạt động 1: Quan sát một số loại thân biến dạng: Mục tiêu: Học sinh biết được nước và muối khoáng được vc qua mạch. - Quan sát các loại củ: + Yêu cầu học sinh quan sát các loại củ đem theo -> Tìm những đặc điểm nào chứng tỏ đó là thân. + Cho học sinh phân chia các loại củ thành nhóm dựa trên những vị trí so với mặt đất và hình dạng củ, chức năng -> Tìm điển giống nhau và khác nhau giữa các loại củ. - Cho học sinh bóc vỏ củ dong -> Thấy các mắt nhỏ là chồi nách, vỏ hình vẩy -> lá. - Nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh phần trình bày của các nhóm. + Giống: chồi, lá -> thân phình to, chúa chất dự trữ. + Khác: thân rễ: hình rễ. + Thân củ: dạng hình tròn. - Quan sát thân cây xương rồng: - Hướng dẫn học sinh quan sát tìm những điểm thích nghi với điều kiện sống. - Lưu ý: yêu cầu học sinh cẩn thận khi đâm que nhọn vào cây xương rồng, dùng khăn lạnh rửa sạch nhựa cây để không dính vào tay không dây lê bàn. - Các nhóm quan sát củ mang theo và tiến hành phân chia. - Trình bày các điểm chứng minh đó là thân. - Thực hiện Ñ. Yêu cầu học sinh Đặc điểm giống nhau : Có chồi, lá → Thân. Đều phình to → chứa chất dự trữ. Đặc điểm khác nhau : Dạng Rễ: Củ gừng, dong (hình rễ)→ dưới mặt đất → Thân rễ. Củ su hào, khoai tây (tròn, to) → thân củ. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả của nhóm -> các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận. - Học sinh quan sát thân, gai, chồi, ngọn cành xương rồng. - Dùng que nhọn đâm vào thân cây xương rồng -> qs hiện tượng -> thảo luận nhóm theo Ñ. - Đại diện nhóm báo cáo phần thảo luận trước lớp -> nhận xét, bổ sung. Đọc trong SGK -> KL chung. 1. Quan sát một số loại thân biến dạng: Một số thân biến dạng làm các chức năng khác của cây như: thân củ, thân rễ, thân mọng nước thường thấy ở các cây sống khô hạn. Hoạt động 2: Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng. 2. Đặc điểm ,chức năng của một số loại thân bến dạng: Mục tiêu: Học sinh tự rút ra đặc điểm, chức năng của 1 số loại thân biến dạng - Gv cho hs hoạt động độc lập theo yêu cầu SGK/59. + Thân củ có đặc điểm gì ? + Chức năng thân củ đối với cây ? + Kể tên thân củ? Công dụng của chúng? + Thân rễ có đặc điểm gì ? + Chức năng thân rễ đối với cây ? + Kể tên 1 số cây có thân rễ ? Công dụng và tác hại ? + Sống trong đk nào lá biến thành gai? + Cây xương rồng thường sống ở đâu?Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng gì? - Gọi 1 số hs lên hoàn thành bảng phụ. - Gv quan sát, nhận xét, sửa chửa, đánh giá cho điểm. - Học sinh hoàn thành bảng vào vở bài tập. - Học sinh đọc mục trang 58 SGK thảo luận nhóm theo câu hỏi. - Phình to. - Chứa chất dự trữ. - Hình rễ dưới đất. - Chứa chất dự trữ. - Cỏ tranh. - Đại diện nhóm lên điền vào bảng -> hs khác nhận xét, bổ sung. - Thân biến dạng dự trữ chất hữu cơ + Thân củ * Thân củ nằm trên mặt đất: su hào .. * Thân củ nằm dưới mặt đất: khoai tây - Phình to chứa chất dự trữ + Thân rễ * Hình rễ chứa chất dự trữ: Dong, gừng -Thân dự trữ nước: Thân mọng nước giúp cây thích nghi môi trường sống khô hạn. VD : Xương rồng, húng chanh, sừng hươu, trường sinh 4. Củng cố : - Học sinh đọc phần kết luận chung SGK. - Cây chuối có phải là thân biến dạng? - Kể tên 1 số loại cây có thân mọng nước? - Thân hành, tỏi có phải là thân cây biến dạng? - Làm bài tập SGK. 5. Dặn dò: - Học bài. - Đọc mục” Em có biết?”. - Chuẩn bị bài” Ôn tập”. - Ôn lại các KT đã học từ tuần 1->9. Ngày soạn: Tuần 10: Tiết 19: ÔN TẬP 1. Mục tiêu: - Giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học, nắm vững trọng tâm chương trình. - Củng cố lại kiến thức từng bài, từng chương . - HS phải chú thích được các hình vẽ. - Cấu tạo phù hợp với chức năng. 2. Thiết bị dạy học: - Gv: + Tranh vẽ: * Các cơ quan của cây cải. * Sơ đồ cấu tạo tế bào TV. * Sơ đồ sự lớn lên và phân chia của tế bào. * Rễ cọc và rễ chùm. * Các miền của rễ. * Lát cắt ngang miền hút của rễ. * Cấu tạo trong của thân
File đính kèm:
- GIAO AN CA NAM.doc