Giáo án Đại số 7 tuần 8 năm học 2014- 2015

I.Mục tiêu

- Kiến thức: Học sinh có khái niệm về làm tròn số. Biết ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiễn

- Kĩ năng: Nắm vững và biết vận dụng các quy ước làm tròn số. Sử dụng đúng các thuật ngữ nêu trong bài

- Thái độ: Có ý thức vận dụng các quy ước làm tròn số trong đời sống hàng ngày

II. Chuẩn bị

-GV: Giáo án ,SGK, phấn màu , thước kẻ.

- HS: SGK,SBT,MTCT

III.Tiến trình tổ chức dạy học:

1. ổn định

2 .Kiểm tra bài cũ:

 Viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn có chu kì của phép chia sau:

 a, 8,5 : 3 = ? ; b, 58 : 11 = ? ; c, 18,7 : 6 = ? ; d, 14,2 : 3,33

 

docx6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 tuần 8 năm học 2014- 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/9/2013
Ngày giảng 
 Tuần 8 
 Tiết 15: Làm tròn số
I.Mục tiêu
- Kiến thức: Học sinh có khái niệm về làm tròn số. Biết ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiễn
- Kĩ năng: Nắm vững và biết vận dụng các quy ước làm tròn số. Sử dụng đúng các thuật ngữ nêu trong bài 
- Thái độ: Có ý thức vận dụng các quy ước làm tròn số trong đời sống hàng ngày 
II. Chuẩn bị
-GV: Giáo án ,SGK, phấn màu , thước kẻ.
- HS: SGK,SBT,MTCT
III.Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định 
2 .Kiểm tra bài cũ: 
 Viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn có chu kì của phép chia sau:
 a, 8,5 : 3 = ? ; b, 58 : 11 = ? ; c, 18,7 : 6 = ? ; d, 14,2 : 3,33
3. Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Ghi bảng
Hoạt động1: Tìm hiểu ví dụ
Gv: Vẽ phần trục số lên bảng 
1Hs: Lên bảng biểu diễn số thập phân 4,3 và 4,9 trên trục số 
Hs: Còn lại cùng thực hiện vào vở ghi
Gv: Xét xem số thập phân 4,3 gần số nguyên nào nhất? Tương tự với số thập phân 4,9
Hs: Nghe Gv dẫn dắt và ghi bài 
Gv: Vậy để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị ta lấy số nguyên nào?
Gv: Đưa ra bảng phụ có ghi sẵn ?1/SGK
1Hs: Lên bảng điền 
Hs: Còn lại cùng thực hiện cá nhân vào bảng nhỏ 
Gv+Hs: Cùng chữa bài trên bảng và 1 số bài khác
Gv: Chốt: 4,5 có thể nhận 2 giá trị vì 4,5 cách đều cả 2 số 4 và 5 do đó phải có quy ước về làm tròn số để có kết quả duy nhất. Vậy quy ước đó là gì?
Gv: Đưa ví dụ 2 và ví dụ 3 lên bảng phụ
2Hs: Đứng tại chỗ trả lời kết quả và giải thích rõ cách làm
Gv: Chốt và chuyển mục
Hoạt động 2: Quy ước làm tròn số 
Gv: Trên cơ sở các ví dụ trên người ta đưa ra 2 quy ước làm tròn số 
1Hs: Đọc trường hợp1 trong SGK/36
Gv: Hướng dẫn học sinh thực hiện ví dụ
Dùng bút chì vạch 1 nét mờ ngăn phần còn lại và phần bỏ đi
1Hs: Đọc tiếp trường hợp 2 trong SGK/36
Gv: Hướng dẫn học sinh thực hiện ví dụ như ví dụ ở trường hợp1
Gv: Đưa ra bảng phụ có ghi sẵn ?2/SGK
Hs: Làm bài theo nhóm cùng bàn vào bảng nhỏ sau đó đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày 
Gv+Hs: Cùng chữa bài trên bảng và 1 số bài khác
Hoạt động 3: Luyện tập
Gv: Yêu cầu học sinh làm bài 73/SGk
2Hs: Lên bảng làm bài (mỗi học sinh làm 3 câu)
Hs: Còn lại làm bài theo nhóm 2 bạn cùng bàn vào bảng nhỏ
Gv: Đọc kết quả của bài để học sinh đối chiếu
Gv: Đưa ra bảng phụ có ghi sẵn đề bài 74/SGK
1Hs: Đọc to đề bài
Gv: Hướng dẫn học sinh cách tính điểm (tính theo cách mới : Chương trình thay sách)
1.Ví dụ
*Ví dụ1: Làm tròn các số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị
Để làm tròn 1 số thập phân đến hàng đơn vị ta lấy số nguyên gần với số đó nhất và viết 
 4,3 4 ; 4,9 5
Kí hiệu: “” đọc là gần bằng hoặc xấp xỉ
?1. 5,4 5
 5,8 6 ; 4,5 5
*Ví dụ 2: Làm tròn số 72900 đến hàng nghìn (tròn nghìn)
 72900 73000
*Ví dụ 3: Làm tròn số 0,8134 đến hàng phần nghìn (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 3) 
 0,8134 0,813
2.Quy ước làm tròn số 
 Trường hợp1: SGK/36
Ví dụ: 
a, 86,149 86,1 (làm tròn chữ số thập phân thứ nhất)
b, 542 540 (tròn trục)
Trường hợp 2: SGK/36
Ví dụ:
a, 0,0861 0,09 (làm tròn chữ số thập phân thứ 2)
b, 1573 1600 (tròn trăm)
?2. a, 79,3826 79,383
b, 79,3826 79,83
c, 79,3826 79,4
3. Luyện tập
Bài 73/36SGK
7,923 7,92 ; 50,401 50,40 
17,418 17,42 ; 0,155 0,16
79,1364 79,14 ; 60,996 61
Bài 74/36SGK
ĐTBMHK= 
 = = 7,3
Vậy: Điểm TBMHKI của bạn Cường là 7,3
4. Củng cố:
 Hs: - Nhắc lại 2 trường hợp (quy ước) làm tròn số 
 - Kĩ năng làm tròn số
5.Hướng dẫn về nhà:
 - Nắm vững 2 quy ước của phép làm tròn số
 - Làm bài 7581/SGK
 Ngày soạn:28/9/2013
Ngày giảng 
 Tuần 8 
Tiết 16: Số vô tỉ
khái niệm về căn bậc hai
I.Mục tiêu 
- Kiến thức: Học sinh có khái niệm về số vô tỉ và hiểu thế nào là căn bậc hai của một số không âm
- Kĩ năng: Biết sử dụng đúng kí hiệu 
- Thái độ: Rèn tính chính xác, cẩn thận cho học sinh
II. Chuẩn bị
-GV: Giáo án ,SGK, phấn màu , thước kẻ.
- HS: SGK,SBT,MTCT
 III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định 
2 .Kiểm tra bài cũ: 
 - Thế nào là số hữu tỉ ?
 - Hãy tính 12 = ? ; = ?
3. Bài mới
 Hoạt động của thày và trò
 Ghi bảng
Hoạt động1: Đặt vấn đề vào bài
Gv: Qua phần kiểm tra bài cũ hỏi học sinh : Có số hữu tỉ nào mà bình phương bằng 2 không? Bài học hôm nay sẽ cho ta câu trả lời
Hoạt động 2: Số vô tỉ
Gv: Đưa ra bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập 40/SGK
Hs: Quan sát, tìm hiểu đề bài 
Gv: Gợi ý : Tính SABCD
Tính SAEBF = ?
Nhìn hình vẽ ta thấy:
 SAEBF = ? và SABCD = ? 
 Suy ra: SABCD = ?
Hs: Thảo luận và trả lời theo sự gợi ý của Gv
Gv: Hướng dẫn học sinh cách tính AB
- Nếu gọi x(m) là độ dài cạnh AB thì x cần điều kiện gì ?
- Hãy biểu thị SABCD theo x
Hs: Suy nghĩ – Trả lời tại chỗ
Gv: Có số hữu tỉ nào mà bình phương lên bằng 2 không?Khái niệm số vô tỉ
Vậy : Số vô tỉ là gì ?
Hs: Nhắc lại khái niệm số vô tỉ
Gv: Giới thiệu tập hợp các số vô tỉ và chốt:Số vô tỉ khác số hữu tỉ như thế nào 
Hoạt động 3: Khái niệm về căn bậc hai
Gv: Tính 32 ; 
Hs: Tính và trả lời tại chỗ
Gv: Ta gọi 3 và (- 3) là các căn bậc hai của 9
Tương tự : và là các căn bậc hai của số nào ? ; 0 là căn bậc hai của số nào ? 
Gv: Hãy tìm x biết x2 = - 1
Hs: Không có giá trị nào của x vì x2 0 với mọi x
 (-1) không có căn bậc hai
Gv: Vậy căn bậc hai của một số a không âm là một số như thế nào?
Gv: Đưa ra bảng phụ có ghi sẵn định nghĩa căn bậc hai của một số a không âm 
1Hs: Đọc to định nghĩa 
Gv: Hãy tìm các căn bậc hai của 16 ;
(-16) ; 
Hs: Tìm và ghi kết quả vào bảng nhỏ
Gv: Chốt : Chỉ có số dương và số 0 mới có căn bậc hai. Số âm không có căn bậc hai 
Vậy:Mỗi số dương có mấy căn bậc hai ,
 Số 0 có mấy căn bậc hai ?
Gv: Giới thiệu cho học sinh kí hiệu về căn bậc hai của một số dương qua phần người ta chứng minh được rằng 
Hs: Thực hiện các ví dụ sau vào bảng nhỏ theo nhóm cùng bàn
= ? ; - = ? ; = ? ; - = ?
= ? ; - = ? ; = ? ; - = ?
Gv: Lưu ý học sinh:Không được viết = ± 2
vì vế trái là kí hiệu chỉ cho căn dương của 4 
Gv: Đưa ra bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập sau yêu cầu học sinh kiểm tra xem cách viết đó có đúng không ? 
 = 6 ;CBH của 49 là 7 ; = - 3
 - = - 0,1 ; = ± ; 
 = 9 x = 3 
Hs:Thảo luận nhóm và trả lời từng câu có sửa lại các câu sai vào bảng nhỏ
Gv: Quay trở lại phần 1 
 x2 = 2 x = ± vì x > 0 Nên x = 
Vậy : là độ dài đường chéo hình vuông có cạnh 1m
Gv: Cho học sinh làm ?2/SGK
1Hs: Lên bảng thực hiện 
Hs: Còn lại cùng làm bài vào bảng nhỏ
Gv: Có thể chứng minh được ; ; ;..... là các số vô tỉ . Vậy có bao niêu số vô tỉ ( có vô số số vô tỉ)
Hoạt động 4: Luyện tập – Củng cố
Gv: Đưa ra bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập 82/SGK
 2Hs: Lên bảng làm bài(mỗi học sinh làm 2câu)
 Hs: Còn lại làm bài theo nhóm ( 2 người), làm vào bảng nhỏ
Gv+Hs: Cùng chữa bài trên bảng và bài 1 số nhóm khác. Có đánh giá cho điểm các nhóm
Gv: Đưa tiếp đề bài 86/SGK lên bảng phụ 
Hs: Dùng máy tính và ấn nút theo hướng dẫn trên bảng 
Gv: Đi quan sát và kiểm tra việc thực hành của học sinh
1. Số vô tỉ
Xét bài toán : Hình 5/SGK
a, Tính SABCD
 SABCD = 2SAEBF = 2 . 1 = 2 (m2)
b, Tính AB
Gọi độ dài cạnh AB là x(m) ;
 x > 0 thì ta có : x2 = 2
 Vậy : x = 1,414213562373......
Đó là số thập phân vô hạn không tuần hoàn
Những số như vậy gọi là số vô tỉ.
Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là : I
2. Khái niệm về căn bậc hai
Ta có : 32 = 9 ; = 9
3 và (- 3) là các căn bậc hai của 9
* Định nghĩa: Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao 
cho : x2 = a
* Ví dụ : CBH của 16 là 4 và (- 4) 
 CBH của là và 
Không có căn bậc hai của (- 16)
* Người ta chứng minh được rằng:
+, Số dương a có đúng 2 căn bậc hai là ( >0) và - ( <0)
+, Số 0 chỉ có 1 căn bậc hai là 
 = 0
+, Ví dụ: 
 = 2 và - = - 2
 = 3 và - = - 3
 = 4 và - = - 4
= và - = -
+,Chú ý:Không được viết= ± 2
Bài tập củng cố:
= 6 Đúng
CBH của 49 là 7 Sai
Thiếu: do CBH của 49 còn là (-7)
= - 3 Sai
Vì : = = 3
- = - 0,1 Đúng
= ± Sai
Mà : = 
= 9 x = 3 Sai
Mà : = 9 x = 81
?2. CBH của 3 là và - 
 CBH của 10 là và - 
CBH của 25 là = 5 và 
 - = - 5
3. Luyện tập 
Bài 82/41SGK
a, Vì 52 = 25 nên = 5
b, Vì 72 = 49 nên = 7
c, Vì 12 = 1 nên = 1
d, Vì = nên = 
Bài 86/41SGK
 = 1945
 = 225
 = 1,463850
 = 2,108185107
4. Củng cố:
 Hs: Trả lời một số câu hỏi sau
Thế nào là số vô tỉ ? Số vô tỉ khác số hữu tỉ như thế nào ?
Định nghĩa căn bậc hai của một số a không âm 
Những số nào có căn bậc hai ?
5.Hướng dẫn về nhà
 - Đọc mục “ Có thể em chưa biết”
 - Học thuộc bài
 - Làm bài 8385/SGK và bài 106 ; 107/SBT
Kiểm tra, ngày 5 tháng 10 năm 2013.

File đính kèm:

  • docxtuan8-ds7.docx
Giáo án liên quan