Giáo án môn Toán Lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 3

*Giới thiệu:

*Hoạt động1: Ôn lại cách đọc số, viết số & các hàng

-GV viết số: 83 251

-Yêu cầu HS đọc số này

-Nêu rõ chữ số các hàng (hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm )

-Muốn đọc số ta phải đọc từ đâu sang đâu?

-Tương tự như trên với số: 83001, 80201, 80001

-Nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề nhau?

-Yêu cầu HS nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn (GV viết bảng các số mà HS nêu)

-Tròn chục có mấy chữ số 0 tận cùng?

 -Tròn trăm có mấy chữ số 0 tận cùng?

-Tròn nghìn có mấy chữ số 0 tận cùng?

 

doc24 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Toán Lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (Ví dụ: chữ số 3 thuộc hàng đơn vị, chữ số 1 thuộc hàng chục )
- GV cho HS đọc thêm một vài số khác.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: 
- GV treo bảng kẻ sẵn lên và giới thiệu, làm mẫu hàng thứ nhất.
Bài tập 2: 
- GV cho HS đọc các số
- GV cho HS xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số đã cho. 
Bài tập 3: 
- GV cho HS tự làm. Sau đó cho vài HS lên bảng ghi số của mình . Lưu ý HS cách trình bày. 
Bài tập 4: 
- GV cho HS tự nhận xét quy luật viết tiếp các số trong từng dãy số, tự viết các số . Sau đó thống nhất kết quả. 
- HS nêu
- HS xác định
Bài tập 1: 
- HS theo dõi
- HS làm các phần cịn lại
- HS sửa và thống nhất kết quả
Bài tập 2: 
- HS làm bài
VD: 2 453 đọc là: Hai nghìn bốn trăm năm mươi ba.
65 243: Sáu mươi lăm nghìn hai trăm bốn mươi ba.
762 543: Bảy trăm sáu mươi hai năm trăm bốn mươi ba.
53 620: Năm mươi ba nghìn sáu trăm hai mươi.
Bài tập 3: 
- HS làm bài
VD: a) Bốn nghìn ba trăm viết là: 4300.
b) Hai mươi bốn nghìn ba trăm mười sáu:24 316.
c) Hai mươi bốn nghìn ba trăm linh một:24 301.
Bài tập 4: 
- HS nêu yêu cầu
- HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét, đối chiếu.
 3. Cuûng coá - Daën doø:
	 - Về xem lại những bài đã học. 
 - Chuẩn bị bài: Hàng và lớp
Ngày dạy:....../...../2013
Tiết 8 HÀNG VÀ LỚP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Biết được các hàng trong lớp đơn vị , lớp nghìn .
- Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số. 
- Biết viết số thành tổng theo hàng .
- GDHS yêu thích môn toán.
 II. CHUẨN BỊ:
 III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
 1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
 a. Giới thiệu: 
 b. Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn.
- Yêu cầu HS nêu tên các hàng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, GV viết vào bảng phụ.
- GV giới thiệu: cứ ba lập thành một hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm thành lớp đơn vị; tên của lớp chính là tên của hàng cuối cùng trong lớp.
- Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn thành lớp gì?
- Yêu cầu vài HS nhắc lại.
- GV đưa bảng phụ, viết số 321 vào cột số rồi yêu cầu --HS lên bảng viết từng chữ số vào các cột ghi hàng & nêu lại
- Tiến hành tương tự như vậy đối với các số 
654 000, 654 321
- GV lưu ý: khi viết các số vào cột ghi hàng nên viết theo các hàng từ nhỏ đến lớn (từ phải sang trái). Khi viết các số có nhiều chữ số nên viết sao cho khoảng cách giữa hai lớp hơi rộng hơn một chút.
c. Thực hành
Bài tập 1: 
- GV yêu cầu HS quan sát và phân tích mẫu trong SGK
- GV cho HS nêu kết quả còn lại. 
Bài tập 2: 
- GV viết số 46 307 lên bảng. Chỉ lần lượt vào các chữ số 7,0,3,6,4 yêu cầu HS nêu tên hàng tương ứng. Cho HS nêu : Trong số 46 307, chữ số 3 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị. HS làm tiếp các ý còn lại. 
- GV cho HS xác định hàng và lớp của chữ số 7 (ví dụ số 38 753 chữ số 7 thuộc hàng trăm nên giá trị của chữ số 7 là 700). HS làm tương tự. 
Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu và tự làm theo mẫu.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS tiếp thu chậm.
- Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- HS nghe - nhắc lại
-
- Lớp nghìn
- Vài HS nhắc lại
- HS thực hiện & nêu: chữ số 1 viết ở cột ghi hàng đơn vị, chữ số 2 ở cột ghi hàng chục, chữ số 3 ở cột ghi hàng trăm
Bài tập 1: 
- HS phân tích và nêu kết quả.
Bài tập 2: 
- HS thực hiện
- HS làm bài
- HS sửa - thống nhất kết quả
Bài tập 3: 
- HS làm theo mẫu
503 060 = 500000+3000+60
83 760 = 80 000+700+60
176091=100000+70000+6000+90+1
 3. Cuûng coá - Daën doø:
 - Thi ñua vieát soá coù saùu chöõ soá, xaùc ñònh haøng - lôùp cuûa caùc chöõ soá ñoù.
 - Chuaån bò baøi: So saùnh soá coù nhieàu chöõ soá.
Ngày dạy:...../....../ 2013
Tiết 9 SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU :
- So sánh được các số có nhiều chữ số .
- Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn . - GDHS yêu thích môn toán.
 II. CHUẨN BỊ:
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
 1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
* Giới thiệu: 
* Hoạt động1: So sánh các số có nhiều chữ số.
a.So sánh 99 578 và 100 000
- GV viết lên bảng 99 578 . 100 000, yêu cầu HS điền dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó
- GV chốt: căn cứ vào số chữ số của hai số đó: số 99 578 có năm chữ số, số 100 000 có sáu chữ số, 5 99 578
-Yêu cầu HS nêu lại nhận xét chung: trong hai số, số nào có số chữ số ít hơn thì số đó nhỏ hơn.
b. So sánh 693 251 và 693 500
- GV viết bảng: 693 251  693 500
- Yêu cầu HS điền dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó.
- GV chốt: hai số này có số chữ số đều bằng nhau là sáu chữ số, ta so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau, vì cặp chữ số ở hàng trăm nghìn bằng nhau (đều là 6) nên ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng chục nghìn, cặp số này cũng bằng nhau (đều là 9), ta so sánh tiếp đến cặp chữ số ở hàng nghìn, cặp số này cũng bằng nhau (đều là 3), ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng trăm, ta thấy 2 < 5 nên 
 693 251 < 693 500 
hay 693 251 > 693 500
- GV yêu cầu vài HS nhắc lại nhận xét chung: khi so sánh hai số có cùng số chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái (hàng cao nhất của số), nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn, nếu chúng bằng nhau ta so sánh tiếp đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: 
- GV hướng dẫn HS rút ra kinh nghiệm khi so sánh hai số bất kì: trước hết xem xét hai số đó có số chữ số như thế nào: nếu số chữ số của hai số đó không bằng nhau thì số nào có nhiều chữ số hơn sẽ lớn hơn. Nếu số các chữ số của chúng bằng nhau thì ta sẽ so sánh từng cặp chữ số, bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái của hai số đó.
- Yêu cầu HS tự làm bài & giải thích lại tại sao lại chọn dấu đó.
Bài tập 2: 
- Yêu cầu HS nêu lại đầu bài. GV nhấn mạnh để HS nhớ là cần ghi vào bảng số lớn nhật trong bốn số đã cho (tránh cho HS sai lầm là chỉ so sánh hai số với nhau
- Yêu cầu HS tự làm bài, giải thích tại sao lại chọn số đó.
Bài tập 3: 
- GV cho HS nêu cách làm. (Tìm số nhỏ nhất tách riêng ra sau đó cứ thế làm tiếp tục. )
- HS điền dấu và tự nêu
- HS nhắc lại
- Vài HS nhắc lại
- HS điền dấu và tự nêu cách giải thích
- HS nhắc lại
-Vài HS nhắc lại
Bài tập 1: 
- HS làm bài
- HS sửa và thống nhất kết quả
999 < 10 00 ; 
99 999 < 100 000
726 585 > 557 652.
653 211 = 653 211
43 256 < 432 510
845 713 = 845 713.
Bài tập 2: 
- HS làm bài
- HS sửa
Số lớn nhất là: 902 011
Bài tập 3: 
- HS làm bài và trình bày kết quả: 
2 467 < 28 092< 932 013< 943 567
 3. Củng cố - Dặn dò: 
 - So sánh 2 số tự nhiên ta cần lưu ý điều gì?
 - Làm bài 4. Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài: Triệu và lớp triệu
Ngày dạy:..../...../2013
Tiết 10 TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Nhận biết hàng triệu , hàng trăm triệu và lớp triệu .
- Biết viết các số đến lớp triệu.
 - GDHS yêu thích môn toán.
 II. CHUẨN BỊ:
 III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
 1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
* Giới thiệu: 
* Hoạt động1: Giới thiệu lớp triệu gồm có hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
- Yêu cầu HS lên bảng viết số một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn: 1 000 000
- GV giới thiệu với cả lớp: mười trăm nghìn còn gọi là một triệu, một triệu viết là (GV đóng khung số 1 000 000 đang có sẵn trên bảng)
- Yêu cầu HS đếm xem một triệu có tất cả mấy chữ số, trong đó có mấy chữ số 0?
- GV giới thiệu tiếp: 10 triệu còn gọi là một chục triệu, yêu cầu HS tự viết vào bảng con số mười triệu.
- GV nêu tiếp: mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu, yêu cầu HS tự viết vào bảng con số một trăm triệu.
- GV yêu cầu HS nhắc lại ba hàng mới được học. Ba hàng này lập thành một lớp mới, đọc tên lớp đó?
- GV cho HS thi đua nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: 
- GV Cho HS đếm thêm 1triệu.Sau đó mở rộng đếm thêm 10 triệu và đếm thêm 100 triệu.
Bài tập 2: 
- GV gọi HS lên viết số vào chỗ chấm.
Bài tập 3: 
- GV cho HS viết số vào bảng con.
- Gv hướng dẫn HS nhận xét bảng
- HS viết
- HS đọc: một triệu
- Có 7 chữ số, có 6 chữ số 0
- HS viết bảng con, HS tiếp nối nhau đọc số.
Bài tập 1: 
- Vài HS đếm .
- HS sửa bài
Bài tập 2: 
- HS làm bài
- HS sửa - thống nhất kết quả
30 000 000; 40 000 000; 50 000 000; 
60 000 000; 70 000 000; 80 000 000; 
 90 00 00 ; 200 000 000; 300 000 000.
Bài tập 3: 
- HS viết số vào bảng con.
50 000; 7 000 000; 36 000 000
900 000 000.
 3. Cuûng coá - Daën doø:
 - Lớp triệu gồm những hàng nào?
 - Về nhà làm bài 3 phần còn lại.
 - Chuẩn bị bài: Triệu & lớp triệu (tt)
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 3
Ngày dạy: ....../...../.2013
Tiết 11 TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo)
 I. MỤC TIÊU : 
- Đọc ,viết được một số số đến lớp triệu .
- HS được củng cố về hàng và lớp.
- GDHS: tự giác,tích cực trong học tập
 II. CHUẨN BỊ:
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: :
 1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
* Giới thiệu: 
* Hoạt động1: Hướng dẫn đọc, viết số
- GV đưa bảng phụ, yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng chính, những HS còn lại viết ra bảng con: 
342 157 413
- GV cho HS tự do đọc số này
- GV hướng dẫn thêm (nếu có HS lúng túng trong cách đọc): 
+ Ta tách số thành từng lớp, lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu (vừa nói GV vừa dùng phấn vạch dưới chân các chữ số 342 157 413, chú ý bắt đầu đặt phấn từ chân số 3 hàng đơn vị vạch sang trái đến chân số 4 để đánh dấu lớp đơn vị, tương tự đánh dấu các chữ số thuộc lớp nghìn rồi lớp triệu, sau này HS sẽ làm thao tác này bằng mắt).
+ Bắt đầu đọc số từ trái sang phải, tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để học đọc rồi thêm tên lớp đó. GV đọc chậm để HS nhận ra cách đọc, sau đó GV đọc liền mạch
- GV yêu cầu HS nêu lại cách đọc số
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: GV theo dõi, giúp đỡ HS tiếp thu chậm
Bài tập 2: GV ghi các số trên bảng và yêu cầu một vài HS đọc. 
Bài tập 3: 
- GV đọc đề bài, HS viết số tương ứng sau đó HS kiểm tra chéo
- HS thực hiện t

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_4_tuan_1_den_tuan_3.doc