Giáo án Đại số 9 tuần 18 Trường THCS xã Hiệp Tùng

I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng :

- Kiến thức :Nhắc lại được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó.

- Kỹ năng : Thực hiện được việc tìm nghiệm tổng quát và vẽ được đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn.

 -Thái độ : Hình thành tính cẩn thận, chính xác, thái độ yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị của GV và HS :

 1.GV: GA,SGK, bảng phụ, thước thẳng, êke.

 2.HS: SGK,vở ghi, nghiên cứu phần ôn tập.

III.Phương pháp : Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình,

IV. TiÕn tr×nh giờ dạy- Giáo dục :

1. Ổn định lớp: ( 1p)

2.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)GV giới thiệu nội dung chương III.

 3.Giảng bài mới : (34p)

ĐVĐ : Tiết này chúng ta sẽ chuyển sang chương III tìm hiểu về phương trình bậc nhất hai ẩn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 tuần 18 Trường THCS xã Hiệp Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18
Tiết : 33
	Ngày soạn: 13 / 12/ 2013
Ngày dạy: 16 / 12 / 2013
Chương III: HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
§1. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng :	
- Kiến thức :Nhắc lại được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó.
- Kỹ năng : Thực hiện được việc tìm nghiệm tổng quát và vẽ được đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn. 
 -Thái độ : Hình thành tính cẩn thận, chính xác, thái độ yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của GV và HS :
 1.GV: GA,SGK, bảng phụ, thước thẳng, êke.
 2.HS: SGK,vở ghi, nghiên cứu phần ôn tập. 
III.Phương pháp : Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, …
IV. TiÕn tr×nh giờ dạy- Giáo dục : 
Ổn định lớp: ( 1p)
2.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)GV giới thiệu nội dung chương III.
 3.Giảng bài mới : (34p)
ĐVĐ : Tiết này chúng ta sẽ chuyển sang chương III tìm hiểu về phương trình bậc nhất hai ẩn.
 Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung 
Hoạt động 1(15p)
GV: nêu ví dụ về phương trình bậc nhất hai ẩn.
HS theo dõi.
GV : Gọi a là hệ số của x.
 b là hệ số của y.
 c là hằng số
GV cho HS đọc lại định nghĩa sgk.
HS đọc định nghĩa.
GV yêu cầu HS cho ví dụ về phương trình bậc nhất hai ẩn.
GV: Xét phương trình: x + y = 36.
Với x = 2, y = 34 thì giá trị của vế trái bằng giá trị của vế phải, ta nói cặp số x = 2, y = 34 hay cặp số (2 ; 34) là 1 nghiệm của phương trình.
GV: hãy chỉ ra 1 nghiệm khác của phương trình 
x + y = 36.
Vậy khi nào cặp số (x0, y0) được gọi là 1 nghiệm của phương trình bậc nhất 2 ẩn.
H: nghiệm của pt bậc nhất hai ẩn là gì?
GV cho HS nhắc lại và giới thiệu ví dụ 2/sgk
Ví dụ 2: Cho phương trình: 2x – y = 1. Chứng tỏ cặp số (3 ; 5 ) là 1 nghiệm của phương trình.
HS theo dõi sgk và trình bày.
GV cho HS đọc chú ý.
GV yêu cầu HS làm ?1, ?2 .
HS thực hiện cá nhân sau đó kiểm tra chéo lẫn nhau.
GV nhận xét, chốt lại.
GV nêu: đối với phương trình bậc nhất 2 ẩn, khái niệm tập nghiệm, phương trình tương đương cũng tương tự như đối với phương trình một ẩn khi biến đổi phương trình ta vẫn có thể áp dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân đã học.
1. Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn:
a) Định nghĩa: (sgk)
Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức có dạng ax + by = c trong đó a, b, c là các số đã biết ( a 0 hoặc b 0 ).
b) Ví dụ: các phương trình bậc nhất hai ẩn
a. 4x – 0,5y = 0 
c. 0x + 8 y = 8 
d. 3x + 0y = 0
c) Nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn:
Nếu tại x = x0, y = y0 mà giá trị của hai vế của phương trình bằng nhau thì cặp số ( x0, y0) được gọi là 1 nghiệm của phương trình bậc nhất 2 ẩn.
* Chú ý: (sgk).
?1
a) Thay x = 1; y = 1 vào phương trình 
2x – y = 1 ta có: 2.1 – 1 = 1 vậy (1; 1) là nghiệm của phương trình 2x – y = 1.
Thay x = 0,5; y = 0 vào phương trình 2x – y =1 ta có: 2.0,5 – 0= 1 vậy (0,5; 0) là nghiệm của phương trình 2x – y = 1.
b) HS có thể tìm nghiệm như (2;3).
?2 Phương trình 2x – y = 1 có vô số nghiệm.
Hoạt động 2(19p)
GV: Xét phương trình: 2x – y = 1 (2)
GV yêu cầu HS làm bài ?3.
GV cho HS điền bút chì vào sgk
GV giới thiệu: Vậy phương trình 2x – y = 1 có nghiệm tổng quát là : 
 x R hoặc ( x ; 2x -1 )
 y = 2x -1 với x R.
Vậy tập nghiệm của phương trình là :
 S = { x ; 2x – 1 | x R }
Có thể chứng minh được rằng trong mặt phẳng tọa độ tập hợp các điểm biểu diễn các nghiệm của phương trình (2) là đường thẳng y = 2x -1 .
Đường thẳng (d) còn là đường thẳng 2x– y = 1 
GV: Xét phương trình 0x + 2y = 4 (3)
Em hãy chỉ ra vài nghiệm của phương trình (3)
HS trả lời.
GV giới thiệu nghiệm tổng quát sau đó đưa hình biểu diễn nghiệm của phương trình (3) lên bảng phụ.
HS theo dõi.
GV: Xét phương trình 4x + 0y = 6 (4)
Em hãy chỉ ra vài nghiệm của phương trình (4)
HS trả lời.
GV giới thiệu nghiệm tổng quát sau đó đưa hình biểu diễn nghiệm của phương trình (4) lên bảng phụ.
HS theo dõi.
GV: Từ 3 ví dụ trên ta có tổng quát.
GV yêu cầu HS đọc phần tổng quát tr7/SGK.
2. Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn:
?3
x
-1
0
0,5
1
2
2,5
y=2x-1
-3
-1
0
1
3
4
d
-1
1/2 
y
x
O
y
x
O
y = 2
2
A
	y
x
1,5
B
x = 1,5
O
 Tổng quát: (sgk - 7)
4. Củng cố:: (5 p) GV cho học sinh làm bài tập 1 ( SGK – 7)
 	5. Hướng dẫn HS : (1p)
-Học kỹ định nghĩa phương trình bậc nhất 2 ẩn, nghiệm của phương trình – phần tổng quát.
-Làm các bài tập 1, 2, 3/ sgk.
-Xem lại bài kiểm tra học kì tiết sau trả bài kiểm tra học kì I.
V. Rót kinh nghiÖm :
Tuần: 18
Tiết : 34
	 Ngày soạn: 11/ 12/ 2013
Ngày dạy: 18 / 12 / 2013
TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM( PHẦN ĐẠI SỐ)
I.Mục tiêu : Sau khi học xong tiết này, HS có khả năng :
- Kiến thức :HS nhận ra những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề cần sửa chữa, rút kinh nghiệm trong trình bày bài kiểm tra.
- Kĩ năng : Sửa chữa được những sai sót trong cách trình bày và tính toán của mình.
-Thái độ :HS có ý thức ôn tập lại phần kiến thức bị hỏng.
 II. Chuẩn bị của GV và HS :
 1.GV: GA,SGK,bảng phụ, thước thẳng.
 2.HS: SGK,vở ghi, xem lại bài kiểm tra .
III.Phương pháp : Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề, nhận xét,đánh giá …
IV. TiÕn tr×nh giờ dạy- Giáo dục : 
1.Ổn định lớp: ( 1p)
 	2.Kiểm tra bài cũ: (GV thực hiện trong tiết dạy)
 3.Giảng bài mới : (43p)
ĐVĐ : Tiết này chúng ta sẽ chữa bài kiểm tra học kì.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung 
Hoạt động 1 (5 phút)
GV phát bài kiểm tra cho lớp trưởng để trả bài cho học sinh.
HS nhận bài kiểm tra lại điểm từng phần, cộng lại điểm bài thi.
Bài kiểm tra theo tiết 31-32.
Hoạt động 2 (30 phút)
GV đưa đáp án chi tiết và biểu điểm từng phần lên máy chiếu.
HS theo dõi, trả lời các câu hỏi của giáo viên. Đối chiếu kết quả bài làm của mình với đáp án – thang điểm.
Theo nội dung tiết 31-32
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Hoạt động 3 (8 phút)
GV nhận xét ưu, khuyết điểm của bài kiểm tra
HS chú ý lắng nghe.
- Ưu điểm:
+ Đa phần các em nắm chắc được các kiến thức cơ bản về căn thức bậc hai, điều kiện tồn tại của căn thức, các phép biến đổi căn thức bậc hai... Vận dụng được vào giải bài toán theo yêu cầu.
+ Nắm được các tính chất của hàm số bậc nhất vận dụng để nhận ra hàm số nào đồng biến, nghịch biến. Giải được bài toán xác định điều kiện của tham số m để hai đường thẳng song song. Vẽ được đồ thị hàm số.
Hạn chế:
+ Một số em còn làm sai kết quả trong việc biến đổi biểu thức chứa căn thức bậc hai nhất là bài toán rút gọn biểu thức.
+ Còn một bộ phận học sinh chưa biết cách trình bày lời giải khoa học, đúng trình tự trong việc xác định công thức hàm số, trong giải bài toán tìm x còn thiếu điều kiện.
+ Một số em chia đơn vị trên hệ trục tọa độ chưa chính xác.
-Biện pháp: động viên, nhắc nhở, khích lệ ghi điểm; kiểm tra bài cũ thường xuyên, kiểm tra vở ghi, vở bài tập ở nhà,….
KẾT QUẢ:
Lớp
 Giỏi
 Khá
 T/bình
 Yếu 
Kém
TB trở lên
SL
 %
SL
 %
SL
 %
SL
 %
SL
 %
SL
 %
9
17
47,22
6
16,67
4
11,11
6
16,67
3
8,33
27
75,00
 4.Củng cố: Gv củng cố khi chữa bài.
 5.Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
-Xem lại bài kiểm tra học kì I.
-Chú ý ôn lại những kiến thức còn yếu.
-Chuẩn bị trước bài “Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn”.
V.Rút kinh nghiệm:
 ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hiệp Tùng, ngày....tháng...năm 2013
Tổ trưởng
§ç Ngäc H¶i

File đính kèm:

  • docTUẦN 18.doc