Giáo án Đạo đức lớp 3
I.Mục tiêu:
- HS ghi nhớ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc Việt Nam
- HS biết những công việc thiếu nhi cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
- Giáo dục HS biết yêu quí và kính trọng Bác Hồ. Luôn thực hiện tốt Năm điều bác Hồ dạy.
II. Đồ dùng:
- GV: ! số bài hát, câu chuyện, bài thơ về Bác. Năm điều bác Hồ dạy. Giấy khổ to, bút dạ
- HS: (VBT).
III.Các hoạt động dạy học.
âm,.... - Các việc b, c, d là những việc không nên làm - G: Nêu yêu cầu BT - H: Trao đổi nhóm đôi làm bài vào nháp. - Đại diện nhóm trình bày kết quả - H+G: Nhận xét, bổ sung - H: Liên hệ c) Xử lý tình huống và đóng vai - MT: HS có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với hàng xóm láng giềng trong 1 số tình huống phổ biến *Bài 5: TH1: Đi gọi người nhà giúp TH2: Nên đi trồng hộ.... TH3: Nhắc các bạn .... TH4: Cầm giúp bức thư ... - G: Giao nhiệm vụ cho các nhóm - H: Thảo luận, đóng vai theo HD của GV - Các nhóm lên đóng vai - H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại phương án đúng nhất. - H: Nhắc lại 3- Củng cố, dặn dò: 3P Chuyển kể: "Chiếc khăn bông" - H: Nhắc lại ND bài học - HS liên hệ thực tế ở gia đình GV dặn dò học sinh ôn lại bài ở nhà Ngày giảng: 20.12 ĐẠO ĐỨC Bài 8: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ I.Mục tiêu: - Học sinh hiểu: +Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc. +Những việc các em làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. - Học sinh biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. - Học sinh có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ. II.Đồ dùng dạy – học: G: Một số bài hát, phiếu bài tập (hoạt động 2). Tranh minh hoạ truyện “Một chuyến đi bổ ích”. H: SGK, xem trước bài học. III.Các hoạt động dạy – học: Nội dung Cách thức tiến hành A.KTBC: (5P) Hát bài “Em nhớ các anh” B.Bài mới: 1,Giới thiệu bài: (1P) 2,Nội dung: a)Phân tích truyện “Một chuyến đi bổ ích” - Học sinh hiểu thế nào là thương binh, liệt sĩ; có thái độ biết ơn đối với thương binh và gia đình liệt sĩ - Các bạn đi thăm các chú ở trại điều dưỡng thương binh -Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu... để bảo vệ Tổ Quốc - Cần kính trọng biết ơn... Kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu và tuổi trẻ của mình để bảo vệ hoà bình cho Tổ Quốc. Chúng ta phải biết ơn và kính trọng các thương binh và gia đình liệt sĩ b)Nhận xét một số hành vi và những việc cần làm để biết ơn...thương binh... - Học sinh phân biệt được một số việc làm để tỏ lòng biết ơn thương binh gia đình liệt sĩ và những việc không nên làm -Bài tập 2, bài tập 3(VBT) Kết luận: Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn các thương binh, liệt sĩ cần đến viếng thăm các nghĩa trang liệt sĩ vào ngày 27/7. Thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sĩ bằng những việc làm phù hợp với khả năng... 3,Củng cố – dặn dò: (5P) G: Bắt nhịp H: Hát (Cả lớp) G: Giới thiệu bài G: Kể chuyện H+G: Đàm thoại theo một số câu hỏi” - Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27/7? - Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào? - Chúng ta cần làm gì và có thái độ như thế nào đối với các thương binh ... G: Kết luận H: Thảo luận nhóm G: Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận (4N) H: Dựa vào tranh vẽ (VBT) và câu hỏi nêu trên phiếu bài tập để nhận xét và phân biệt một số hành vi H: Đại diện các nhóm trình bày H: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung G: Kết luận H: Liên hệ thực tế ở địa phương G: Củng cố toàn bài G: Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau Ngày giảng: 27.12 ĐẠO ĐỨC Bài 8: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ ( TIẾP) I.Mục tiêu: - Học sinh hiểu: +Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc. +Những việc các em làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. - Học sinh biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. - Học sinh có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ. Sẵn sàng tham gia các hoạt động, phong trào đền ơn, đáp nghĩa, giúp đỡ các thương binh, gia đình liệt sỹ. Biết phê bình nhắc nhở những ai không kính trọng, giúp đỡ thương binh, liệt sỹ. II.Đồ dùng dạy – học: G: Một số bài hát, tranh ảnh, câu chuyện về TB, liệt sỹ. H: Một số bài hát, tranh ảnh, câu chuyện về TB, liệt sỹ. III.Các hoạt động dạy – học: Nội dung Cách thức tiến hành A.KTBC: (5P) - Việc làm để tỏ lòng biết ơn, kính trọng thương binh, liệt sỹ. B.Bài mới: 1,Giới thiệu bài: (1P) 2,Nội dung: a)Xem tranh và kể về những anh hùng, liệt sỹ. - Giúp HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng, liệt sỹ thiếu niên. Bài tập 4: VBT - Người trong ảnh: Lí Tự Trọng, Võ Thị Sáu. - Tuy còn trẻ nhưng họ đều anh dũng chiến đấu, hi sinh xương máu để bảo vệ TQ. - Bài hát: Anh Kim Đồng, biết ơn chị Võ Thị Sáu. Kết luận: Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn những tấm gương anh hùng trẻ tuổi, mỗi HS chúng ta phải phấn đấu học tập để đền đáp công ơn các anh, các chị đã chiến đáu hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ Quốc. b)báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.... - Giúp HS hiểu rõ về các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình TB liệt sĩ ở địa phương và có ý thức tham gia hoặc ủng hộ các hoạt động đó. - Các HĐ: Viếng nghĩa trang LS, Thăm hỏi, giúp đỡ,... - Phong trào Áo lụa tặng bà,... Kết luận: SGV c) Hát, múa, đọc thơ về chủ đề biết ơn TB liệt sỹ. 3,Củng cố – dặn dò: (5P) H: Phát biểu H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá. G: Giới thiệu bài G: Giao nhiệm vụ cho các nhóm H: Quan sát tranh, ảnh sưu tầm được và dựa vào kiến thức của bản thân - Trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi BT4 VBT - Đại diện nhóm trình bày H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng. G: Kết luận H: Nêu yêu cầu BT H: Thảo luận nhóm G: Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận (4N) H: Hoàn thành ND phiếu HT H: Đại diện các nhóm trình bày H: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung G: Kết luận H: hát tập thể bài Anh Kim Đồng, biết ơn chị Võ Thị Sáu... H: Liên hệ thực tế ở địa phương G: Củng cố toàn bài G: Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau ĐẠO ĐỨC THỰC HÀNH KỸ NĂNG HỌC KỲ I I.Mục tiêu: Học sinh ôn lại kiến thức - Tất cả các bài đã học. nắm được nội dung chính của từng bài. - Học tập những hành vi đạo đức tốt của từng bài - Biết áp dụng các hành vi đạo đức đúng đắn trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy – học: GV: SGK HS: Xem trước bài ở nhà III.Các hoạt động dạy – học: Nội dung Cách thức tiến hành A.KTBC: (3P) - Hát, đọc thơ, kẻ chuyện về chủ đề thương binh, liệt sỹ, B.Ôn tập: 1,Giới thiệu bài: (1P) 2,Nội dung: (30P) a)Ôn lại nội dung các bài đã học Tên bài Nội dung chính Em học được những gì ở bài học đó -Kính yêu Bác Hồ - Giữ lời hứa ........ - 8 bài đã học b)Trò chơi: 3,Củng cố – dặn dò: (1P) H: Rút thăm phiếu, thực hiện theo ND thăm H+G: Nhận xét, đánh giá. G: Giới thiệu bài – ghi tên bài G: Nêu yêu cầu - HD học sinh học tập theo nhóm H: Trao đổi nhóm, trả lời các câu hỏi GV đưa ra, điền nội dung vào từng cột - Đại diện nhóm trình bày trước lớp H+G: Nhận xét, bổ sung, kết luận G: Nêu yêu cầu trò chơi - HD học sinh cách chơi H: Ôn lại các trò chơi đã học mà học sinh yêu thích. G: Quan sát, sửa sai. G: Nhận xét tiết học Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau Ngày giảng: 17.01 ĐẠO ĐỨC: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ I.Mục tiêu: - Học sinh biết được: Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được gĩư gìn bản sắc dân tộc và được đối sử bình đẳng. Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. - Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. - Học sinh có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước. II.Đồ dùng dạy – học: - GV:Vở bài tập đạo đức. - HS: Các bài hát, bài thơ... về tình hữu nghị thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới. III.Các hoạt động dạy – học: Nội dung Cách thức tiến hành A.KTBC: (3P) Hát bài “Vui liên hoan thiếu nhi thế giới” B.Bài mới: 1-Giới thiệu bài: (1P) 2-Nội dung: a)Học sinh biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế - Hiểu trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn... Bài tập 1: (VBT Trang 30) -Các bạn nhỏ Việt Nam giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài -Không khí trong buổi giao lưu rất vui vẻ, đoàn kết, ai cũng tươi cười -Trẻ em Việt Nam có thể kết bạn, giao lưu, giúp đỡ các bạn ở nhiều nươc trên thế giới *Kết luận: Các ảnh, tranh cho thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi thế giới, thiếu nhi Việt Nam đã có nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển. b) Du lịch thế giới - Học sinh biết thêm về nền văn hoá, cuộc sống, học tập của các bạn thiếu nhi một số nước trên thế giới và trong khu vực -Đóng vai thiếu nhi đến từ các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam... chào, múa, hát và giới thiệu đôi nét văn hóa của dân tộc đó, về cuộc sống và học tập, mong ước của trẻ em nước đó Nội dung đóng vai: Thiếu nhi Việt Nam: chào các bạn, rất vui được đón các bạn đến thăm đất nước tôi... Thiếu nhi Nhật Bản: chào các bạn, tôi đến từ Nhật Bản... - Trẻ em các nước đều có tinh thần đoàn kết và mong ước được sống trong hoà bình, được học tập, vui chơi... Qua đó thể hiện tình đoàn kết hữu nghị giữa các em trên toàn thế giới *Kết luận: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống... nhưng đều yêu thương mọi người, yêu quê hương, đất nước, yêu hoà bình...đều có quyền được sống, được đối xử bình đẳng... c) Kể tên những hoạt động, việc làm thể hiện tình đoàn kết của thiếu nhi thế giới - Học sinh biết được những việc làm để tỏ rõ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi thế giới Bài tập 2: (VBT trang 30) Những việc làm, những hoạt động để tỏ rõ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới -Kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế -Đóng tiền ủng hộ các bạn nhỏ CuBa, các bạn nhỏ ở nước bị thiên tai... -Tham gia cuộc giao lưu, vẽ tranh... 3,Củng cố – dặn dò: (3P) G: Bắt nhịp H: Hát (cả lớp) G: Giới thiệu bài H: Thảo luận nhóm (4N) G: Yêu cầu các nhóm thảo luận theo một số câu hỏi gợi ý: -Trong tranh, các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với ai? -Em thấy không khí buổi giao lưu như thế nào? -Trẻ em Việt Nam và trẻ em các nước trên thế giới có được kết bạn, giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau hay không? Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung G: Kết luận
File đính kèm:
- giao an dao duc 3.doc