Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 7 - Huỳnh Thị Thu Hà

Bài : Trận bóng dưới lòng đường

( KNS )

 Tiết : 19 - 20

 I. Mục tiêu:

• Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 Hiểu lới khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Đọc trôi chảy cả bài. Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: dẫn bóng, ngần ngừ, khung thành, sững lại, nổi nóng, lảo đảo, xuýt xoa, xịch tới. KNS: KN kiểm soát cảm xúc, KN ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm.

 - Giáo dục HS tuân theo luân giao thông, biết nhận lỗi.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 7 - Huỳnh Thị Thu Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh. Các cánh của mỗi bông hoa đều nhau.
- Có thể cắt được nhiều bông hoa. Trình bày đẹp.
- HS gấp nhanh, , trang trí đẹp,đúng quy trình
- Tạo hứng thú ,yêu thích giờ thủ công
II. Chuẩn bị: - GV: Mẫu bông hoa . Tranh quy trình gấp bông hoa .
 - HS: dụng cụ học thủ công.
 - PP : Quan sát, hỏi đáp, thảo luận, 
III. Các hoạt động lên lớp :
1. Bài cũ : Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng
- Gọi HS nêu quy trình gấp ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- Nhận xét + tuyên dương.
2. Bài mới : Gấp, cắt, dán bông hoa.
HĐ1 : Hướng dẫn quan sát
- Mục tiêu : Nắm được đặc điểm, hình dáng của bông hoa.
- Cách tiến hành:
. GV giới thiệu mẫu bông hoa.
. Hỏi: hoa có mấy cánh ?
. Nhận xét các cánh hoa như thế nào?
HĐ2 : Hướng dẫn mẫu
- Mục tiêu : Nắm được quy trình gấp và cắt
- Cách tiến hành :
- GV treo bảng quy trình gấp , cắt , dán bông hoa.
-Nêu các bước gấp bông hoa?
-GV ghi từng bước lên bảng
.Bước 1: gấp giấy để được bông hoa.
-Từ hình 1 đến hình 5: GV lưu ý cách gấp giống ngôi sao 5 cánh.
.Bước 2: cắt hoa 5 cánh
Vẽ tạo cánh hoa theo sở thích và cắt theo hình vẽ.
Mở hình ra ta được hoa 5 cánh.
.Bước 3: dán bông hoa 5 cánh vào vở 
* GV lưu ý khi dán các cánh của bông hoa thẳng, đẹp.
GV chốt lại cách gấp và cắt
- HT : Cá nhân.
- PP: Trực quan,vấn đáp ,thảo luận
- HS quan sát vật mẫu
- Hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh.
- Các cánh bằng nhau.
- H T : cá nhân
- PP: trực quan, thực hành ,.động não
- HS theo dõi 
- Gồm 3 bước: 
.B1: Gấp ,cắt bông hoa.
.B2:Cắt bông hoa
.B3:Dán bông hoa
- HS nêu lại
- 1 HS lên thực hiện
- HS quan sát hình mẫu
- H S theo dõi 
-HS nêu lại
- H S thực hiện
- Lớp nhận xét
3. Củng cố : - Học sinh nêu lại quy trình gấp bông hoa.
 - GV nhận xét .
4. Nhận xét – dặn dò: - Xem lại quy trình gấp bông hoa. 
 - Chuẩn bị: Thực hành ( tiết 2 )
 - Nhận xét tiết học .
 Môn : Tự nhiên và xã hội
 Bài : Hoạt động thần kinh
(KNS )
 Tiết : 13
I. Mục tiêu :
- Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
 	+ Ghi chú: Biết được tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ.
- Thực hành một số phản xạ. KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại. Kĩ năng làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ. Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.
	- Giáo dục bảo vệ hoạt động thần kinh .
II. Chuẩn bị : - GV : Các hình minh họa SGK trang 28, 29.
 - HS : SGK, VBT.
 - PP : hỏi đáp, động não, thực hành.
III. Các hoạt động lên lớp :
1. Bài cũ : Cơ quan thần kinh
- GV hỏi: + Chỉ trên sơ đồ kể tên các bộ phận của cơ quan thần kinh.
 + Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 	2. Bài mới : 
a. Khám phá
HĐ 1 : Giới thiệu bài 
- GV : Tiết trước, chúng ta đã được giới thiệu về Cơ quan thần kinh. Vậy để biết cơ quan thần kinh có những hoạt động nào, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tự nhiên và xã hội : Hoạt động thần kinh
- HS theo dõi
b. Kết nối
HĐ 2: Làm việc với SGK
MT: Phân tích được hoạt động phản xạ tự nhiên. Nêu được vài ví dụ về phản xạ tự nhiên thường gặp.
Cách tiến hành : 
Bước1: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1a, 1b trang 28 và TLCH :
+ Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng?
+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt ngay lại khi chạm vào vật nóng?
+ Hiện tượng tay ta vừa chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV: Khi ta chạm tay vào cốc nước nóng lập tức rụt lại.Tủy sống đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng. Hiện tượng này gọi là phản xạ.
Kết luận : Trong cuộc sống, khi gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài, cơ thể tự động phản ứng lại rất nhanh. những phản ứng như thế gọi là phản xạ. Ví dụ nghe tiếng động mạnh ta quay người ra, con ruồi đi qua ta nhắm mắt lại.
- Nêu nhiệm vụ của tủy sống ? 
c. Thực hành
HĐ 3 : Trò chơi và thử phản xạ đầu gối ai phản ứng nhanh. 
MT : Có khả năng thực hành một số phản xạ.
Các tiến hành : 
Bước 1 : GV hướng dẫn HS thực hành.
- Gọi 1 HS lên trước lớp, yêu cầu em này ngồi trên ghế cao, chân buông thõng. GV dùng cạnh bàn tay đánh nhẹ vào đầu gối phía dưới xương bánh chè làm cẳng chân đó bật ra phía trước.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Thực hành phản xạ đầu gối theo nhóm.
Bước 3: - Các nhóm lên làm thực hành trước lớp.
 - GV nhận xét.
Trò chơi: Phản ứng nhanh. 
Hướng dẫn cách chơi.
- Người chơi đứng thành vòng tròn, dang hai tay, bàn tay ngửa, ngón trỏ của bàn tay phải để bên lòng bàn tay trái của người bên cạnh.
- Người chơi hô: chanh – chua – cua – kẹp .
- Cho HS chơi thử vài lần.
- Kết thúc trò chơi, HS bị phạt hát múa một bài. 
PP : Thực hành, quan sát và thảo luận
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS các nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- 1 HS nêu.
PP : Thực hành, trò chơi
- HS quan sát.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS thực hành trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS chơi thử .
d. Vận dụng : - Nhắc lại nội dung bài . 
 - GV nhận xét + liên hệ. 
 - Học bài và chuẩn bị : Hoạt động thần kinh
 - Nhận xét tiết học.
 PĐHS
Bài: Luyện Đọc
PPCT: 20
I. MỤC TIÊU :
- Tổ chức luyện đọc trong học sinh yếu, chậm
- Khắc phục những yếu điểm trong cách đọc ( tốc độ, phát âm)
- HS đọc đúng, trôi chảy rèn tính kiên trì.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: bảng phụ , SGK.
- HS: P Vở, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 
HĐ 1 : GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc. : 
- GV chọn bài và đọc mẫu : Trận bóng dưới lòng đường 
 - GV đọc mẫu lần 1
 	- Gọi 1 HS giỏi đọc lại
 - Treo bảng phụ HD đọc từ khó
+ Đọc mẫu
+ HS đọc
+ GV kết hợp sửa sai
HĐ 2 : Phân công đọc nhóm
 - GV phân công bạn đọc: HS giỏi đọc kèm.
 - GV theo dõi uốn nắn
HĐ 3: HS Luyện đọc Cá nhân
 - HS luyện đọc cá nhân + GV kiểm tra đánh giá
 - HS đọc từng CN ( nhóm Hs đọc yếu)
 - GV theo dõi sửa sai.
 - Nhận xét đọc và dặn HS
Ngày soạn: 25/9/2014
Ngày dạy: Thứ tư, ngày 1/10/2014
Môn: Tập đọc 
Bài: Bận 
 	 ( KNS )
 Tiết: 21
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi. 	
- Hiểu nội dung: Mọi người, mọi vật và cả em bé đầu bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3; thuộc được một số câu thơ trong bài).
	Hiểu các từ : sông Hồng, vào mùa, đánh thù.
- Rèn cho HS đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ dễ phát âm sai. KNS: KN tự nhận thức và lắng nghe tích cực.
	- Giáo dục HS biết làm những công việc có ích.
II. Chuẩn bị : - GV: tranh minh hoạ, bảng phụ
 - HS : SGK.
 - PP : hỏi đáp, giảng giải, thực hành, nhóm, quan sát. 
III. Các hoạt động lên lớp :
	1. Bài cũ : Trận bóng dưới lòng đường 
- Gọi 2 – 3 HS đọc, kể lại bài và trả lời câu hỏi SGK.
- GV nhận xét + ghi điểm.
2. Bài mới : 
a. Khám phá
- GV cho HS quan sát tranh
- Yêu cầu HS nêu nội dung bức tranh
- GV : Nội dung bức tranh là khung cảnh làng quê : có đồng ruộng, con sông, núi rừng, cây cối xanh tươi, tiếng chim hót, nhảy múa trên cành cây, đàn gà dắt nhau đi tìm mồi, xe cộ chạy trên đường ,hình ảnh người mẹ đang ru con trong chiếc nôi xinh xắn, Để biết moi hoạt động trên diễn ra như thế nào, cô cùng các em cùng tìm hiểu nội dung bài Bận.
- HS quan sát tranh
- HS nêu
- HS lắng nghe
b. Kết nối
Luyện đọc. 
GV đọc bài thơ : Giọng vui, khẩn trương.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- GV mời đọc từng dòng thơ.
- GV yêu cầu lần lược từng em đọc tiếp nối đến hết bài thơ.
- GV gọi HS đọc từng khổ thơ trước lớp.
- GV yêu cầu HS giải nghĩ các từ mới: sông Hồng, vào mùa, đánh thù.
- GV cho HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- GV theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV mời 1 HS đọc thành tiếng 2 khổ thơ đầu và trả lời các câu hỏi:
 + Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì?
+ Bé bận làm những việc gì?
- GV mời 1 HS đọc thành tiếng 3 khổ thơ cuối: 
+ Vì sao mọi người bận mà vui?
- GV nhận xét, chốt lại: 
. Vì những công việc có ích luôn mang lại niềm vui.
. Bận rộn chân tay, con người thấy khỏe hơn.
. Vì làm được việc tốt.
c. Thực hành
Học thuộc lòng bài thơ. 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng tại lớp.
- GV xoá dần từ dòng , từng khổ thơ.
- GV mời 3 HS đại diện 3 nhóm tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ.
- GV nhận xét 
- GV mời 3 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ .
- GV nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
- Học sinh lắng nghe.
- HS đọc từng dòng thơ.
- HS đọc tiếp nối mỗi em đọc 2 dòng thơ.
- HS đọc từng khổ thơ trước lớp.
- HS giải thích từ.
- Ba nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 3 khổ thơ.
 - Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- Một HS đọc khổ 1:
+ Trời thu – bận xanh, sống Hồng bận chảy 
+ Bé bận bú, bận ngủ, bận chơi.
- HS đọc khổ 3.
- HS phát biểu.
- HS nhận xét.
- HS đọc thuộc tại lớp từng khổ thơ.
- 3 HS đọc 3 khổ thơ.
- HS nhận xét.
- HS đại diện 3 HS đọc thuộc cả bài thơ.
- HS nhận xét.
d. Vận dụng: - Cho HS nhắc lại nội dung bài học.
 - GV nhận xét + liên hệ.
 - Về luyện đọc lại bài .
 - Chuẩn bị : Các em nhỏ và cụ già.
 - GV nhận xét tiết học. 
 Môn : Toán
Bài : Gấp một số lên nhiều lần
 Tiết : 33
I. Mục tiêu : 
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần ( bằng cách nhân số đó với số lần ). Biết phân biệt gấp một số lên nhiều lần với thêm một số đơn vị vào một số.
- Tính toán chính xác, thành thạo.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị : - GV: bảng phụ, SGK
 - HS: bảng con, xem trước bài
 - HT : Cá nhân, nhóm. PP : thực hành, thảo luận, 
III. Các hoạt động lên lớp :
HĐ 1 : Bài cũ : Luyện tập.
- Gọi 3 HS đọc lại bảng nhân 7. GV nhận xét + ghi điểm.
HĐ 2 : Bài mới : Gấp một số lên nhiều lần 
Hướng dẫn thực hiện gấp  nhiều lần.
- Giáo viên nêu bài toán “ Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn hẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng CD dài mấy cm?
 A 2c

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_3_tuan_7_huynh_thi_thu_ha.doc
Giáo án liên quan