Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ điểm: Thế giới thực vật - Tào Thị Mỹ Kiều

I. Mục đích- yêu cầu.

- Nhằm thay đổi trạng thái hoạt động cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, được hít thở không khí trong lành và thoả mãn nhu cầu vận động vui chơi của trẻ, góp phần rèn luyện thân thể và tăng cường sức khoẻ cho trẻ.

- Củng cố và mở rộng hiểu biết của trẻ về 1 số loại rau.

- Rèn các nhóm cơ đặc biệt là: Cơ tay, cơ chân

- Phát triển khả năng phối hợp vận động.

- Phát triển khả năng quan sát.

- Giáo dục trẻ ăn các loại rau quả.

- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể.

II. Nội dung.

1. Hoạt động có chủ đích.

- Quan sát vườn rau có trong sân trường.

2. Trò chơi vận động.

- Chơi trò chơi: “Cáo ơi ngủ à”.

3. Trò chơi dân gian: “Lộn cầu vòng”

4. Hoạt động tự do theo ý thích.

- Chơi với các trò chơi có trong sân trường: Bập bênh, cầu trượt

- Chơi vơi các đồ chơi cô chuẩn bị: Chong chóng, máy bay, con trâu

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ điểm: Thế giới thực vật - Tào Thị Mỹ Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CƯMGAR
TRƯỜNG MẪU GIÁO EAMNANG
™&˜
...™&˜
Chủ điểm	: Thế giới thực vật.
Độ tuổi	: lớp lá 1.
Thời gian	: 30- 35 phút
Người thực hiện	: Tào Thị Mỹ Kiều
Ngày thực hiện	: 
	Cơ sở thực hiện	: Trường Mẫu giáo EamNang.
EamNang, tháng 01 năm 2010
Mục đích- yêu cầu.
Nhằm thay đổi trạng thái hoạt động cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, được hít thở không khí trong lành và thoả mãn nhu cầu vận động vui chơi của trẻ, góp phần rèn luyện thân thể và tăng cường sức khoẻ cho trẻ.
Củng cố và mở rộng hiểu biết của trẻ về 1 số loại rau.
Rèn các nhóm cơ đặc biệt là: Cơ tay, cơ chân
Phát triển khả năng phối hợp vận động.
Phát triển khả năng quan sát.
Giáo dục trẻ ăn các loại rau quả.
Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể.
Nội dung.
Hoạt động có chủ đích.
Quan sát vườn rau có trong sân trường.
Trò chơi vận động.
Chơi trò chơi: “Cáo ơi ngủ à”.
Trò chơi dân gian: “Lộn cầu vòng”
Hoạt động tự do theo ý thích.
Chơi với các trò chơi có trong sân trường: Bập bênh, cầu trượt
Chơi vơi các đồ chơi cô chuẩn bị: Chong chóng, máy bay, con trâu
Chuẩn bị.
Địa điểm
Sân trường sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Đồ dùng đồ chơi:
Xắc xô, mũ thỏ và cáo đủ cho trẻ chơi trò chơi: “Cáo ơi ngủ à”, Chong chóng, máy bay, con trâu
Tiến hành tổ chức.
Dặn dò trẻ trước khi ra sân.
Cho trẻ nhắc lại yêu cầu trước khi ra sân, cô khái quát lại.
+ Khi ra ngoài sân không được chen lấn, xô đẩy bạn, không chạy xa khu vực chơi của lớp, không la hét, biết vâng lời cô giáo
Định hướng cho trẻ vào hoạt động:
Quan sát vườn rau.
Cho trẻ đi nhẹ nhàng ra sân, vừa đi vừa hát bài hát: “Khúc hát dạo chơi”
Tổ chức hoạt động.
Hoạt động có chủ đích: “Quan sát vườn rau”
Cô gợi ý cho trẻ quan sát vườn rau: Có những cây gì? Dùng làm gì?...cho trẻ quan sát theo nhóm, cá nhân. Giao nhiệm vụ cho trẻ, sau khi quan sát xong kể lại cho cô và cả lớp cùng nghe những gì đã quan sát được.
Trong quá trình quan sát cô gợi ý cho trẻ quan sát và thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trẻ quan sát xong cô đàm thoại với trẻ về việc thực hiện các nhiệm vụ đặc ra.
Trong vườn rau có những loại rau nào?
Chúng được dùng để làm gì?
Ăn rau để làm làm gì?
Ngoài một số loại rau chúng ta quan sát được còn có những loại rau nào khác?
Muốn có rau ăn phải làm như thế nào?(Xới đất, gieo hạt, tưới nước, bón phân, nhổ cỏ)
Cô khái quát và giáo dục trẻ trong ăn uống:
+ Phải rữa tay trước khi ăn, các loại quả ăn phải được rữa sạch sẽ trước khi ăn
Cho trẻ chơi trò chơi: “Gieo hạt” Và chuyển hoạt động.(Tập trung trẻ có thể cho trẻ đọc bài thơ “Ăn quả”)
Ÿ Dự kiến tình huống: Nếu có sự kiện ngoài ý muốn thu hút trẻ, cô có thể thay đổi ý định quan sát và theo sự hứng thú của trẻ.
Chơi trò chơi vận động: “Cáo ơi ngủ à”
Tập trung trẻ.
Giới thiệu tên trò chơi, gợi ý hỏi trẻ cách chơi và luật chơi của trò chơi.
Cô khái quát lại cách chơi và luật chơi của trò chơi.
Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3-4 lần.
Cô quan sát, bao quát trẻ trong quá trình chơi.
Chơi xong tập trung trẻ lại chơi trò chơi: “Pha nước chanh” (1lần)
Chơi trò chơi dân gian: “Lộn cầu vồng”
Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 4-5 lần.
Động viên, khuyến khích trẻ tham gia.
Dẫn dắt chuyển hoạt động.
Chơi tự do theo ý thích.
Cô gợi ý cho trẻ hoạt động tự do theo ý thích.
Chơi đồ chơi có trong sân trường: Cầu trượt, bập bênh
Chơi với đồ chơi cô chuẩn bị: Chong chóng, máy bay, con trâu
Khi trẻ tham gia vào hoạt động tự do theo ý thích cô quan sát, có thể gợi ý cho trẻ làm phong phú thêm nội dung chơi, xử lý các tình huống, đề phòng tai nạn cho trẻ.
Ÿ Dự kiến tình huống: Nếu trẻ chạy nhảy nhiều cô nhắc nhở trẻ đề phòng té ngã.
Ÿ nhác nhỡ trẻ không tranh giành đồ chơi của bạn, kết hợp giáo dục trẻ nhường nhịn bạn khi chơi.
Kết thúc.
Nhận xét, tuyên dương trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, Nhác nhỡ trẻ thực hiện chưa tốt các yêu cầu đề ra.
Nhắc trẻ thu dọn các đồ dùng cùng cô, nhắc nhỡ trẻ vệ sinh tay chân trước khi vào lớp.

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_chu_diem_the_gioi_thuc_vat_tao_thi.doc