Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ đề: Trường Mầm non (Chuẩn kiến thức)

 I.MỤC TIÊU:

 1.Phát triển thể chất

* Dinh dưỡng và sức khoẻ

- Biết một số món ăn thông thường ở trường Mầm non

- Sủ dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường Mầm non: khăn, cốc uống nước, thìa xúc cơm.

- Có thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống (sinh hoạt): rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chào mời trước khi ăn, không nói chuyện trong khi ăn.

* Vận động

 Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các vận động: Đập bắt bóng /

 Bò thấp chui qua cổng,

 Rèn luyện kỹ năng đi, chạy nhảy, leo trèo.

 2. Phát triển nhận thức

 * MTXQ

- Biết tên, địa chỉ của trường, lớp đang học.

- Phân biệt các khu vực trong trường và công việc của các cô, bác trong khu vực đó

- Biết tên và một vài đặc điểm nổi bật của một số bạn trong lớp

- Phân loại đồ dùng đồ chơi theo dấu hiệu: hình dạng, màu sắc, kích thước, chất lượng

 

doc165 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ đề: Trường Mầm non (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có những ai?
Hoạt động chung
 Môn LQVH: 
 Thơ: Trăng ơi từ đâu đến.
I. Mục đích yêu cầu..
	- Kiến thức: Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, trẻ hiểu kỹ hơn về nội dung bài thơ "trăng ở khắp mọi miền dù ở thành phố hay vùng biển, nông thôn đều có trăng, trăng tròn và sáng đẹp". Trẻ cảm nhận được cảnh đẹp thiên nhiên. Nhận biết được cách so sánh trong bài thơ.
	- Kỹ năng: Trẻ thể hiện được âm điệu êm dịu của bài thơ qua việc đọc thơ diễn cảm.
	- Giáo dục: Trẻ tự hào trước cảnh đẹp của quê hương, biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa cho bài thơ
	 - Một quả bóng bay để giải thích từ “lửng lơ”
	 - "Một quyển thơ" góc sân và khoảng trời (Trần Đăng Khoa)
	 - Một băng cacséc, nhạc đệm cho ngâm thơ
	 - Đàn oocgan, ghi bài hát phục vụ tiết dạy
ở NDTH : Âm nhạc: “ánh trăng hoà bình”
III. Cách tiến hành.	
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu
- Cô và trẻ hát bài “Rước đèn dưới ánh trăng”
- Hỏi trẻ tên bài hát.
+ Hình ảnh nào trong bài hát được nhắc trong bài hát ?
+ Trăng trong bài hát thế nào?
+ Câu hát nào thể hiện điều đó?
? Có một bài thơ rất hay cũng nói về vẻ đẹp của trăng mà cô đã đọc cho các con nghe rồi, đó là bài thơ gì? của ai? Muốn biết được điều đó các con nghe cô đọc bài thơ nhé.
2. Họat động 2: Đọc diễn cảm
- Đọc một lần không tranh
+ Ai có nhận xét gì về cách đọc thơ của cô?
+ Các con đã nhìn thấy trăng bao giờ chưa? vào lúc nào? hãy kể cho cô và các bạn nghe về ánh trăng mà con nhìn thấy?
?Trăng rất sáng và đẹp, trăng rất gần gũi với chúng ta. Các cháu hãy gặp trăng qua bài thơ "Trăng ơi từ đâu đến" của Trần Đăng Khoa.
- Đọc diễn cảm lần 2 (kèm theo tranh minh họa).
3. Họat động 3: Đàm thoại - làm rõ ý
+ Trong bài thơ tác giả thấy trăng từ đâu đến
+ Khi trăng đến từ cánh đồng thì trăng giống hình ảnh gì? 
- Trích "Trăng ơi từ đâu đến... trước nhà" 
+ Tại sao nói trăng lửng lơ?
± Giải thích: Lửng lơ là nó trôi nhẹ nhàng mà không bám vào một vật nào khác.
+ Tác giả còn tưởng tưởng trăng đến từ đâu?
+ Trăng đến từ biển và trăng được so sánh giống hình ảnh gì? 
+ Hình ảnh trăng trong bài thơ được miêu tả như thế nào?
+ Trăng giống như quả chín, tròn như mắt cá và trăng còn giống hình ảnh gì? và đến từ đâu?
± Cô đọc trích khổ 3
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc diễn cảm
- Cả lớp đọc thơ
- Từng tổ đọc, sửa câu, đọc lại
- Một nhóm đọc , bạn nhận xét
- Cá nhân đọc 
? Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, trăng chiếu sáng khắp mọi miền đất nước, làm tôn vẻ đẹp của đất nước. 
± Kết thúc: Cô giới thiệu bài thơ được in trong tập thơ "Góc sân và khoảng trời" tập thơ này được xuất bản nhiều lần. Giới thiệu tập thơ, trang bìa, tên tác giả, tên cuốn sách, năm xuất bản và phần in của bài thơ.
* Cô ngâm thơ dựa trên nền nhạc.
- Trẻ hát vận động theo nhạc
- Trẻ trả lời
- Hình ảnh của trăng
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ nhận xét cách đọc của cô
- Trẻ nói theo sự hiểu biết của trẻ.
- Trẻ nghe cô đọc thơ
- Từ cánh đồng, biển xanh, sân chơi
- Trăng giống như quả chín
- Trẻ giải thích theo suy nghĩ
- Từ biển
- Tròn như mắt cá
- Trăng giống như quả bóng
- 3 lần
- Tổ đọc
- Nhóm đọc
- Cá nhân
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
Hoạt động góc
Góc nghệ thuật : Cho trẻ hát múa ,biểu diễn các bài hát ,bài thơ nói về trung thu : Rước đèn dưới trăng ,đêm trung thu
Họat động ngoài trời
Nội dung: - HĐCMĐ: Quan sát bầu trời mùa thu
	 - TCVĐ: Kéo co
	 - Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ biết bầu trời mùa thu trong xanh, có ánh nắng vàng nhẹ, cây cối, phong cảnh xanh tươi, đầy sức sống. 
	- Trẻ biết phân biệt được các mùa trong năm theo dấu hiệu
 - Trẻ chơi hứng thú trò chơi “kéo co’’
	- Giáo dục trẻ yêu thích mùa thu, biết ăn mặc đúng mùa.
II. Chuẩn bị:
	- Địa điểm thuận lợi phù hợp cho trẻ quan sát
III. Tiến hành:
1. Họat động 1: Quan sát bầu trời mùa thu.
- Cho trẻ chơi trò chơi “thời tiết bốn mùa”.
+ Bầu trời hôm nay thế nào? 
+ Mùa này gọi là mùa gì?
+ Nhìn lây cây các con thấy cây như thế nào? 
+ Mùa thu khác gì so với các mùa trong năm? các cháu thích mùa thu không? vì sao?
2. Họat động 2: Cho trẻ chơi trò chơi: 
- Kéo co
-Chơi 4-5 lần cô bao quát trẻ chơi
3. Họat động 3: Chơi tự do.
- Trẻ chơi
- Trẻ nhìn lên và nhận xét: cao, trong xanh, có mây xanh, mây trắng, nắng vàng nhẹ...
- Mùa thu
- Trẻ nhận xét
- Trẻ nêu nhận xét.
- Trẻ chơi trò chơi.
Hoạt động chiều
 Làm quen chữ cái o, ô, ơ
I. Mục đích yêu cầu:
	- Kiến thức: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chính xác của chữ cái o, ô, ơ . Trẻ nhận ra âm trong từ, tiếng trọn vẹn.
	- Kỹ năng: Trẻ biết sử dụng kỹ năng vẽ, vận động khi chơi trò chơi, kỹ năng phát âm chữ cái tròn môi o, ô, ơ.
	- Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn đồ dùng học tập
II. Chuẩn bị:
	- Đàn ghi âm bài hát "chữ o", “Đi học”, một số tiết tấu đọc ca dao, đồng dao
	- Tranh và từ cô giáo, quyển vở trên vi tính.
	- Chữ cái o, ô, ơ cắt rời để dán vào đồ dùng học tập bảng con, quyển vở, cái rổ, lá cờ (mỗi trẻ một đồ dùng đồ chơi).
	- Rối bìa các bạn học sinh.
ở NDTH: Âm nhạc “Chữ o, vui đến trường”
	Văn học : ca dao, đồng dao, câu đố
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
± ổn định: Cô biểu diễn rối dây các bạn đi học trong nền nhạc bài "Đi học"
1. Họat động 1: Làm quen chữ cái o, ô, ơ
a. Làm quen chữ cái o
+ Các bạn vừa đi đâu?
- Cô trình chiếu "Bé đi học"
- Cô đọc từ "Bé đi học"2 lần
- Cho trẻ đọc từ trong tranh
- Cho trẻ lên nháy chuột vào chữ cái o trong từ bé đi học
- Cô phát âm mẫu "o"
- Cho lớp, tổ, cá nhân phát âm
+ Ai có nhận xét gì về chữ cái o
+ Chữ o giống cái gì?
- Cô giới thiệu cho trẻ biết chữ o viết thường, viết hoa
b. Làm quen chữ ô
+ Các bạn đi đến lớp và gặp ai?
- Cho trẻ đọc từ "Cô giáo"
- Cho trẻ lên lấy chữ cái học rồi
- Cô giới thiệu chữ cái ô
- Cho cả lớp phát âm, tổ, cá nhân
+ Ai có nhận xét gì về chữ ô?
Chữ ô in thường, viết thường có điểm nào giống và khác nhau?
- Cho cả lớp phát âm chữ ô
c. Làm quen chữ ơ
- Từ chữ cái o cô thêm cho nó một cái móc nhỏ thành chữ cái gì?
- Cho trẻ chọn chữ ơ giúp cô
- Cô cho lớp phát âm
- Cô giới thiệu ơ viết thường, ơ viết hoa
Tuy cách viết khác nhau nhưng nó đều là chữ gì?
3. Họat động 3: So sách chữ o, ô, ơ
Chữ cái o, ô, ơ có điểm nào giống và khác nhau?
4. Họat động 4: Trò chơi luyện tập
* Trò chơi 1: Thi phát âm nhanh
- Cô chỉ chữ nào trẻ phát âm nhanh chữ đó, ngược lại cô nói cấu tạo trẻ phát âm.
* Trò chơi 2: Tạo chữ bằng cơ thể trẻ
- Cho trẻ tạo chữ theo yêu cầu
- Tạo chữ cái gì? bằng bộ phận nào trên cơ thể?
+ Để có chữ o to chúng mình phải làm gì?
+ Để có chữ o nhỏ hơn chúng mình phải làm gì?
+ Còn cách nào không?
+ Tạo chữ ô, ơ bằng cách khác.
* Trò chơi 3: Đọc đồng dao đoán chữ cái
Khi kết thúc đồng dao có chữ cái gì thì trẻ nói ngay chữ cái đó.
* Trò chơi 4: Ai nhanh hơn
- Cô chia lớp ra làm 4 nhóm và cô đọc câu đối đôi nào đoán được đó là cái gì có chứa chữ cái gì? trả lời đúng sẽ thưởng một bông hoa.
* Kết thúc: Trẻ hát bài "chữ o"
- Trẻ xem
- Đi học
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc
- 1 trẻ rút thể chữ "o"
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm "o"
- Trẻ nêu nhận xét
- Giống cái bánh tròn, cái cong
- Cô giáo
- Trẻ đọc
- Chữ o
- Trẻ phát âm ô
- Trẻ nhận xét
- Chữ "ơ"
- Trẻ phát âm ơ
- Trẻ quan sát
- Chữ ơ
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ chơi 5-6 lần
- Trẻ nắm tay đứng vòng tròn
- Trẻ chơi trò chơi
- 4 nhóm thi đua nhau
- Trẻ hát
* Chơi tự do ở cỏc gúc 
* Vệ sinh, trả trẻ
Nhận xét cuối ngày
 -----------------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 27 tháng 9 năm 2012
Hoạt động đón trẻ
Cô đi sớm mở cửa thông thoáng phòng lớp .quét dọn sạch sẽ,chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ
Vui vẻ niềm nở đón trẻ vào lớp 
 Hoạt động tds – tc - đ 
 - Thời tiết ngày hôm nay thế nào?
 - Nắng của mùa thu như thế nào?...
Họat động có chủ đích
Môn MTXQ: 
Trò chuyện về mùa thu
I. Mục đích yêu cầu:
	- Kiến thức: Trẻ biết được đặc trưng của mùa thu như: Thời tiết, khí hậu, quang cảnh ngày lễ khai giảng và ngày tết trung thu.
	- Kỹ năng: Phát triển tư duy, trí nhớ, trí tưởng tượng và ngôn ngữ cho trẻ.
	- Giáo dục: Trẻ yêu thiên nhiên, cảm nhậ được vẻ đẹp của thời tiết mùa thu.
II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ phong cảnh mùa thu, ngày tết trung thu, ngày khai giảng, đầu sư tử, mặt nạ, trống lắc.
	 - Một số đồ chơi (Tranh ảnh) về các loại hoa quả
	 - Đàn ghi âm các bài hát về mùa thu 
ở NDTH: Âm nhạc “Vườn trường mùa thu,Rằm trung thu”
	Toán: đếm số lượng
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Họat động 1: ổn định - Giới thiệu: 
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Thời tiết 4 mùa”
- Trò chuyện với trẻ về dấu hiệu thời tiết 4 mùa thông qua trò chơi.
2. Hoạt động 2: Trò chuyện đàm thoại về mùa thu
- Mùa thu rất mát mẻ chúng mình cùng đến xem phong cảnh mùa thu ở phòng tranh.
+ Bức tranh vẽ về mùa nào?
+ Vì sao con biết bức tranh vẽ về mùa thu?
(rước đèn, múa sư tử, dữ lễ khai giảng)
Cô gợi ý cho trẻ trả lời
+ Thời tiết mùa thu như thế nào?
+ Trang phục của mùa thu thì sao?
? Thời tiết mùa thu mát mẻ có gió nhẹ nên mọi người mặc áo ngắn tay khi trời năng, mặc áo dài khi thời tiết se lạnh.
+ Mùa thu thường có những loại hoa quả nào?
(Cô gợi ý thêm: Qủa bưởi, hang, cam)
- Cho trẻ hát bài “Vườn trường mùa thu”
+ Mùa thu có những ngày lễ hội gì?
+ Ngày tết trung thu được tổ choc vào ngày tháng nào trong năm?
+ Trong ngày tết trung thu được tổ chức như thế nào?
+ ở trường ngày tết trung thu tổ choc như thế nào?
+ Cỗ trung thu có nhữg loại quả, bánh gì?
+ Cảm xúc của các con như thế nào?
- Cho trẻ múa sư tử (Cô mở băng đài)
3. Họat động 3: Trò chơi “Ghép tranh”
* Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội đội 1 ghép tranh quả, đội 2 ghép tranh hoa đội nào nhanh đúng là đội đó thắng cuộc
- Trẻ chơi: Cô bao quát trẻ chơi
* Cho trẻ về góc làm mặt nạ, đèn ông sao, cắt dây xúc xích trang trí lớp chuẩn bị đón tết trung thu.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ xem và cùng trao đổi với nhau
- Mùa thu
- Trẻ nhìn tranh và trả lời
- Mát mẻ có gió nhẹ
- Mặc áo ngắn tay khi trời nắng.
- Trẻ

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_chu_de_truong_mam_non_chuan_kien_th.doc