Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2013-2014

A. Bài cũ:Gọi 1 HS đọc cho 2 em viết bảng lớp, lớp viết vở nháp: vất vả, tất cả, lấc cấc, lấc láo

B. Bài mới : a. GT bài: Nêu yêu cầu tiết dạy

b. HD nghe viết

- Đọc đoạn văn và hỏi:

+ Cánh diều đẹp như thế nào?

+ Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như¬ thế nào ?

- Yêu cầu đọc thầm tìm các từ ngữ khó viết

- Đọc cho HS viết vở nháp các từ khó

- Đọc cho HS viết bài

- Đọc cho HS soát lỗi

 Chấm vở 5 HS, nhận xét, sửa lỗi

b: HD làm bài tập chính tả

Bài 2b:Gọi HS đọc yêu cầu và bài mẫu.

- Chia lớp thành các nhóm nhỏ

- Phát giấy cho các nhóm , giúp các HS yếu

- Gọi các nhóm khác bổ sung

- Kết luận bài làm đúng

 

docx26 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c điểm thưởng, kể có đầu có kết thúc (mở rộng)
+ Trao đổi với bạn về tính cách nhân vật, ý nghiã truyện
HĐ3: Thi kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể
- GV cùng HS nhận xét, ghi điểm. Khuyến khích HS hỏi lại bạn về nhân vật, ý nghĩa truyện.
C. Củng cố, dặn dò:Nhận xét
- 2em lên bảng kể.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc 
- 1 em nêu những từ ngữ quan trọng.
- 4 em tiếp nối đọc.
+ Chú lính chì dũng cảm (An-đéc-xen) và Chú Đất Nung (Nguyễn Kiên) có nhân vật là đồ chơi
+ Võ sĩ Bọ Ngựa (Tô Hoài) có nhân vật là con vật
+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Vua Lợn, Chú sẻ và bông hoa bằng lăng, Con ngỗng vàng...
- 2-3 em giới thiệu
- 2 em cùng bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về nhân vật, ý nghĩa truyện
- Lắng nghe
- 4 - 5 em kể, các em khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn.
- Nhận xét, bình chọn.
- Lắng nghe
Địa lí
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (TT)
I. MỤC TIÊU :Học xong bài này, HS biết :
 - Đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công
 - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của người dân đồng bằng Bắc Bộ
 - Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất
 - Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Tranh ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ :Kể tên một số cây trồng vật nuôi chính của ĐB Bắc Bộ?
+ Vì sao lúa được trồng nhiều ở ĐB Bắc Bộ?
B. Bài mới:a.Giới thiệu bài
b.Các HĐ tìm hiểu bài :
HĐ1: Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
a. Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm dựa vào tranh, ảnh, SGK và vốn hiểu biết của mình để thảo luận:
+ Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐB Bắc Bộ?
+ Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết?
+ Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
- Chốt lại lời giải đúng
b. Làm việc cả lớp :
- Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ gốm Bát Tràng 
HĐ2: Chợ phiên
- Yêu cầu các nhóm dựa vào tranh, ảnh, SGK và vốn hiểu biết của mình để thảo luận:
+ Kể về chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ ?
+ Mô tả chợ theo tranh, ảnh.
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời
C. Củng cố, dặn dò: Gọi HS đọc ghi nhớ
- 2em trả lời.
- Lắng nghe
- Đại diện nhóm trình bày:
+ Có hàng trăm nghề khác nhau, nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo, tạo nên các sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước, nhiều nơi nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên các làng nghề.
+ Làng chuyên làm một loại hàng thủ công như làng gốm Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc...
+ Người làm nghề thủ công giỏi gọi là nghệ nhân.
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát, lắng nghe
- Làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày:
+ Hoạt động mua bán diễn ra tấp nập, hàng hóa phần lớn là các sản phẩm sản xuất tại địa phương
+ Chợ đông người, trong chợ bán rau, trứng, gà, vịt...
- Nhận xét, bổ sung
- 2 em đọc .Lắng nghe
**************************************************
Thø n¨m,ngµy 12 th¸ng12 n¨m 2013.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU
 1. HS nắm vững cấu tạo 3 phần (MB, TB, KL) của một bài văn miêu tả đồ vật, trình tự miêu tả
 2. Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời nói với lời kể
 3. Luyện tập lập dàn ý một bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Phiếu kẻ sẵn nội dung: trình tự miêu tả chiếc xe đạp của chú Tư
 - Giấy khổ lớn và bút dạ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ :Thế nào là miêu tả? Nêu cấu tạo bài văn miêu tả?
- Gọi HS đọc phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống
B. Bài mới: a.Giới thiệu bài
b.Các HĐ tìm hiểu bài :
 Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Gọi 2 em nối tiếp đọc nội dung và yêu cầu bài tập
- Yêu cầu trao đổi theo cặp và TLCH:
 +Tìm phần TB, MB, KB trong bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư
 +Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được miêu tả ntn?
- Phát phiếu cho nhóm 4 em
- Kết luận lời giải đúng
+ Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào ?
+Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn?
+ Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe?
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu bài tập, giáo viên viết đề bài lên bảng.
- Gợi ý: Tả cái áo em đang mặc hôm nay chứ không phải cái áo em thích.
- Ghi nhanh các ý chính
C. Củng cố, dặn dò: Thế nào văn miêu tả? 
-2 em nêu miệng
- Em Đạt, Linh đọc
- 2 em đọc. 
- Thảo luận nhóm đôi
+ MB: "Từ đầu ...của chú"
Giới thiệu về chiếc xe đạp của chú Tư
+ TB: " Tiếp theo ... nó đá đó".
Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe.
- HS trả lời .
+Niềm vui của đám con nít và chú Tư bên chiếc xe.
- 1 em đọc to trước lớp. 
 3-5 em trình bày
- Ghi nhanh vào vở
- Trả lời, lắng nghe
Luyện từ và câu
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI
I. MỤC TIÊU:
 1. HS nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi, tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác.
 2. Nhận biết được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp, biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm với đối tượng giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Giấy A3 để làm BT2 và một số giấy khổ lớn
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ : Gọi HS nêu tên các trò chơi, đồ chơi em biết.
- Gọi 3 em lên bảng đặt câu có từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
B. Bài mới: a.Giới thiệu bài
b.Các HĐ tìm hiểu bài :
 HĐ1: Tìm hiểu ví dụ
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi và tìm từ ngữ. 
- Viết câu hỏi lên bảng: 
 + Mẹ ơi, con tuổi gì?
- Gọi HS phát biểu
- Kết luận: Khi muốn hỏi chuyện người khác, cần giữ phép lịch sự như thưa gửi, 
xưng hô cho phù hợp: ạ, thưa, dạ...
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Phát giấy và bút dạ cho 3 em.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét
Bài 3: Yêu cầu đọc thầm bài tập rồi trả lời
- Kết luận: Để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng, phật ý người khác
HĐ2: Ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
HĐ3: Luyện tập
Bài 1: Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài, phát giấy cho 2 nhóm
- Gọi HS trình bày, GV và HS nhận xét, bổ sung
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS tìm các câu hỏi trong truyện
- Gọi HS đọc câu hỏi
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi, phát biểu
C. Củng cố, dặn dò: Làm thế nào để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác? 
- 2 em trả lời.
- 3 em lên bảng đặt câu. 
- Lắng nghe
- Đọc thầm, 1 em đọc to.
- 2 em trao đổi, dùng bút chì gạch chân dưới từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép .
- Lắng nghe.
- 1 em đọc; suy nghĩ, tự làm bài.
- Dán phiếu lên bảng.
 - Một số em trình bày:
a) Thưa cô, cô thích mặc áo màu gì nhất?
- Thưa thầy, thầy có thích xem bóng đá không ạ?
b) Bạn có thích thả diều không?
-Suy nghĩ trả lời
- 2 em phát biểu và cho ví dụ minh họa
VD: Sao bạn cứ mặc mãi chiếc áo này vậy?
- 2 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- 2 em cùng bàn trao đổi làm VBT hoặc phiếu
- Dán phiếu lên bảng rồi trình bày
a) Quan hệ thầy, trò:
- Thầy: ân cần, trìu mến
- Lu-i: lễ phép, ngoan ngoãn
b) Quan hệ thù địch:
- Tên sĩ quan: hách dịch
- Cậu bé: yêu nước, dũng cảm
- 1 em đọc ghi nhớ
- Dùng bút chì gạch chân vào câu hỏi SGK
- Lắng nghe
- 2 em thảo luận:
+ Câu hỏi hỏi cụ già thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ .
+ Câu hỏi các bạn tự hỏi nhau mà hỏi cụ già thì chưa tế nhị, hơi tò mò.
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
-Tìm các câu hỏi trong truyện .
- Lắng nghe và trả lời.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS rèn luyện kĩ năng:
 - Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số
 - Tính giá trị của biểu thức
 - Giải bài toán về phép chia có dư.
 * HS khá làm bài 3.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Gọi 2 em lên bảng giải bài 1 trang 82 SGK.
- Nhận xét
B. Bài mới:
Bài 1: Yêu cầu HS đặt tính rồi tính; Kết quả:
a) 19 b) 273
 16 (dư 3) 237 (dư 33)
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Nêu cách tính giá trị biểu thức có các phép cộng, trừ, nhân, chia?
- Yêu cầu tự làm VT.
1Kết luận cách làm đúng
* Bài 3:Gọi HS đọc đề
- Gợi ý HS nêu các bước giải
- Yêu cầu nhóm 2 em làm VT, phát phiếu cho 2 nhóm
- Gọi HS nhận xét 
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét 
- Chuẩn bị bài 75
- 2 em lên bảng làm bài.
- Những em còn lại theo dõi, nhận xét.
- 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VBT, chữa, nhận xét.
- 1 em đọc yêu cầu .
- 1 em nêu; 2 em nhắc lại.
- 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VBT
a) 41688 b) 46980
 4662 601617
 - 1 em đọc
+ Tìm số nan hoa mỗi xe đạp cần
+ Tìm số xe đạp lắp được và số nan hoa còn thừa
- Làm vào vở hoặc phiếu
- Dán phiếu lên bảng
36 x 2 = 72 (nan)
5260 : 72 = 73 (dư 4)
Vậy lắp được 73 xe đạp và thừa 4 nan hoa
Khoa học
	 LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?	
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết :
 - Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật.
 * Quan tâm đến giáo dục bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Hình trang 62,63/ SGK
 - Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm: túi ni lông to, dây su, kim khâu, bình thủy tinh, chai không, miếng xốp lau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:Kể ra những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước?
-Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước?
B. Bài mới:a.Giới thiệu bài.
b.Các HĐ tìm hiểu bài :
*HĐ1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật
- Chia nhóm 4 HS và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm.
- Yêu cầu đọc các mục thực hành trang 62 SGK để thực hiện.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và giải thích, gọi HS nhận xét bổ sung.
- Nêu kết luận:
HĐ2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật.
- Chia nhóm và ki

File đính kèm:

  • docxgiao_an_day_hoc_lop_3_tuan_15_nam_hoc_2013_2014.docx
Giáo án liên quan