Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 16 (Bản đẹp)

B. Bài mới.

 1.Giới thiệu bài : Hôm nay các em học bài "Kéo co"giáo viên ghi mục bài.

 2.Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động1: Luyện đọc và tìm hiểu bài

 a) Luyện đọc

 -HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài : Kéo co,kết hợp hướng dẫn HS đọc và giải nghĩa từ mới

 Đoạn 1: Từ đầu đến bên ấy thắng

 Đoạn 2: Tiếp hội làng người xem hội

 Đoạn 3: Phần còn lại.

 - GV kết hợp với đọc hiểu các từ ngữ chú giải

 - HS luyện đọc theo cặp .Hai HS đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm

 b) Tìm hiểu bài

 - 1 HS đọc đoạn 1

 + Qua đầu bài văn, em hiểu cách chơi như thế nào?

 - 1 HS đọc đoạn 2

 + Giới thiệu cách chơi Kéo co ở làng Hữu Trấp ?

 - 1HS đọc đoạn còn lại

 + Cách chơi Kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?

 + Vì sao chơi Kéo co bao giờ cũng vui ?

 + Ngoài Kéo co em còn biết những trò chơi dân gian nào nữa ?

 

doc24 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 24/02/2022 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 16 (Bản đẹp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oa học 
Không khí có những tính chất gì ?
I: Mục tiêu :
Sau bài học hs biết xử lí thông tin để :
HS phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách 
+ Quan sát để phát hiện màu, mùi ,vị, của không khí 
+Làm thí nghiệm để chứng minh không khí không có hình dạng nhất định , không khí có thể nén lại hoặc giãn ra 
-Nêu một số ví dụ về việc một số tính chất của không khí trong đời sống hằng ngày 
Ii: Đồ dùng dạy học 
-Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong sgk trang 64; 65 
8 quả bóng bay với các hình dạng khác nhau ; chỉ hoặc dây chun để buộc bóng bay
III:Hoạt động dạy học 
Hoạt động1:Phát hiện màu , mùi ,vị của không khí 
 GV nêu câu hỏi :
-Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao ? 
-Dùng mũi ngửi , dùng lưỡi nếm ,em nhận thấy không khí có mùi gì , có vị gì không ? 
-Đôi khi ta gửi thấy một hương thơm hay muì vị khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không ? Cho ví dụ .
-HS trả lời 
-GV nhận xét ,rút ra kết luận
Không khí trong suốt , không màu, không mùi , không vị 
Hoạt động2:Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí 
Bước 1 : Chơi thổi bóng 
	- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng báo cáo số bóng mà nhóm mình đã chuẩn bị 
	- Luật chơi: Các nhóm cùng bắt đầu thổi bóng 
	- HS đem bóng ra thổi.Nhóm nào thổi được bóng đảm bảo các yêu cầu thì sẽ thắng cuộc 
Bước 2: Cho các nhóm đưa bóng của mình ra và mô tả hình dạng của các quả bóng vừa thổi được 
	- GV lần lượt đưa ra các câu hỏi :
 	- Cái gì chứa trong quả bóng mà làm cho hình dạng nó như thế này ?
	- Qua đó rút ra không khí có hình dạng nhất định không ?
	- Nêu một số ví dụ chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định .
Kết luận : 
	 - Các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả gv và cả lớp nhận xét rút ra kết luận :
	- Không khí không có hình dạng nhất định mà nó có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó 
Hoạt động3:Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn nở ra của không khí
	-HS tiến hành làm thí nghiệm như hướng dẫn ở hình 2b; 2c sgk theo nhóm sau đó đưa ra nhận xét 
	- Hình2b : Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm 
	- Hình 2c : Thả tay ra , thân bơm sẽ trở về vị trí ban đầu 
	- Kết luận :không khí có thể bị nén lại (như hình 2b) hoặc giản ra (như hình 2c)
	- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận thí nghiệm của nhóm mình
	Kết luận : không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra 
*GV nhận xét ,dặn dò 
-Gv cho hs nhắc lại nội dung cần biết ở sgk
-------------------------------------------
Toán
Chia cho số có ba chữ số 
I:Mục tiêu 
 Giúp HS biết :
 	-Thực hiện phép chia số có bốn chữ số chia cho số có ba chữ số. 
 II.Hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài làm ở nhà của HS 
2.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ.
 *Trường hợp chia hết 
 1944 : 162 = ?
HS đặt tính rồi tính từ trái sang phải 
1944 162
0324 12
 000
GV gọi hs nhắc lại cách chia 
GV vậy 1944 : 162 = 12
* Trường hợp chia có dư 
: 241 =?
HS đặt tính rồi tính từ trái sang phải 
241
1239 35
0034
GV gọi hs nhắc lại cách chia 
GV vậy :8469: 241 =35 ( dư 34)
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1: Hs đặt tính rồi tính
 2120 :424 =5
1935 : 354 = 5 ( dư 165)
 6420 : 321 = 20
 : 165 = 30 (dư 7)
Bài 2: Hs đọc bài rồi tính giá trị của biểu thức
 1995 x 253 + 8910 : 495 
 = 504735 + 18 
 = 504753
: 25 : 4
 = 348 : 4 
 = 87 
Bài 3 : HS tự đọc đề rồi giải sau đó chữa bài 
Giải :
Cửa hàng thứ nhất bán hết 7128 m vải trong số ngaỳ là
7128 : 264 = = 27 ( ngày )
Cửa hàng thứ hai bán hết 7128 m vải trong số ngaỳ là
: 297 = 24 ( ngày )
Vì 24 ít hơn 27 nên cửa hàng thứ hai bán hết số vải sớm hơn cửa hàng thứ nhất và sớm hơn số ngày là
- 24 = 3 ( ngày )
Đáp số : 3 ngày
*GV củng cố ,dặn dò 
 ________________________
kể chuyện 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
I:Mục tiêu 
1: Rèn kĩ năng nói :
-HS kể được một câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh . Biết sắp xếp sự việc thành một câu chuyện . Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện .
-Lời kể tự nhiên chân thực có thể kết hợp lời nói với cử chỉ ,điệu bộ
2 : Rèn kĩ năng nghe :
 -Theo dõi bạn kể chuyện ,nhận xét đúng lời kể của bạn 
 II : Hoạt động dạy học
A: Bài cũ :
 	-Hai bạn kể lại câu chuyện của tuần trước 
B: Bài mới :
 1 Giới thiệu bài 
 Hoạt động 1: HS phân tích đề 
 	-HS đọc yêu cầu của đề 
-GV viết đề bài lên bảng 
- Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh em
Hoạt động 2: Gợi ý kể chuyện 
-Ba hs nối tiếp nhau đọc gợi ý trong sgk
Hoạt động 3: kể chuyện , trao đổi về nội dung , ý nghĩa câu chuyện 
a ) Kể theo cặp 
b) Thi kể chuyện trước lớp 
HS nối tiếp nhau thi kể 
Mỗi em kể xong nói ý nghĩa câu chuyện 
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất 
 - Gv tuyên dương câu chuyện hay nhất 
3: Cũng cố ,dặn dò 
GV nhận xét tiết học 
 _________________________
tập đọc 
Trong quán ăn “ba cá bống ” 
I:Mục tiêu 
-Đọc lưu loát,trôi chảy toàn bài .Biết đọc diễn cảm câu chuyện trôi chảy ,chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của chuyện ,đọc phân biệt giọng người kể với giọng của các nhân vật 
-Hiểu được từ ngữ trong truyện 
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện :Chú bé gỗ Bu – ra – ti – nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng ở những kẻ độc ác đang tìm mọi cách bắt chú 
II. Hoạt động dạy học
A)Bài cũ :
HS đọc nối tiếp nhau đọc bài : Kéo co 
B)Bài mới .
 1.Giới thiệu bài 
2.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động1:.Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
 - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài :Trong quán ăn “ba cá bống ” 
	- Đoạn 1: Từ đầu đến cái lò sửơi này 
	- Đoạn 2: tiếp theo đến các lộ ạ 
 - Đoạn 3 : Phần còn lại
 	- GV kết hợp với đọc hiêủ các từ ngữ chú giải 
 	- HS luyện đọc theo cặp .
- Hai HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm 
 b). Tìm hiểu bà
 - Bu – ra – ti – nô cần moi bí mật gì từ lãoBa –ra –ba? 
Đoạn 2 
 - Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba –ra –ba phải nói ra điều bí mật ?
HS đọc thầm toàn chuyện 
 -Tìm những hình ảnh chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú ?
Hoạt động2: HS đọc diễn cảm :
4 HS đọc diễn cảm theo cách phân vai 
Cả lớp thi đọc diễn cảm theo cách phân vai 
3 : Củng cố ,dặn dò 
Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
HS nêu ý nghĩa câu chuyện gv chốt lại như phần nội dung yêu cầu 
Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ thực hành khâu thêu.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- GV nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm : Sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật khâu, thêu đã học.
- Tùy khả năng và ý thích, HS có thể cắt, khâu, thêu những sản phẩm đơn giản như:+ Cắt, khâu, thêu khăn tay.
 + Cắt, khâu, thêu túi rút dây.
 + Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác như váy liền áo cho búp bê, gối ôm
- GV yêu cầu HS chuẩn bị thực hành.
- HS thực hành . GV quan sát, chỉ dẫn, uốn nắn giúp đỡ thêm cho những HS thực hiện chưa thành thạo.
Hoạt động2: Đánh giá kết quả học tập
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV đánh giá sản phẩm kiểm tra theo 2 mức: 
+ Hoàn thành.
+ Chưa hoàn thành.
+ Những sản phẩm có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu, thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt .
IV. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Dặn HS đọc trước bài mới. 
 ______________________
 Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2007
Thể dục
Thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản . 
Trò chơi: “nhảy lướt sóng”
 I:Mục tiêu 
	-Ôn đi theo vạch thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dăng ngang . Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng 
	-Trò chơi: Nhảy lướt sóng .Yêu cầu nắm được luật chơi .Khi chơi tập trung chú ý, bình tỉnh, khéo léo
II: Địa điểm, phương tiện 
	Trên sân trường gv kẻ sẵn các vạch tập đi theo vạch kẻ thẳng; một cái còi 	 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1:Phần mở đầu
	-GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
2: Phần cơ bản
 a: Bài tập rèn luyện thân thể cơ bản 
	Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chông hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dăng ngang . Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng , dưới sự hướng dẫn của GV 
 - Ôn tập theo lớp dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng 
Ôn tập theo tổ dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng 
Ôn tập theo nhóm dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng 
b. Trò chơi vận động: “Nhảy lướt sóng ”. 
	Gv nêu luật chơi và cách chơi .Cho hs chơi thử một lần .Yêu cầu tham gia chơi một cách tự giác
	GV cho hs chơi chính thức 
 3. Phần kết thúc
 - Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài
- GV cùng HS hệ thống lại bài học
 _________________________________
tập làm văn 
Luyện tập giới thiệu địa phương 
I:Mục tiêu 
Học xong bài này hs biết :
-Tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trấp và Tích Sơn 
- Biết giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em – Giới thiệu rõ ràng ai cũng hiểu được 
II.Hoạt động dạy học
A: Bài cũ :
Một hs nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn (quan sát đồ vật)
- Một hs đọc lại dàn ý tả 1 đồ chơi em thích 
B: Bài mới :
1 :Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: HS làm bài tập 
Bài 1:
-Một hs đọc đề. Cả lớp đọc thầm bài : Kéo co 
- Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của địa phương nào ?
-Một vài hs thi thuật lại trò chơi Kéo co.
Bài 2: Xác định yêu cầu của bài 
-HS đọc yêu cầu của đề bài : Quan sát 6 tranh minh hoạ trong sgk nêu tên những trò chơi , lễ hội được vẽ trong tranh 
+ Trò chơi: Thả chim bồ câu , Đu bay , Ném còn .
+Lễ hội : Lễ hội bơi trải , hội cồng chiêng , hội hát quan họ 
Tự so sánh ở địa phương mình có những trò chơi , những lễ hội như trên không ? 
HS nối tếp nhau phát biểu 
Giới thiệu những trò chơi hoặc lễ hội có ở quê hương mình 
b) Thực hành giới thiệu 
HS từng cặp tự giới thiệu trò chơi , lễ

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_4_tuan_16_ban_dep.doc