Giáo án dạy học Lớp Chồi - Tuần 3: Lớp học của bé

* Cô đón trẻ tại cửa lớp, cho trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, tơi cời niềm nở với các cháu cũng như với phụ huynh.Trao đổi với phụ huynh tình hình của trẻ ở lớp nếu có gì bất thờng

- Nhắc trẻ chào cô, chào bố, mẹ

* Động tác TDS

- Hô hấp: Gà gáy - Tay: Hai tay đưa lên cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang

- Bụng: Nghiêng người sang hai bên - Chân: Đứng 1 chân đưa lên trước, khuỵu gối

- Bật: Tiến

* Thể dục theo nhạc: Cả tuần

1. Khởi động: Cho trẻ đi bộ kết hợp với đi kiễng chân, đi bằng gót chân, đi kết hợp với chạy Sau đó cho trẻ về đội hình 4 hàng ngang và tập các động tác thể dục

2. Trọng động: Trẻ tập cùng cô mỗi động tác thực hiện 2x4 lần.

3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng kết hợp hít thở nhẹ nhàng.

doc12 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Tuần 3: Lớp học của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát lần 2: Giảng nội dung bài hát.
Bài hát nói về tình cảm của các bạn nhỏ đối với trường MG, với lớp học, với cô giáo, với các bạn của mình .
- Giáo dục: trẻ biết yêu trường mến lớp, chăm ngoan học giỏi, yêu thích đI học
- Lần 3: Cho trẻ nghe băng
*Trò chơi:Ai nhanh nhất
 - Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi và chơi thử cho trẻ xem.-Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
3. Kết thúc: 
Nhận xét, khen động viên trẻ 
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011
T/gian
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ3 (27/9)
HĐ khám phá khoa học:
Một số đồ chơi trong lớp
* Kiến thức:
- Trẻ biết kể về lớp học của mình, các đồ dùng, đồ chơI có trong lớp học
* Kỹ năng:
- Thông qua hoạt động trẻ được phát triển khả năng ghi nhớ, ngôn ngữ,
-Trẻ biết trả lời rõ ràng, đủ câu
* Thái độ:
- Trẻ có tình cảm với trường, với lớp, yêu quý bạn bè, cô giáo
- Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp
- Một số tranh ảnh về trường mầm non, lớp học, các đồ dùng, đồ chơI trong lớp
- 1 số đồ chơI ở các góc chơi
- Giấy, bút sáp
1.Ôn định tổ chức: - Cả lớp hát bài: Cháu đi mẫu giáo
2. Bài mới:* Tìm hiểu khám phá:Một số đồ chơi trong lớp
- Cô cho trẻ xem băng hình các bạn trong trường mâm non và cùng trò chuyện.
+ Các con cùng quan sát và kể tên cho cô những đồ chơI có trong lớp.
+ Những đồ chơi đó ở góc chơi nào?
+ Chúng được chơi như thế nào?
+ Góc gia đình có những đồ chơi gì?
+ Cô chọn 1 số đồ chơi ở góc gia đình (bát, nồi, đĩa,) cho trẻ quan sát và rò chuyện về hình dáng, màu sắc, của đồ chơI đó
* So sánh :- Giống nhau: đều là đồ chơi
 - Khác nhau: màu sắc, hình dáng (vuông, tròn,)
* Mở rộng: Ngoài các đồ dùng đồ chơI ở trong lớp, sân trường mình còn rất nhiều đồ chơI gì khác? (đu quay, cầu trượt, bập bênh, bể cá,)
* Giáo dục: Chúng mình phảI biết giữ gìn đồ dùng đồ chơI, không tranh giành nhau trong khi chơI, chơI xong phảI biết cất đồ chơI đúng nơI quy định
* ôn luyện củng cố:- TC 1: Bé ơI giúp cô
Cô chia trẻ làm 2 đội và cho trẻ thi đua nhau tìm và để đúng đồ chơI về các góc chơI, đội nào tìm và để đúng đồ chơI về góc chơI hơn thì đội đó dành chiến thắng. thời gian chơI là 1
 bản nhạc.
- TC 2: “Ai khéo thế” Cô cho trẻ chọn và tô màu đồ chơI trong lớp
3.Kết thúc: Trẻ giúp cô thu dọn đồ dùng
Thứ Tư ngày 28 tháng 9 năm 2011
Thời gian 
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ4 (28/9)
HĐ thơ:
Nghe lời cô giáo
( Loại tiết đa số trẻ chưa biết)
* Kiến thức:
- Hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Nghe lời cô giáo, tên tác giả “Nguyễn Văn Chương
* Kỹ năng:
- Trẻ thuộc bài thơ. 
- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ
* Thái độ:
- Thông qua bài thơ GD trẻ biết yêu quý, nghe lời cô dạy
- Tranh minh họa
(Hoặc bài giảng điện tử)
- Đàn oocgan
- Băng hình
 1. Ôn định tổ chức:
- Hát vận động bài “Vui đến trường”
- Khi ở nhà các con phải biết nghe lời ai?
- Thế còn đến trường các con nghe lời những ai?
2. Bài mới:
- Bài thơ “ Nghe lời cô giáo” do nhà thơ Nguyễn Văn Chương sáng tác sẽ nói lên chúng mình cần phải nghe lời cô giáo những điều gì nhé
- Cô đọc bài thơ lần 1: Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả
- Cô đọc bài thơ lần 2: (Kèm tranh minh hoạ) 
* Trích dẫn làm rõ ý +giảI thích từ khó:
+ Bạn mới được đi học khi về bạn ntn?
+ Đến lớp cô dạy bé những điều gì?
+ Nếu bé biết nghe lời cô giáo bé sẽ trở thành con người ntn?
Giảng từ khó:nhắc lời: đó là từ dùng để nói về hành động của bạn nhỏ khi biết nhắc lại lời của cô giáo, của ông bà, bố mẹ và làm theo đúng lời dạy bảo đó.
* GD: Nếu các con biết nghe lời cô giáo, ông bà, cha mẹ và những người xung quanh khi đến lớp, về nhà biết chào hỏi, ai cho quà biết cảm ơn và cầm bằng 2 tay, khi sai biết nhận lỗi về mình, biết lao động tự phục vụ, biết đoàn kết, giúp đỡ bạnthì sẽ trở thành những em bé ngoan được thầy cô, cha mẹ, bạn bè yêu mến.
- Cô đọc lần 3
- Dạy trẻ đọc thuộc thơ cả lớp (cô cho tổ 2-3 lần, nhóm, cá nhân đọc thơ, lưu ý sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ đọc thơ)
3. Kết thúc: Nhận xét tiết học và Khen động viên trẻ
2. HĐ phát triển thể chất:
- Ném xa bằng 1 tay 
- Chạy nhanh 10m
- TC: Tung cao hơn nữa
* Kiến thức:
- Trẻ biết ném túi cát bằng 1 tay
- Biết cách chạy 10m
* Kỹ năng:
- Đa sồ trẻ có kỹ năng ném xa.Trẻ biết cầm túi cát bằng 1 tay và nhắm thẳng phía trước để ném
- Chơi TC đúng luật đúng cách.
* Thái độ:
- Hứng thú tham gia hoạt động.
- Biết nghe và làm theo hiệu lệnh của cô.
- Vạch chuẩn
- 10-12 túi cát
- 4 – 6 quả bóng nhựa
- Sân tập sạch phẳng.
1. Khởi động:
- Cô cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, cho trẻ đI các kiểu chân về đội hình hàng ngang để tập bài tập PTC
2. Trọng động:
a. BTPTC
- Cho trẻ tập các động tác như TDS, bỏ hô hấp ( Lưu ý nhấn mạnh động tác tay tập 4x5 nhịp)
b. VĐCB: * Ném xa bằng 1 tay :
- Cô giới thiệu tên vận động
- Cô làm mẫu L1: không phân tích
- Cô làm mẫu L2: phân tích. 
+TTCB: Từ đầu hàng cô đI đến vạch xuất phát, cô đứng trước vạch kẻ, cúi xuống cầm túi cát. Cô đứng chân trước, chân sau, tay (cùng phía với chân sau) cầm túi cát đưa lên cao ngang tầm mắt nhằm đích và ném vào đích. Ném xong cô nhặt túi cát để vào rổ và đi về cuối hàng của mình.
 - Cô gọi 3 trẻ lên thực hiện cho cả lớp quan sát và nhận xét.
- Cho trẻ thực hiện: (cô cho trẻ chuyền hết hàng rồi tiếp tục cho trẻ chuyền lại từ cuối hàng về đầu hàng)
- Cho 3-4 trẻ lên thực hiện( Cô lưu ý sửa sai cho trẻ)
* Chạy 10 m:
- Cô giới thiệu tên vận động và cách thực hiện cho trẻ
- Cô cho trẻ chạy cùng cô
c. TC: Tung cao hơn nữa:
- Cô giới thiệu tên TC và cách chơi cho trẻ
- Cô chia trẻ làm 4-6 nhóm chơI và cho trẻ thi đua giữa các nhóm xem nhóm nào tung bóng cao hơn
3. Hồi tĩnh: 
Cho trẻ đI nhẹ nhàng làm chim bay, hít thở và về tổ.
Thứ Năm ngày 29 tháng 9 năm 2011
Thời gian
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ5 (29/9)
 HĐ LQVT:
So sánh chiều dài của 2 đối tượng
* Kiến thức:
- Trẻ so sánh và phân biệt được sự giống nhau và khác nhau về chiều dài 2 đối tượng.
-Trẻ biết cách so sánh chiều dài.
* Kỹ năng: 
- Trẻ có kỹ năng so sánh và xác định được dây nào dài hơn, dây nào ngắn hơn.
- Sử dụng đúng từ dài hơn, ngắn hơn
* Thái độ:
- Trẻ học hứng thú học.
- Phát triển ở trẻ tư duy nhanh nhạy
-Mỗi trẻ 3 dây len(2 day dài bằng nhau, dây còn lại dài hơn, độ chênh lệch không rõ nét)
-Đồ dùng của cô: giống trẻ và 3 băng giấy:2 băng dài bằng nhau, băng còn lại dài hơn.
 1. Ôn đinh tổ chức:- Cô và trẻ hát: trường MG yêu thương
2. Bài mới:
* Phần 1: Ôn tập nhận biết sự giống nhau và khác nhau về chiều dài của 2 dối tượng
-Cô giơ 2 băng giấy không bằng nhau và hỏi: đoán xem 2 băng giấy có dài bằng nhau không? băng nào dài hơn?Vì sao con biết?
-Cô đặt 2 băng giấy chồng lên nhau: Con thấy gì?Vì sao băng giấy này lại dài hơn( ngắn hơn ) băng giấy kia?
-Cô làm tương tự với 2 băng giấy dài bằng nhau
* Phần 2: Dạy trẻ so sánh chiều dài của 2 đối tượng.
-Cho trẻ tìm 2 dây len dài bằng nhau: 2 dây len này dài bằng nhau không?
-Cô dạy trẻ kĩ năng so sánh chiều dài:Đặt 1 đầu của 2 sợi dây trùng nhau và vuốt cho thẳng
-Nhận xét kết quả đo: hai sợi dây dài như thế nào với nhau?( trẻ nói được:2 đầu của 2 sợi dây trùng nhau, 2 sợi dây dài bằng nhau, không thừa ra chút nào.
-Cho trẻ so sánh sợi dây len còn lại với 1 trong 2 sợi dây dài bằng nhau(gợi ý cho trẻ nói và thực hiện kĩ năng so sánh, nói được sự chênh lệch về chiều dài 2 sợi dây)
- Vì sao con biết 2 sợi dây không dài bằng nhau?( Gợi ý: 1 đầu trùng nhau, còn 1 đầu kia có dây thừa ra)>Nhận xét kết quả và nêu sự khác và giống nhau về chiều dài của từng cặp dây
* Phần 3: Ôn luyện củng cố:
- TC “Xem ai nhanh”:Trẻ giơ dây dài, dây ngắn theo yêu cầu của cô.
-TC: “ Đo dây cùng bạn” : cho trẻ chọn dây bất kì và đo cùng bạn , nói kết quả đo( băng nhau, dài hơn, ngắn hơn)
3. Kết thúc: Khen động viên trẻ
Thứ Sáu ngày 30 tháng 9 năm 2011
Thời gian
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ6 (1/10)
HĐ Vẽ dán:
Vẽ, dán bạn tập thể dục
( Tiết mẫu)
* Kiến thức:
- Trẻ biết cách vẽ đầu người là nét cong tròn, chân, tay là nét thẳng
- Trẻ biết chọn hình vuông, hình tròn và dán để làm thân người
* Kỹ năng:
- Dạy trẻ cách sắp xếp bố cục của bức tranh.
- Luyện cho trẻ kỹ năng vẽ nét cong làm đầu, nét thẳng làm chân tay.
- Trẻ có kỹ năng chấm và dán hình
* Thái độ:
+ Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
+ Trẻ biết yêu quí và trân trọng sản phẩm của mình làm ra.
- Tranh mẫu của cô
- bút sáp màu.
- Vở của trẻ
- Đàn organ
(nếu có)
 1. ổn định tổ chức: 
- Cô và trẻ cùng xem tranh ảnh về các bạn nhỏ tập thể dục dưới sân trường và cùng trò chuyện
2. Bài mới: 
*Cô cho trẻ xem tranh mẫu và nhận xét: bức tranh vẽ gì?
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Thân bạn trai cô dán hình gì? thân bạn gáI cô dán hình gì? màu sắc ntn?
+ Đầu bạn nhỏ cô vẽ bằng nét gì?
+ Chân tay của bạn cô vẽ bằng nét gì?
* Cô thực hiện mẫu:
+ Lần 1: Không phân tích
+ Lần 2: Phân tích: Đầu tiên cô lấy hình vuông đê làm thân bạn trai, nửa hình tròn làm thân bạn gáI, cô chấm hồ và dán thân của 2 bạn ở giữa tờ giấy. Sau đó cô lấy bút sáp màu đen để vẽ đầu, chân, tay cho bạn. Cô vẽ đầu là 1 nét cong tròn phía trên của hình, sau đó cô vẽ các nét thẳng để làm tay và chân của bạn nhỏ
- Cho trẻ vẽ nét cong, nét thẳng trên không
- Hỏi lại trẻ cách chọn và dán hình, cách vẽ các nét
* Trẻ thực hiện: 
+ Cô đi bao quát và gợi ý giúp trẻ còn lúng túng.
+ Khuyến khích trẻ chưa làm được.
* NX sản phẩm: Cô nhận xét chung
+ Chọn 3-4 bài đẹp cho trẻ NX và trưng bày.
3. Kết thúc : Nhận xét tiết học.
Đánh giá việc thực hiện chủ đề
Chủ đề: Trường mầm non
Thời gian: 3 tuần. (từ ngày 12/9/2011-> 30/9/2011)
Nội dung đánh giá
 I. Về mục tiêu của chủ đề:
 1- Trẻ:
a- Ưu điểm:
 - Đa số trẻ của lớp đã qua MGB, trẻ đã có 1 số nề nếp thói quen nhất định
 - 1 số trẻ thông minh, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh
 - 1 số trẻ đã được bố mẹ, ông bà chỉ dậy thêm ở nhà
b- Nhược điểm:
 - Nửa số HS của lớp sinh của lớp nghỉ hè, mới đI học lại nên sự tiếp thu cũng như sức khoẻ của trẻ còn non n

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_tuan_3_lop_hoc_cua_be.doc