Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2014-2015

I. MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu.

Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK- không hỏi ý 2 câu hỏi 4).

II. CHUẨN BỊ:

Tranh minh họa bài tập đọc trang 4, SGK.

Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí- Tô Hoài.

 

doc423 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 24/02/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quốc Tương Lai, quan sát tranh minh hoạ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. 
- 2 đến 3 HS thi kể. 
- HS đọc thành tiếng. 
- Từng cặp HSsuy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian. 
- 2 đến 3 HS tham gia thi kể. 
- Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập. 
+ HS nhìn bảng phát biểu. 
+ Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu sau và ngược lại. 
+ Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm. 
TOÁN (Tiết 40)
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).
* Bài 1, bài 2 (chọn 1 trong 3 ý)
II. CHUẨN BỊ:
- Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
Chúng ta đã được học góc vuông rồi. Trong giờ học này chúng ta sẽ làm quen thêm các loại góc khác nữa qua bài: "Góc nhọn, góc tù, góc bẹt". 
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 20’
1. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt: 
- GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK. 
 - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này. 
 - GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn. 
 - GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. 
 - GV nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông. 
 - GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông). 
 * Giới thiệu góc tù 
 - GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK. 
 - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. 
- GV giới thiệu: Góc này là góc tù. 
- GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. 
- GV nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông. 
- GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc tù (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc lớn hơn góc vuông)
 * Giới thiệu góc bẹt 
- GV vẽ lên bảng góc bẹt COD như SGK. 
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. 
- GV vừa vẽ hình vừa nêu: Thầy tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng” (cùng nằm trên một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt. 
GV hỏi: Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau?
- GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông. 
- GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt. 
4.. Luyện tập, thực hành: 
HĐ2: Cá nhân: 15’
 Bài 1: Tìm các góc sau đây. Góc nào là góc vuông, góc từ, góc nhọn, góc bẹt. 
- GV nhận xét, có thể vẽ thêm nhiều hình khác trên bảng và yêu cầu HS nhận biết các góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt. 
 Bài 2
- GV hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài. 
- GV nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là là góc nhọn, góc tù và góc bẹt?
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- GV gọi HS nhắc lại thế nào là góc nhọn, góc tù và góc bẹt?
- Muốn biết chính xác một góc là góc nhọn, góc tù và góc bẹt ta lấy gì để kiểm tra?
- GV tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài: "Hai đường thẳng vuông góc". 
- HS quan sát hình. 
- Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB. 
- HS nêu: Góc nhọn AOB. 
- 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK: Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông. 
 A
 O 
 B
- 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. 
- HS quan sát hình. 
- HS: Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM và ON. 
- HS nêu: Góc tù MON. 
- 1HS lên bảng kiểm tra. Góc tù lớn hơn góc vuông. 
 M
 N 
 O
- 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. 
- HS quan sát hình. 
- Góc COD có đỉnh O, cạnh OC và OD. 
- HS quan sát, theo dõi thao tác của GV. 
C
C O D
- Thẳng hàng với nhau. 
- Góc bẹt bằng hai góc vuông. 
- 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập
- HS quan sát và trả lời. 
+ Các góc nhọn là: MAN, UDV. 
+ Các góc vuông là: ICK. 
+ Các góc tù là: PBQ, GOH. 
+ Các góc bẹt là: XEY. 
- HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả: 
Hình tam giác ABC có ba góc nhọn. 
Hình tam giác DEG có một góc vuông. 
Hình tam giác MNP có một góc tù. 
Sinh hoạt lớp tuần 8
I/ Mục tiêu
 - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua
 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt
 - GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II/ Chuẩn bị:	
 - Ghi chép của cán sự lớp trong tuần.
III/ Nội dung sinh hoạt
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần 
Đánh giá xếp loại các tổ. 
b/Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
-Về học tập
-Về đạo đức
-Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ
-Về các hoạt động khác
Tuyên dương
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp .
DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO
Ngày 29 tháng 9 năm 2014
 HIỆU TRƯỞNG
 Lâm Văn Khuyến
TUẦN 9
Thứ hai, ngày 13 tháng 10 năm 2014
TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
 (Nam Cao)
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Bài “Đôi giày ba ta màu xanh”
+ Tìm những câu tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta? 
- GV nhận xét từng HS và ghi điểm
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
- Em hãy cho biết bức tranh vẽ gì?
- Cậu bé trong tranh đang nói chuyện gì với mẹ? Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu rõ điều đó. (GV ghi đề)
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
HĐ1: Luyện đọc: 8’
GV hoặc HS chia đoạn: 2 đoạn. 
+ Đoạn 1: Từ ngày phải  đến phải kiếm sống. 
+ Đoạn 2: Mẹ Cương  đến đốt cây bông. 
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó: 
- GV giải nghĩa một số từ khó: 
 Giảng từ: “ thưa”: có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn
Kiếm sống: tìm cách làm việc để tự nuôi mình
Đầy tớ: là người giúp việc cho chủ. 
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
+ Toàn bài đọc với giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương lễ phép, khẩn khoản thiết tha xin mẹ cho em được học nghề rèn và giúp em thuyết phục cha. Giọng mẹ Cương ngạc nhiện khi nói: “Con vừa bảo gì? Ai xui con thế?, cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con: “Con muốn giúp mẹanh thợ rèn”. 3 dòng cuối bài đọc chậm rãi với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên thể hiện hồi tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn. 
HĐ2: Tìm hiểu bài: 13’
. + Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
. 
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
**Ước mơ của Cương có thành hiện thực hay không, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2. 
+ Mẹ có đồng ý khi nghe Cương trình bày ước mơ của mình?
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
+ Nêu nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con Cương. (cách xưng hô, cử chỉ lúc trò chuyện)
- Gọi HS trả lời và bổ sung. 
** Liên hệ giáo dục: 
+ Qua bài học này, em học tập được điều gì ở Cương ?
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: 5’
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 1. 
+ Đọc mẫu đoạn văn. 
+ Theo dõi, uốn nắn 
+ Nhận xét, ghi điểm. 
4. Củng cố: 5’
Qua bài học em hãy rút ra ý nghĩa của bài học?
5. Dặn dò: 1’
- Dặn về nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm của mọi người trong mọi tình huống và soạn bài “Điều ước của vua Mi- đát”. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS báo cáo sĩ số
- Cổ ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. 
+ HS đọc ý nghĩa bài học
- HS nhận xét, bổ sung. 
+ HS quan sát tranh. 
- Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang nói chuyện với mẹ. Sau lưng cậu là hình ảnh một lò rèn, ở đó có những người thợ đang miệt mài làm việc. 
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc từ khó. 
+ HS luyện đọc câu văn dài
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. 
- HS đọc chú giải. 
- Luyện đọc theo cặp. 
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi: 
+ Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ. 
Ý1: Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ. 
- Đọc thầm đoạn 2 để trả lời các câu hỏi: 
+ Bà ngạc nhiên và phản đối. 
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. 
+ Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. 
 Ý2: Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với ươc mơ của em. 
- HS đọc thầm toàn bài. 
+ Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. 
+ Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối. 
+ Ước mơ có một nghề chính đáng để giúp đỡ gia đình, trong cuộc sống nghề nào cũng cao quí, đáng trân trọng, chỉ những kẻ trộm cắp, ăn bám mới bị coi thường. 
- 2 em đọc tiếp nối nhau 2 đoạn của bài. 
+ Luyện đọc nhóm đôi
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp. 
+ Bình chọn người đọc hay. 
Nội dung: Bài văn cho ta thấy Cương mơ ước trở thợ rèn nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nào cũng đáng quí. 
- HS đọc ý nghĩa bài họ

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2014_2015.doc