Giáo án Đại số 7 tiết 38: Đồ thị hàm số y = a.x (a ≠0)
Tuần: 19
Tiết: 38
ĐỒ THỊ HÀM SỐ y = a.x (a ≠0)
I- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:+ HS hiểu khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số là gì.
+ Hiểu cách vẽ đồ thị của hàm số y = a.x (a là hằng số khác 0)
- Kỹ năng: + Biết cách vẽ đồ thị của ham số y= ax (a≠0).
+ Tìm hàm số được biểu diễn qua đồ thị.
+ Tìm được hệ số a khi biết được đồ thị của hàm số.
- Thái độ: Thấy được vai trò của toán hoc trong thực tiễn.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ hình 23, thước kẻ thẳng.
- HS: Thước kẻ thẳng.
III- PHƯƠNG PHÁP:
Đặt và giải quyết vấn đề.
Tuần: 19 Tiết: 38 ĐỒ THỊ HÀM SỐ y = a.x (a ≠0) MỤC TIÊU: Kiến thức:+ HS hiểu khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số là gì. + Hiểu cách vẽ đồ thị của hàm số y = a.x (a là hằng số khác 0) Kỹ năng: + Biết cách vẽ đồ thị của ham số y= ax (a≠0). + Tìm hàm số được biểu diễn qua đồ thị. + Tìm được hệ số a khi biết được đồ thị của hàm số. Thái độ: Thấy được vai trò của toán hoc trong thực tiễn. CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ hình 23, thước kẻ thẳng. HS: Thước kẻ thẳng. PHƯƠNG PHÁP: Đặt và giải quyết vấn đề. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1: 7A2: 7A3: 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới qua thực hiện ?1 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS NỘI DUNG Giáo viên nêu vấn đề như ?1. - GV: Viết các cặp giá trị tương ứng của x và y? (3 đ) - GV: em hãy biểu diễn các cặp giá trị đó trên mặt phẳng toạ độ Oxy (7 đ) - Giáo viên gọi một học sinh lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở. - GV: bạn biểu diễn các cặp giá trị tương ứng trên mặt phẳng toạ độ đúng chưa? - Học sinh nhận xét, góp ý. - GV: các điểm trên là đồ thị của hàm số y = f(x). - GV: vậy đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp các điểm như thế nào? - HS: đồ thị của hàm số y =f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; y) trên mặt phẳng toạ độ. - GV: muốn vẽ đồ thị của một hàm số ta làm thế nào? - HS: vẽ một mặt phẳng toạ độ và biểu diễn tất cả các cặp giá trị tương ứng trên mặt phẳng toạ độ. - GV: nêu lại cách vẽ cách vẽ đồ thị của một hàm số là biểu diễn tất cả các cặp giá trị tương ứng của hàm số đó trên mặt phẳng toạ độ. - GV: xét hàm số y = 2.x. Đây là hàm số y=a.x với a = 2. Hàm số này có vô số cặp số (x; y) nên ta không thể liệt kê hết tất cả các cặp số của hàm số. - GV: em nào nêu được các giá trị tương ứng của y khi x = -2; -1; 0; 1; 2? - HS: y = -4; -2; 0; 2; 4. - GV: em nào vẽ mặt phẳng toạ độ và biểu diễn 5 cặp giá trị tương ứng trên trên mặt phẳng toạ độ? - GV: em hãy vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm có toạ độ (-2: - 4) và (2; 4). - GV: em có nhận xét gì về đường thẳng này? - HS: đường thẳng đó đi qua 4 điểm còn lại. - GV: chúng ta thấy rằng đường thẳng này đi qua gốc toạ độ O. - GV: Để vẽ đồ thị của hàm số y = a.x (a≠0) ta cần biết mấy điểm thuộc đồ thị? - HS: ta cần xác định một điểm thuộc đồ thị khác điểm O. - GV: đồ thị của hàm số là một đường thẳng, để xác định một đường thẳng cần mấy điểm phân biệt? - HS: 2. - GV: mà đồ thị đã đi qua điểm O nên ta chỉ cần xác định một điểm khác điểm O thuộc đồ thị là ta vẽ được. - Giáo viên nêu bài tập ?4. - GV: ta cần tìm gì? -HS: tìm toạ độ của một điểm thuộc đồ thị và khác điểm O. - GV: để tìm điểm này em có thể cho x một giá trị tuỳ ý rồi thế x vào hàm số để tìm giá trị y tương ứng. - GV: khi x = 1 thì y bằng bao nhiêu? - HS: 0,5. - GV: ta có toạ độ điểm A(1; 0,5) nên đồ thị hàm số là đường thẳng đi qua những điểm nào? - HS: là đường thẳng OA. GV nêu đề bài ví dụ 2. - Giáo viên gọi một học sinh lên bảng vẽ đồ thị của hàm số. - Các em còn lại vẽ vào vở. - GV: bạn vẽ hệ trục toạ độ và vẽ đồ thị đúng hay chưa? - HS nhận xét. - Giáo viên nhận xét, nhắc lại cách vẽ. - GV: muốn vẽ đồ thị của một hàm số y = a.x (a≠0) ta chỉ cần tìm một điểm thuộc đồ thị của hàm số và khác điểm O khi đó đồ thị của hàm số là đường thẳng đi qua điểm này và điểm gốc toạ độ. 1. Đồ thị của hàm số là gì? x - 2 - 1 0 0,5 1,5 y 3 2 - 1 1 - 2 ? 1 Định nghĩa: đồ thị của hàm số y =f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; y) trên mặt phẳng toạ độ. 2. Đồ thị của hàm số y = a.x (a≠0): ? 2 Cho hàm số y = 2.x x - 2 - 1 0 1 2 y - 4 - 2 0 2 4 ? 3 Để vẽ đồ thị của hàm số y = a.x (a≠0) ta cần xác định một điểm thuộc đồ thị khác điểm O. ? 4 Vẽ đồ thị hàm số y = 0,5.x Giải: Với x = 1 thì y = 0,5. 1 = 0,5 Vậy đồ thị là đường thẳng đi qua điểm O(0; 0) và điểm A(1; 0,5). Ví dụ 2: Vẽ đồ thị hàm số y = -1,5.x Giải: Khi x = 1 thì y= - 1,5 nên A(1; 1,5) 4. Củng cố và luyện tập: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài - Giáo viên gọi 2 học sinh lần lượt lêân bảng vẽ đồ thị của các hàm số. - Các em còn lại vẽ đồ thị vào vở. - GV: em nhận xét gì về bài làm của các bạn? - Học sinh nhận xét bài làm và góp ý. - Giáo viên nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh và chấm điểm. Bài tập 39: 5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Học định nghĩa đồ thị của hàm số y = ax (a≠0) là gì? Nhận xét về đồ thị của hàm số y = ax (a≠0) ? Xem lại cách vẽ đồ thị của các hàm số ở bài tập VD2 và bài 39 a, b. Xem lại nội dung bài học ở vở ghi. Làm bài tập 39 c, d và bài 40, 41 SGK/71,72. Hướng dẫn bài tập 39 c, d: tương tự bài 39 a, b. Hướng dẫn bài tập 41 : thay thế toạ độ các điểm vào hàm số, nếu dấu “=” xảy ra thì điểm đó thuộc đồ thị. Chuẩn bị bài 42, 43 phần luyện tập. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tuan 19 Tiet 38 Do thi ham so yax.doc