Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ đề: Mùa xuân-Thế giới thực vật

I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:

1/ Phát triển thể chất.

 a. Dinh dưỡng sức khỏe:

- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạy động: tập làm công việc nội trợ, chăm sóc cây.

- Biết lợi ích của một số thực phẩm nguồn gốc thực vật với sức khỏe của bản thân.

- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống (ăn quả được rửa sạch, gọt vỏ, thức ăn chín đã được chế biến .)

 b. Vận động:

- Phối hợp các bộ phận cơ trên cơ thể một cách nhịp nhàng để tham gia các hoạt động như : Nhảy lò cò, Bật xa 35-40cm- ném xa bằng 1 tay, Bật qua vật cản, Chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân, Bật qua vật cản 10 -15cm

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ đề: Mùa xuân-Thế giới thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : MÙA XUÂN- THẾ GIỚI THỰC VẬT
Thời gian: 5 tuần ( từ 09 / 01 đến 13/ 02 / 2012)
I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
1/ Phát triển thể chất.
 a. Dinh dưỡng sức khỏe:
- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạy động: tập làm công việc nội trợ, chăm sóc cây.
- Biết lợi ích của một số thực phẩm nguồn gốc thực vật với sức khỏe của bản thân.
- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống (ăn quả được rửa sạch, gọt vỏ, thức ăn chín đã được chế biến.)
 b. Vận động:
- Phối hợp các bộ phận cơ trên cơ thể một cách nhịp nhàng để tham gia các hoạt động như : Nhảy lò cò, Bật xa 35-40cm- ném xa bằng 1 tay, Bật qua vật cản, Chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân, Bật qua vật cản 10 -15cm
2/ Phát triển nhận thức.
 - Quan sát, hiểu và giải thích được quá trình phát triển của cây, biết phán đoán một số mối quan hệ đơn giản giữa sự phát triển cây cối với môi trường sống của cây (đất, nước, không khí, ánh sáng)
- Biết được ích lợi của cây cối, thiên nhiên và môi trường với đời sống con người.
- Biết so sánh phân biệt một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của một số cây, củ-quả. Biết cách phân biệt một số cây loại rau: ăn lá, ăn củ, ăn quả theo 2-3 dấu hiệu theo loài, nơi sống hoặc theo lợi ích của cây và giải thích tại sao
- Biết được ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
- Trẻ biết nhận biết, phân biệt hình tròn, hình tam giác. Nhận biết mồi quan hệ hơn kém trong phạm vi 4
3/ Phát triển ngôn ngữ.
- Biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả những điều trẻ quan sát được về các cây cối trong thiên nhiên, vườn trường.
- Biết trả lời các câu hỏi về nguyên nhân tại sao, vì sao
 - Nhận biết được một số chữ cái và phát âm được những âm của chữ cái trong các từ chỉ tên các loại cây, hoa, rau, quả
4/ Phát triển tình cảm – xã hội.
- Yêu thích các loại cây và có ý thức bảo vệ cây. Nhận biết được sự cần thiết giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp với con người.
- Có một số thói quen, kỹ năng cần thiết bảo vệ, chăm sóc cây gần gũi ở trường, lớp, nhà, quý trọng người trồng cây.
 5/ Phát triển thẩm mĩ.
* Tạo hình:
- Biết được ích lợi cây xanh
- Thể hiện được cảm xúc, tình cảm về thế giới thực vật – mùa xuân qua các sản phẩm vẽ, nặn, xé dán 
	* Âm nhạc:
 - Thuộc một số bài hát về chủ đề Mùa xuân- thế giới thực vật
 - Thích hát múa và biết thể hiện cảm xúc với các bài hát
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ : MÙA XUÂN – THẾ GIỚI THỰC VẬT
Làm quen với toán
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vị 4
- Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình tam giác
 Môi trường xung quanh
 - Trò chuyện, tìm hiểu về ngày tết nguyên đán.
- Cây xanh và môi trường sống
- Trò chuyện, tìm hiểu về một số loại hoa
- Trò chuyện, tìm hiểu về một số loại quả
- Trò chuyện, tìm hiểu về một số loại rau
Tạo hình
- Nặn hoa mùa xuân 
( ĐT)
- Xé dán cây xanh (ĐT)
- Nặn các loại quả ( ĐT)
Âm nhạc.
- Mùa xuân
- Em yêu cây xanh
- Hoa trường em
- Lá xanh
- Bầu bí thương nhau
Phát triển thẩm mĩ
Phát triển nhận thức
MÙA XUÂN- THẾ GIỚI THỰC VẬT
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển thể chất
- Truyện : Quả bầu tiên
- Thơ : Vè trái cây
- Truyện: Hoa dâm bụt
- Thơ: Cây bàng
- Thơ: Tết đang vào nhà
- Các bài ca dao – đồng dao theo chủ điểm
- Bật qua vật cản 10 -15cm
- Chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân
- Bật qua vật cản
- Bật xa 35-40cm- ném xa bằng 1 tay
- Nhảy lò cò
- Trò chơi: Cho thỏ ăn, kéo co, dung dăng dung dẻ, cây cao,cỏ thấp
Phát triển tình cảm –xã hội
- Thể hiện 1 số hành vi văn minh trong giao tiếp, ăn uống
- Vệ sinh, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn ràng sau hoạt động và khi chơi xong.Rửa tay trước khi ăn..
- Trò chơi đóng vai: bán hàng, gia đình
- Trò chơi xây dựng: xây công viên ngày tết, xây công viên cây xanh, xây vườn hoa, xây vườn cây ăn quả, xây vườn rau của bé.
II. MẠNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ : MÙA XUÂN – THẾ GIỚI THỰC VẬT
CÂY XANH
- Trẻ biết tên gọi 1 số loại cây xanh xung quanh trẻ.
 - Trẻ biết quá trình phát triển của cây : hạt- nảy mầm- cây lớn lên- cây ra hoa kết trái- thu hoạch. và môi trường sống.
Phân biệt những điểm giống và khác nhau qua đặc điểm của 1 số loại cây xanh
- Sự phát triển của cây và biết lợi ích của cây xanh đối với con người, mối liên hệ với môi trường sống, cách chăm sóc và bảo vệ 
NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN
- Đặc điểm của thực vật vào mùa xuân và các mùa khác.
- Kể về hoa, quả ngày Tết
- Phong tục tập quán – các món ăn ngày tết.
- Những đặc điểm giống và khác nhau của thời tiết mùa xuân với các mùa khác
MÙA XUÂN- THẾ GIỚI THỰC VẬT
RAU CỦ BÉ THÍCH
- Tên gọi các loại rau, củ, quả
- Phân biệt sự giống và khác nhau của các loại rau, củ, quả
- Lợi ích của các loại rau, củ, quả đối với con người.
- Thực phẩm, các món ăn từ rau: ăn sống, ăn chín..
- Cách bảo quản một số loại rau, củ , quả
MỘT SỐ LOẠI QUẢ
- Tên gọi , đặc điểm của một số loại quả
- Phân biệt và so sánh và tìm ra những đặc điểm nổi bật của các loại quả
- Nhận biết và phân loại quả có 1 hạt, ít hạt, nhiều hạt, quả và chùm quả
- Ích lợi của quả, hạt đối với đời sống con người và cách bảo quản.
MỘT SỐ LOẠI HOA
- Tên gọi, đặc điểm nổi bật của các loại hoa.
- Phân biệt sự giống và khác nhau, đặc điểm nổi bật của một số loại hoa.
- Ích lợi của hoa đối với đời sống của con người
- Cách chăm sóc, bảo vệ

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_chu_de_mua_xuan_the_gioi_thuc_vat.doc