Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Đồ dùng trong gia đình

I. mục đích - yêu cầu

 1. Kiến thức:

 - Củng cố hệ thống hóa, chính xác hóa kiến thức về một số đồ dùng trong gia đình nh: Bát, đĩa, thìa, cốc, ấm ( tên gọi, công dụng, đặc điểm, cấu tạo, chất liệu, cách sử dụng).

 - Bớc đầu thấy đợc mối quan hệ sự vật hiện tợng.

 2. Kĩ năng:

 - Dạy trẻ kĩ năng quan sát, nhận xét đơợc những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa 2 đối tơợng ( màu sắc, công dụng, cấu tạo, chất liệu)

 - Rèn trẻ phát triển khả năng giao tiếp, năng lực xã hội.

 - Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định.

 - Phát triển vốn từ, chính xác vốn từ, rèn phát triển ngôn ngữ mạch lạc, nói câu đủ thành phần.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục trẻ ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, biết sử dụng đồ dùng một cách văn minh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Đồ dùng trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án : môi trường xung quanh
Chủ điểm	: Gia đình
Đề tài	: Đồ dùng trong gia đình
Loại tiết	: Củng cố hệ thống hoá kiến thức
Đối tượng	: Mẫu giáo nhỡ. 
Số lượng	: 20-25 trẻ
Thời gian	: 20-25 phút
Ngày dạy	: 13/11/08
Người dạy	: Phan Thị Thu Hương
I. mục đích - yêu cầu
 1. Kiến thức:
 - Củng cố hệ thống hóa, chính xác hóa kiến thức về một số đồ dùng trong gia đình như: Bát, đĩa, thìa, cốc, ấm ( tên gọi, công dụng, đặc điểm, cấu tạo, chất liệu, cách sử dụng).
 - Bước đầu thấy được mối quan hệ sự vật hiện tượng.
 2. Kĩ năng:
 - Dạy trẻ kĩ năng quan sát, nhận xét đợc những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa 2 đối tợng ( màu sắc, công dụng, cấu tạo, chất liệu)
 - Rèn trẻ phát triển khả năng giao tiếp, năng lực xã hội.
 - Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định.
 - Phát triển vốn từ, chính xác vốn từ, rèn phát triển ngôn ngữ mạch lạc, nói câu đủ thành phần.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục trẻ ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, biết sử dụng đồ dùng một cách văn minh.
II. chuẩn bị: 
1. Địa điểm: 
Trong lớp, trẻ ngồi hình vòng cung
2. Đồ dùng:
a. Của cô:
- Đàn, đĩa đàn, que chỉ
- 3 cái bàn
- 2 hộp quà trong có: bát, đĩa, thìa, cốc, ấm chén...
- 2 bảng có dấp dính để chơi trò chơi
- Hình ảnh các đồ dùng có dấp dính ở mặt sau để chơi trò chơi
- Hoa bằng xốp bitis, 2 ngôi nhà màu xanh và đỏ bằng xốp bitis
b. Của trẻ: 
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng + 1 bông hoa
III. cách tiến hành:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ổn định tổ chức - giới thiệu bài:
 Hôm nay lớp B2 tổ chức chương trình" ở nhà chủ nhật" với chủ đề " Tìm hiểu 1 số đồ dùng trong gia đình". Chúng mình có muốn tham gia không?
Các con sẽ chia làm 2 gia đình, những bạn nào có hoa màu xanh thì sẽ về gia đình màu xanh, bạn nào có hoa màu đỏ thì về gia đình màu đỏ. Cô sẽ là người dẫn chương trình.
2. Nội dung chính:
a. ở nhà chủ nhật hôm nay gồm có 3 phần:
 Phần 1: Giải đố
 Phần 2: Khám phá
 Phần 3: Trò chơi
(*) Bây giờ xin mời 2 gia đình bước vào phần thi đầu tiên: Phần thi: "giải đố". Mỗi gia đình có 1 cái xắc xô, nếu gia đình nào có tín hiệu trả lời trước thì sẽ giành đợc quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được thởng 1 bông hoa.
- Câu đố thứ 1:
 " Miệng tròn lòng trắng phau phau
 Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngày"
 Đó là những cái gì? ( cái bát, đĩa)
- Câu đố thứ 2:
 " Một mẹ thường có 6 con
 Yêu thương mẹ sẻ nước non vơi đầy"
 Đố biết là cái gì? ( bộ ấm trà)
Như vậy trong phần thi này cả hai gia đình đều trả lời xuất sắc nênên thưởng cho mõi gia đình 1 bông hoa
 b. Phần thi thứ 2 :"Khám phá"
 Để bước vào phần thi khám phá thì chương trình sẽ thưởng chcho mỗi gia đình 1 hộp quà. Xin mời đại diện của 2 gia đình lên 
nhận quà của chương trình nào
 Các gia đình mở hộp quà của gia đình mình ra và khám phá về hộp quà của gia đình mình nhé.
( Cô cho trẻ quan sát, tự nhận xét về hộp quà của gia đình)
 Sau khi trẻ khám phá xong cô mời đại diện của 2 gia đình mang hộp quà của gia đình lên để đội bạn cùng khám phá
 + Đầu tiên chúng mình sẽ khám phá hộp quà của gia đình màu 
đỏ
 Nào con hãy bầy hết quà của gia đình mình lên bàn giúp cô
 - Gia đình màu đỏ có những đồ dùng gì?
 Đúng rồi gia đình màu đỏ có rất nhiều đồ dùng như: ấm, chén, cốc...
 (*) Thế đây là cái gì? ( cái ấm trà)
 Cô cho trẻ đại diện của gia đình màu đỏ đặt câu hỏi về chất liệu, công dụng, cách sử dụng của cái ấm pha trà
 - Ai có nhận xét gì về cái ấm này?( Cô gợi ý để trẻ nhận xét: ấm có quai, có vòi, có nắp)
 Cái ấm này được làm bằng sứ nên khi rơi rất dễ vỡ.
 - Vậy khi sử dụng chúng mình phải sử dụng như thế nào?
 Cả lớp nhìn lên đây xem cô rót nước nhé. Cô cầm như thế này có đúng không?
 - Vậy cô phải cầm như thế nào?
 Cô mời 1 trẻ lên cầm cho các bạn xem
 - Bạn cầm như thế này đã đúng chưa?
(*) Chúng mình cùng nhìn xem gia đình màu đỏ còn có đồ dùng gì nữa nào?
- Hằng ngày chúng mình dùng cốc để làm gì?(uống nước, uống sữa, uống nước cam)
- Các con hãy quan sát xem cái cốc này gồm có những gì? (miệng, thân, quai)
- Miệng cốc có dạng hình gì?
 Cô cho trẻ đặt câu hỏi cho cái cốc về chất liệu, cách sử dụng
 Khi sử dụng chúng mình cầm cốc bằng tay phải và cầm bằng quai cốc
 Ngoài cái cốc được làm bằng inốc ra còn có cốc được làm bằng gì?
- Cốc này được làm bằng gì? (thủy tinh)
- Còn cốc này? (nhựa)
 Cô cho trẻ lên rót nước vào 2 cốc và cho trẻ nhận xét
 Vì cốc này làm bằng chất liệu thủy tinh nên trong suốt, còn cốc này làm bằng nhựa màu vàng nên không nhìn thấy được
* Ngoài cái cốc và cái ấm là đồ dùng để uống ra chúng mình còn biết những đồ dùng gì là đồ dùng để uống hãy kể cho cô và các bạn biết? (cái chén, cái phích, cái ấm đun nước...)
 Tất cả những đồ dùng đó đều gọi là đồ dùng để uống
(*) Bây giờ cô mời đại diện gia đình màu xanh lên bày quà của gia đình mình
- Đây là cái gì? (cái đĩa)
 Cô cho trẻ đặt câu hỏi về hình dạng, chất liệu, công dụng
 Cái đĩa này được làm bằng sứ nên rất dễ vỡ vì vậy khi sử dụng chúng mình phải cẩn thận tránh để đĩa rơi vỡ
 Ngoài đĩa được làm bằng sứ ra cô còn biết có cả đĩa làm bằng thủy tinh, bằng nhựa nữa, tuy chúng làm bằng chất liệu khác nhau nhưng chúng đều có công dụng như nhau
(*) Cô cho trẻ giới thiệu cái bát
- Cái bát này dùng để làm gì?
- Ai có nhận xét gì về cái bát này?
+ Miệng bát có dạng hình gì?
+ Đây là gì của bát? (lòng bát)
 Cô cho trẻ đặt câu hỏi về chất liệu của cái bát
Cái bát này được làm bằng sứ khi rơi xuống thì sẽ làm sao?
 Cái bát này làm bằng sứ khi rơi rất dễ vỡ nên khi sử dụng chúng mình phải cẩn thận
- Ngoài cái bát ăn cơm ra còn có bát dùng để làm gì?
+ Bát này được làm bằng chất liệu gì? (inốc, thủy tinh)
(*) Khi có bát ăn cơm rồi chúng mình cần gì để xúc cơm?
- Thìa này được làm bằng chất liệu gì?
- Khi sử dụng chúng mình cầm thìa bằng tay nào?
 Hàng ngày khi chúng mình ăn cơm chúng mình cầm thìa bằng tay phải và giữ bát bằng tay trái đúng không nào?
* Ngoài những đồ dùng như: bát, đĩa, thìa là đồ dùng để ăn ra còn những đồ dùng nào để ăn nữa? (đôi đũa, cái muôi)
* Như vậy tất cả các đồ dùng để ăn cũng như đồ dùng để uống chúng ta đều gọi chung là đồ dùng trong gia đình
* Cả 2 gia đình cùng chú ý lên đây và trả lời nhanh những câu hỏi của chương trình:
- Cái bát và cái cốc có điểm gì khác nhau?
Đúng rồi bát và cốc có những điểm khác nhau là: 
 Bát Cốc
 Miệng to - miệng nhỏ
 Không có quai có quai 
 Dùng để ăn cơm - dùng để uống nước
 Làm bằng sứ làm bằng inốc
- Cái bát và cái cốc có điểm gì giống nhau?
 Cái bát và cái cốc đều có miệng và đều là đồ dùng trong gia đình
 Trong gia đình chúng mình có rất nhiều đồ dùng nhưng hôm nay cô chỉ cho chúng mình làm quen với 2 loại đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống.
 Tất cả các loại đồ dùng được làm bằng chất liệu thủy tinh, sứ rất dễ vỡ, vì vậy khi sử dụng chúng mình phải cẩn thận, cất đồ dùng đúng nơi qui định, không được quăng ném làm vỡ đồ dùng
(Cô thưởng hoa cho 2 đội) 
c. Phần thi thứ 3: Trò chơi
- Trò chơi 1: "Tìm nhanh nói đúng"
Chương trình đã chuẩn bị mỗi bạn 1 rổ đồ chơi các con hãy lấy rổ đồ chơi và xem trong rổ đồ chơi có những gì? Xếp tất cả những đồ chơi đó ra trước mặt
+ Cách chơi: Khi cô nói công dụng, đặc điểm của đồ dùng nào thì các con tìm đồ dùng đó giơ lên và nói to tên đồ dùng đó và ngược lại
+ cô tổ chức cho trẻ chơi: 2 lần
- Trò chơi thứ 2: "Thi xem gia đình nào nhanh"
+ Cách chơi: Cô đã chuẩn bị rất nhiều lô tô đồ dùng và đây là 2 cái bảng
Khi có hiệu lệnh của cô thì 2 gia đình sẽ lần lượt lên chọn đồ dùng và gắn lên bảng của gia đình mình
Gia đình màu xanh sẽ chọn đồ dùng để ăn, gia đình màu đỏ chọn đồ dùng để uống
Đội nào chọn được nhiều đồ dùng đội đó sẽ chiến thắng
+ Luật chơi: Chúng mình chơi trò chơi theo luật tiếp sức, gia đình nào chọn nhầm đồ dùng thì đồ dùng đó không được công nhận vào kết quả
Cô tổ chức cho trẻ chơi
Cô kiểm tra kết quả, công bố đội chiến thắng và tặng hoa
3. Kết thúc: 
Cô nhận xét giờ học và khen trẻ
- Có ạ
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ lên gắn hoa
- Trẻ lên nhận quà
- Trẻ ngồi thành nhóm và khám phá
- Trẻ mang lên và bày quà ra
- Cái ấm trà này được làm bằng chất liệu gì?
- Trẻ trả lời
- Cái ấm này dùng để làm gì?
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- 1 trẻ lên cầm
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Cái cốc này được làm bằng chất liệu gì?
- Khi sử dụng phải làm như thế nào?
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể tên
- Trẻ lên bày quà
- Trẻ trả lời
- Cái đĩa này có dạng hình gì?
- Cái đĩa này được làm bằng gì?
- Cái đĩa này dùng để làm gì?
- Đây là cái gì?
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Cái bát này được làm bằng gì?
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lờ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể tên
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lên gắn hoa
- Trẻ lấy rổ
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_do_dung_trong_gia_dinh.doc