Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 20 (Bản đẹp)

I - Mục tiêu :

1 .Kiến thức :

- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,.

- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

2 . Kĩ năng :

.*GDKNS: kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế, kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế.

*Thái độ :Hs yêu quý bạn bè trên thế giới

II. Đồ dùng

- Các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế.

II -Tài liệu và phương tiện :

- Vở bài tập Đạo đức .

 

doc76 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 20 (Bản đẹp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ú ý phát âm: Trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về.
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu.
- Mỗi nhóm 4 học sinh lần lượt từng học sinh đọc 1 đoạn trong nhóm.
- HS đọc chú giải sgk.
- Truyện có 3 nhân vật: Trung đoàn trưởng, Lượm, Mừng và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
- Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn. Cho các chiến sĩ nhỏ tuổi về sống với gia đình. Vì cuộc sống ở chiến khu thời gian còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi.
- Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến khu.
- Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết ở lại.
- Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói sống chết với chiến khu, không muốn kẻ chiến khu về ở với tụi Tây, tụi Việt gian.
- Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
- Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin thống thiết, van xin được chiến đấu hi sinh vì tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ. Ông hứa sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em.
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
- Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc.
- Học sinh luyện đọc lại đúng đoạn văn.
- 2 nhóm đọc bài theo vai
- Cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay.
- 1 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể theo cặp
- Một số HS kể.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét
- HS nêu nội dung bài.
TIẾT 7: TOÁN(ÔN)
ÔN ĐIỂM Ở GIỮA, TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu: Giúp HS :
	- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Gọi 1 học sinh làm bài 5 VBT.
+ Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
B. Bài mới: 33’
B
M
Bài 1: Viết tên các điểm vào chỗ chấm:
O
A
N
C
D
a) Trong hình trên có:
+ Ba điểm..................thẳng hàng.
+ Ba điểm..................thẳng hàng.
+ Ba điểm..................thẳng hàng.
+ Ba điểm..................thẳng hàng.
- chữa bài.
- Củng cố về cách xác định điểm thẳng hàng.
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S: 
+ M là trung điểm của đoạn thẳng CD.
+ O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
+ H là trung điểm của đoạn thẳng EG.
+ O là điểm ở giữa hai điểm A và B.
+ H là điểm ở giữa hai điểm E và G.
O
B
A
+ M là điểm ở giữa hai điểm C và D.
M
C
D
E
H
G
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
- Củng cố về điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.
C. Củng cố và dặn dò: 2’
+ Một điểm như thế nào gọi là điểm ở giữa?
+ Một điểm như thế nào gọi là trung điểm?
+ Nhận xét, đánh giá tiết học.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS cả lớp tự làm vào VBT.
- Đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau.
- 1HS nêu yêu cầu của bài tập.
- 1HS làm bài trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
Thứ ba, ngày 10 tháng 1 năm 2012
TIẾT 7: TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:	Giúp HS :
- Biết khái niệm và xác định được trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
- HS làm được bài tập 1,bài 2 .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Gọi 2 HS nêu miệng bài tập 3/98.
+ Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
B. Bài mới: 33’
Bài 1. 
+ Giáo viên cho học sinh thực hành theo bài 1a sách GK (yêu cầu học sinh biết xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước, Nếu đọan thẳng AM bằng một nửa đoạn thẳng AB thì M là “trung điểm” của đoạn thẳng AB).
+ Bài 1b. Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề và thực hành đo và xác định trung điểm của đoạn thẳng CD
Bài 2. 
+ Cho mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy hình chữ nhật rồi làm như phần thực hành của sách giáo khoa.
+ Giáo viên theo dõi và ghi điểm cho học sinh làm nhanh và chính xác nhất.
C. Củng cố & dặn dò: 2’
+ Cho học sinh thực hành bằng sợi dây hoặc xác định trung điểm của một thước kẻ có vạch cm và cho biết trước độ dài của đọan thẳng cần tìm trung điểm. Ví dụ: 8 cm, 14 cm, 20 cm ...
+ Nhận xét và đánh giá tiết học.
+ Chuẩn bị bài So sánh các số đến 10000( trang 100)
+ 2 HS trả lời, lớp theo dõi và nhận xét.
+ Học sinh dùng thước đo cm, đo đoạn thẳng AB, AM và nhận xét AM = AB, nên điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
+ Học sinh dùng thước đo cm đo đoạn thẳng CD, sau đó lấy độ dài của đoạn thẳng CD chia cho 2, rồi xác định Trung điểm của đoạn thẳng CD tương tự như bài mẫu 1a.
+ Học sinh thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Học sinh thực hiện hoặc trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
TIẾT 8: TOÁN(ÔN)
ÔN ĐIỂM Ở GIỮA, TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu:	Giúp HS :
- Biết khái niệm và xác định được trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
II. Đồ dùng dạy học: 
- VBT 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Gọi 2 HS nêu miệng bài tập 3 trang 9 - VBT.
+ Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
B. Bài mới:33’
Bài 93 – VBT (trang 10,11)
Bài 1. 
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng phụ.
- Củng cố về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
Bài 2. 
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng phụ.
- Củng cố về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
Bài 4.
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng phụ.
- Củng cố về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
C. Củng cố & dặn dò: 2’
+ Cho học sinh thực hành bằng sợi dây hoặc xác định trung điểm của một thước kẻ có vạch cm và cho biết trước độ dài của đọan thẳng cần tìm trung điểm. Ví dụ: 8 cm, 14 cm, 20 cm ...
+ Nhận xét và đánh giá tiết học.
+ 2 HS trả lời, lớp theo dõi và nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- 1HS làm bài trên bảng phụ, HS cả lớp tự làm bài vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ.
- Lớp bổ sung, nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- 1HS làm bài trên bảng phụ, HS cả lớp tự làm bài vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ.
- Lớp bổ sung, nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- 1HS làm bài trên bảng phụ, HS cả lớp tự làm bài vào VBT.
- Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ.
- Lớp bổ sung, nhận xét.
Thứ tư, ngày 11tháng 1 năm 2012
TIẾT 3: TOÁN 
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10.000
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10.000.
- Biết só sánh các đại lượng cùng loại.
- HS làm được bài tập 1(a), bài 2 .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Nội dung bài dạy
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 97.
+ GV nhận xét và ghi điểm .
B. Bài mới: 33’
 a. H.dẫn so sánh các số trong phạm vi 10 000.
*So sánh hai số có số chữ số khác nhau.
+ Giáo viên viết lên bảng 999 ... 1000 và yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống các dấu thích hợp ( ; =)
+ ? Hãy so sánh 9999 với 10 000 ?
GV chốt: ... số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.
* So sánh hai số có cùng số chữ số.
+ Yêu cầu học sinh điền dấu ( ; =) vào chỗ trống : 9000 ... 8999.
+ ? Vì sao em điền như vậy?
+ ? Khi so sánh các số có ba chữ số khác nhau, chúng ta so sánh như thế nào?
+ Dựa vào cách so sánh các số có ba chữ số, em nào nêu được cách so sánh các số có bốn chữ số với nhau ?
+ Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh.
Chúng ta bắt đầu so sánh từ đâu ?
+ Yêu cầu học sinh so sánh 6579 với 6580 và giải thích kết quả so sánh ?
 b. Luyện tập.
Bài 1. 
Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài
+ Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng.
Bài 2.
+ Tiến hành tương tự như bài 1. (chú ý yêu cầu học sinh giải thích cách điền của tất cả các dấu điền trong bài)
C. Củng cố & dặn dò: 2’
+ Yêu cầu học sinh nêu lại cách so sánh các số có bốn chữ số với nhau dựa vào so sánh các chữ số của chúng.
+ Giáo viên tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập vào vở bài tập.
+ Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một bài.
+ 2 học sinh lên bảng điền dấu, lớp làm vào vở nháp.
+ Học sinh điền: 9999 > 10 000.
HS nhắc lại.
 Học sinh điền : 9000 > 8999.
+ Học sinh nêu ý kiến 
+ Gọi 1 học sinh trả lời, lớp nhận xét bổ sung
+ Học sinh suy nghĩ và trả lời.
+ Chúng ta bắt đầu so sánh các chữ số cùng hàng với nhau, lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp (từ trái sang phải) số nào có hàng nghìn lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại, nếu bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh ở hàng trăm, hàng chục cho đến hàng đơn vị.
+ 6579 < 6580 vì hai số có số hàng nghìn, hàng trăm bằng nhau nhưng số hàng chục 7 < 8 nên 6579 < 6580.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
1942 > 998 9650 < 9651
1999 6951
6742 > 6722 1965 > 1956
9000 + 9 = 9009 6591 = 6591
+ Học sinh nhận xét đúng sai.
+ 1km > 985m ; vì 1km = 1000m
 70 phút > 1 giờ ; vì 1 giờ = 60 phút ...
TIẾT 4: TẬP ĐỌC
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
-Hiểu nội dung: Tình cảm thương nhớ và luôn biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc.( trả lời được các câu hỏi SGK , thuộc bài thơ )
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc ( phóng to )
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi HS kể lại câu chuyện : Ở lại với chiến khu.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 33’
a. Giới thiệu bài mới.
b. Luyện đọc.
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ.
- Hai khổ thơ đầu: đọc với giọng ngây thơ, hồn nhiên.
- Khổ thơ cuối: đọc với giọng trầm lắng.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng dòng thơ & đọc từ khó.
- Luyện đọc từ ngữ khó: dài dằng dặc, đảo nổi, Kom Tum, Đắk Lắk, đỏ hoe...
* Đọc từng khổ thơ trước lớp:
- Giải nghĩa từ: Trường Sơn, Trường Sa (SGK).
- Giáo viên giải nghĩa thêm từ bàn thờ (nơi thờ cúng những người đã mất; co

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_3_tuan_20_ban_dep.doc
Giáo án liên quan