Những điểm mới của chương trình giáo dục Mầm non

Chương trình chăm sóc - giáo dục (CS –GD) trẻ nhà trẻ và mẫu giáo hiện hành được nghiên cứu và xây dựng từ những năm 80 thế kỉ xx, ban hành chính thức trên tòan quốc từ năm 1994.Chương trình được xây dựng và áp dụng dựa trên những luận cứ khoa học theo lí thuyết họat động: lấy họat động vui chơi là họat động chủ đạo và là con đường cơ bản để hình thành và phát triển tòan diện nhân cách trẻ. Nội dung chương trình được xây dựng theo từng độ tuổi hướng đến thực hiện mục tiêu GD trẻ tòan diện. Chương trình mặc dù đã có những thành công nhất định, góp phần chăm sóc , GD trẻ lứa tuổi mầm nonhướng tới sự phát triển tòan diện .Song , trong quá trình thực hiện , chương trình đã bộc lộ những hạn chế như:chưa thể hiện được đầy đủ các thành tố của một chương trình; nội dung CS- GD chưa mang tính tích hợp;phương pháp thực hiện mang tính đồng lọat, áp đặt, chưa phát huy được tối đa khả năng ,tính tích cực cá nhân,sáng tạo cùa từng trẻ cũng như của các cô giáo khi thực hiện quá trình chăm sóc trẻ GD trẻ,

 Chương trình Giáo dục mầm non(CTDMN) đổi mới, được xây dựng theo hướng tích hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng CS- GD trẻ tòan diện trong trường mầm non hiện nay.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm mới của chương trình giáo dục Mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhà trẻ và mẫu giáo.Mục tiêu GD được xây dựng theo các lình vực phát triển(4 lĩnh vực phát triển đối với nhà trẻ và 5 lĩnh vực phát triển đối với mẫu giáo)gồm: thể chất, ngôn ngữ,nhận thức,tình cảm –xã hội , thẩm mĩ nhằm hình thành, phát triển tối đa tiềm năng vốn có ở trẻ và hình thành những giá trị, những kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với yêu cầu của gia đình, cộng đồng,xã hội,chuẩn bị tốt cho trẻ vào học giai đọan sau.
2. Nội dung GD
 -Nội dung CS- GD trẻ được đổi mới theo hướng đảm bảo tính tích hợp giữa nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe với GD phát triển ,nâng cao chất lượng CS-GD trẻ trong trường mầm non hiện nay.
 -Bổ sung một số nội dung thiết thực đảm bảo GD tòan diện và gắn với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ.
 -Nội dung GD được xây dựng và cấu trúc theo các lĩnh vực: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ; phát triển tình cảm –xã hội và phát triển thẩm mĩ.
 -Các lĩnh vực nội dung GD sẽ được tổ chức theo hướng tích hợp chủ đề.Các chủ đề được xây dựng mở rộng dần từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa,từ bản thân trẻ đến gia đình, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội gần gũi với trẻ.
3. Phương pháp CS-GD trẻ
 -Coi trọng việc yổ chức môi trường cho trẻ họat động ở các khu vực ,các góc họat động,một cách phong phú đa dạng.Tạo điều kiện cho trẻ gần gũi với thiên nhiê, với cuộc sống gia đình, tăng cường sự giao tiếp của trẻ với nôi trường tự nhiên,xã hội.
 - Các họat động tổ chức với các hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng các nhu cầu,hứng thú họat động của trẻ.
 - Các phương pháp được sử dụng, phối hợp một cách hợp lí nhằm phát huy ở trẻ tính chủ động, tích cực họat động để phát triển, đảm bảo trẻ “học qua chơi”,”chơi mà học”.
 4. Nội dung, phương pháp và các hình thức đánh giá được đưa vào như một thành tố của chương trình. Trong đó coi trọng khâu đánh giá dựa trên sự quan sát và nhấn mạnh đến đánh giá dựa trên sự tiến bộ của trẻ.Trên cơ sở đó điều chỉnh nội dung, kế họach họat động GD trong quá trình thực hiện cho phù hợp với trẻ, với nhóm,lớp và thực tế của địa phương. 
 5. Các điều kiện thực hiện chương ttrình 
 Nội dung của chương trình CS_GDMN được đổi mới và đưa vào chương trình bao gồm những yêu cầu thỏa đáng về:
-Tài chính: huy động đa dạng các nguồn lực của gia đình,các nguồn lực xã hội nhằm đảm bảo cho các họat động GD trong trường hợp lớp mầm non đợc triển khai một cách thuận lợi.
 - Đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định và đủ điều kiện để thực hi65n nội dung chương trình theo hướng đởi mới, góp phần nâng cao chất lượng GD trong trường, lớp mầm non.
 - Đội ngũ GV : Đảm bảo những yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần thiết, nắm vững chương trình CS-GD mầm non mới, thực hiện chương trình có chất lượng.
 II. NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA CTGDMN
 CTGDMN theo hướng tích hợp được xây dựng với đầy đủ các thành tố từ mục tiêu, nội dung, phương phap các hoạt động GD nội dung đánh giá và các điều kiện thực hiện chương trình.
 1.Về cấu trúc của CTGDMN
 Sau phần mục tiêu GD (bao gồm mục tiêu chung – theo Luật Giáo dục và mục tiêu GD cho trẻ cuối mỗi độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo) CTGDMN được cấu trúc được 2 phần: Phần một:Nội dung chương trình CS-GD trẻ Nhà trẻ 3-36 tháng và phần hai:Nội dung chương trình CS-GD trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi. Mỗi phần có 5 phấn mục:
 A – Kế họach thực hiện chương trình (phân phối thời gian,chế độ sinh họat).
 B – Nội dung CS-GD(nuôi dưỡng, chăm sóc - sức khỏe,GD –phát triển).
 C – Các họat động GD, hình thức tổ chứcvà phương pháp GD
 D – Điều kiện thực hiện chương trình
 E – Đánh giá
 G – Giải thích chương trình
 2. Về nội dung của CTGDMN
 Nội dung của chương trình được xây dựng xuất phát trên quan điểm Gd tích hợp;Gd hướng vào trẻ,lấy trẻ làm trung tâm.Chương trình ,vì vậy đã hướng đến tạo điều kiện cho trẻ được họat động tích cực;đáp ứng nhu cầu phát triển và hứng thú của trẻ trong quá trình CS-Gd. Nội dung chương trình không nhấn mạnh vào việc cung cấp những kiến thức, kĩ năng đơn lẻ, mà theo hướng tích hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chăm sóc với GD và giữa các mặt GD với nhau và được thực hiện thông qua họat động chủ đạo v2các họat động đa dạng, phù hợp với từng độ tuổ. Chương trình chú trọng đến kích thích phát triển các giác quan,các chức năng tâm - sinh lí,hình thành những phẩm chất, năng lực, kĩ năng sống nền tảng để chuẩn bị thuận lợicho trẻ vào học lớp 1 và phát triển tốt ở các giai đọan sau.
 2.1.Mục tiêu GD đề cập đến mục tiêu chung đã quy định theo luật Giáo dục và mục tiêu GD cho cuối mỗi độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo.Nội dung mục tiêu GD cuối độ tuổi nhà trẻ và mẩu giáo được cấu trúc theo các lĩnh vực phát triển của trẻ gồm: phát triển thể chất,phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ và phát triểntình cảm – xã hội.Ở cuối độ tuổi nhà trẻ, mục tiêu phát triển thẩm mĩ được lồng ghép trong mục tiêu riêng.Mục tiêu GD là một trong những thành tố quan trọng của chương .Mục tiêu mang tính hướng đích giúp cho GV định hướng quá trình thực hiện và tổ chức các họat động CS –GD trẻ đáp ứng với nhu cấu phát triển của trẻ và yêu cầu của xã hôi và gia đình.
 2.2. Kế họach thực hiện chương trình bao gồm quy định phân phối thời gian trong năm học, chế độ sinh họat(CĐSH)và phân phối thời gian trong CĐSH.Những nội dung của mục tiêu GD là những định hướng quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện các họat động GD trong trường mầm non.
 2.3. Nội dung CS-GD gồm hai phần quan trọng:
 - Nội dung nuôi dưỡng- chăm sóc sức khỏe đã chú trong,nhấn mạnh hơn so với chương trình hiện hành các yêu cầu về tổ chức thực hiện nội dung chăm sóc ăn,ngủ, vệ sinh,chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh, an tòan cho trẻ. Đặc biệt đưa ra các nhiệm vụ cần thiết nhất mà người GV, người chăm sóc trẻ cần phải thực hiện trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe phù hợp với trẻ ở lứa tuổi nhà trè và mẫu giáo.
Nôi dung GD: Chương trình CS-GD mầm non mới không cấu trúc nội dung theo các họat động Gd như chương trình hiện hành. Nội dung GD trẻ nhà trẻ từ 3-36 tháng và trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi được cấu trúc theo các lĩnh vực:Phát triển thể chất;phát triển ngôn ngũ; phát triển nhận thức ;phát triển tình cảm xã hội. Nội dung phát triển thẩm mĩ được lồng ghép trong nội dung phát triển tình cảm –xã hội đối với trẻ nhà trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo, nội dung phát tirển thẩm mĩ là một lĩnh vựcGD riêng. Đây cũng là điểm mới đối với đổi mới cấu trúc nội dung GD trong CTGDMN lần này.
Cấu trúc của mỗi lĩnh vực nội dungGD bao gồm:
Mục tiêu của lĩnh vực nội dung; - Nội dung Gd(bao gồm những nội dung cơ bản và mức độ nội dung theo độ tuổi); - Nhiệm vụ của giáo viên;- Dấu hiệu đánh giá.
 Đối với trẻ nhà trẻ, nội dung theo độ tuổi được thể hiện ở 3 mức độ theo 3 độ tuổi: 3-12 tháng, 12 -24 tháng và 24-36 tháng.Đối với mẫu giáo,nội dung theo độ tuổi được thể hiệnở 3 mức độ theo 3 độ tuổi : 3-4 tuổi, 4-5 tuổi,5-6 tuổi.
 Ví dụ: Trong phần nội dung chương trình CS-GD trẻ 3-36 tháng (phần B,mục 2),nội dung GD phát triển nhận thức bao gồm 2 nội dung chính: luyện tập các giác quan,phối hợp các giác quan;nhận biết.
 Nội dung luyện tập các giác quan nằm trong nội dung phát triển nhận thức (3 độ tuổi ở nhà trẻ)được thể hiện ở bảng 1 với các múc độ như sau(xem bảng 1).
 Đối với chương trình CS-GD trẻ mẫu giáo, nội dung GD phát triển nhận thức gồmnhững nội dung chính như: khám phá khoa học về các bộ phận con người;đồ vật và chất liệu; thực vật; động vậtvà các hiện tượng tự nhiên.Nội dung được phân theo các mức độ phù hợp với độ tuổi 3-4 tuổi, 4-5 tuổivà 5-6 tuổi.
Ví dụ: với một số nội dung về khám phá về các hiện tượng tự nhiên(lám quen với thời tiết, ngày và đêm, mặt trăng mặt trời) mức độ nội dung theo 3 độ tuổi được thể hiện ở bảng 2 như sau:(xem bảng 2).
Trong mỗi lĩnh vực nội dung GD, dấu hiệu đánh giá được quy định trong chương trình là một nội dung hết sức mới và quan trọng.Những dấu hiệu đánh giá sẻ giúp choGV chủ động xem xét, đánh giá sự phát triển của trẻ qua quá trình tác động. Đây là cơ sở để Gv điều chỉnh nội dung, phương pháp GD cho phù hợp với mức dộ phát triển của trẻ.
Bảng 1: Nội dung luyện tập các giác quan
Nội dung
3-12 tháng
12-24 tháng
24-36 tháng
Luyện tập các giác quan, phối hợp các giác quan
Nhìn theo vật chuyển động có khoảng cách gần với trẻ
Tìm đồ chơi vừa mới cất giấu
Tìm đồ chơi vừa mới cất giấu
Luyện thị giác và thính giác
Nhìn vào đồ vật tranh ảnh có màu sắc sặc sỡ
Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh
Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một con vật quen thuộc
Luyện xúc giác và thính giác
Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh có khoảng cách gần với trẻ
Sờ, nắn, lắc, gõ đồ chơi và nghe âm thanh
Sờ, nắn đồ vật, chất liệu để nhận biết cứng, mềm, trơn (nhẵn) – xù xì
Bảng 2: Khám phá khoa học về các hiện tượng thiên nhiên đối với trẻ
Độ tuổi
Nội dung
3-4 tuổi
4-5 tuổi
5-6 tuổi
Khám phá khoa học về các hiện tượng thiên nhiên.
Các hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh
Một số hiện tượng thời tiết theo mùa
Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa
Thời tiết, mùa
Ảnh hưởng của nắng, mưa, nóng lạnh đến sinh hoạt của trẻ
Ảnh hưởng của thời tiết đến sinh hoạt con người
Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người và cây cối, con vật theo mùa
Ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng
Ngày và đêm
Sự khác nhau giữa ngày và đêm
Mặt trời, mặt trăng, sự khác biệt giữa ngày và đêm
 2.4. Các họat động GD,hình thức tổ chức và phương pháp GD .
 - Đối với chương trình GD trẻ nhà trẻ,phần này đề cập đến các họat động phù hợp với trẻ nhà trẻ như: họat động gioa lưu cảm xúc,họat động với đồ vật,chơi và chơi – tập, họat động chăm sóc(ăn,ngủ,vệ sinh);họat động lễ hội. Trong đó nhấn mạnh họat động giao lưu cảm xúc,họat động với đồ vậtlà những họat động chủ đạo cho trẻ ở lứa tuổinày.
 - Đối với chương trình GD trẻ mẫu giáo phần cũng gồm các họat động cơ bản phù hợp với trẻ lớp mẫu giáo như: họat động chơi,họat động học tập, họat động lao động,họat động chăm sóc và họat động lễ hội. Trong nhấn mạnh hoạt động chơi là họat động chủ đạo của trẻ.
 - Các họat động được tổ c

File đính kèm:

  • docnhung_diem_moi_cua_chuong_trinh_giao_duc_mam_non.doc