Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 31: Vật liệu kĩ thuật điện

- Dựa vào tranh vẽ và mẫu vật, GV chỉ rõ các phần tử dẫn điện và khẳng định vật liệu mà dòng điện chạy qua được gọi là vật liệu dẫn điện. GV đặt câu hỏi:

- Đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn điện là gì?

- GV nhận xét và kết luận.

- GV cho HS quan sát hình 36.1 SGK và đặt câu hỏi:

- Quan sát hình 36.1 em hãy nêu tên các phần tử dẫn điện?

- GV chốt lại: Vật liệu dẫn điện thường ở 3 thể rắn (kim loại), lỏng (nước, dung dịch điện phân), khí (hơi thuỷ ngân).

Hoạt động 2 : Tìm hiểu vật liệu cách điện

- GV đưa tranh vẽ và vật mẫu chỉ rõ các phần tử cách điện để rút ra khái niệm vật liệu cách điện.

?Đặc tính và công dụng của vật liệu cách điện là gì?

- GV nhận xét và kết luận.

- GV đưa ra ví dụ dựa vào hình vẽ 36.1

- Vỏ dây điện dùng để cách li 2 lõi dây dẫn điện với nhau và cách li với bên ngoài. Thân phích cắm điện dùng để cách li 2 chốt của phích cắm điện và cách li với bên ngoài.

- Trong thực tế vật liệu cách điện có mấy thể?

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 31: Vật liệu kĩ thuật điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16 Ngày soạn : 07-12-2014
Bài 36 : 
VẬT LIỆU KĨ THUẬT ĐIỆN
Tiết : 31 Ngày dạy : 13-12-2014
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - NhËn biÕt ®­îc vËt liÖu dÉn ®iÖn, vËt liÖu c¸ch ®iÖn, vËt liÖu dÉn tõ, biÕt ®­îc cã mÊy lo¹i ®å dïng ®iÖn trong gia ®×nh.
2. Kĩ năng: - Hiểu số đặc tính của các vật liệu kĩ thuật điện . 
3. Thái độ: - Sử dụng đồ dùng điện đúng số liệu kĩ thuật
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Mô hình vật liệu kĩ thuật điện .
2. HS: - Sưu tầm mẫu vật theo bài
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
8a1:.. 8a2: 8a3:.
8a4:.. 8a5: 8a6:.
2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra.
3. Đặt vấn đề: - GV nêu vấn đề cho HS dự đoán và đặt vấn đề vào bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vật liệu dẫn điện
- HS chú ý lắng nghe, ghi chép
- HS trả lời theo gợi ý SGK
- HS quan sát hình vẽ
- HS có thể trả lời:
+ 2 lỗi dây dẫn điện.
+ 2 lỗ lấy điện.
+ 2 chốt phích cắm điện. 
- HS chú ý lắng nghe
- Dựa vào tranh vẽ và mẫu vật, GV chỉ rõ các phần tử dẫn điện và khẳng định vật liệu mà dòng điện chạy qua được gọi là vật liệu dẫn điện. GV đặt câu hỏi:
- Đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn điện là gì?
- GV nhận xét và kết luận.
- GV cho HS quan sát hình 36.1 SGK và đặt câu hỏi:
- Quan sát hình 36.1 em hãy nêu tên các phần tử dẫn điện?
- GV chốt lại: Vật liệu dẫn điện thường ở 3 thể rắn (kim loại), lỏng (nước, dung dịch điện phân), khí (hơi thuỷ ngân). 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vật liệu cách điện
- HS chú ý lắng nghe, ghi khái niệm vào vở.
- HS trả lời theo gợi ý SGK
- HS ghi các kết luận của GV vào vở. 
- HS có thể trả lời: có 3 thể:
+ Thể khí: không khí, khí trơ...
+ Thể lỏng: dầu biến thế, dầu cáp điện...
+ Thể đông đặc (rắn): thuỷ tinh, sứ...
- GV đưa tranh vẽ và vật mẫu chỉ rõ các phần tử cách điện để rút ra khái niệm vật liệu cách điện.
?Đặc tính và công dụng của vật liệu cách điện là gì?
- GV nhận xét và kết luận.
- GV đưa ra ví dụ dựa vào hình vẽ 36.1
- Vỏ dây điện dùng để cách li 2 lõi dây dẫn điện với nhau và cách li với bên ngoài. Thân phích cắm điện dùng để cách li 2 chốt của phích cắm điện và cách li với bên ngoài.
- Trong thực tế vật liệu cách điện có mấy thể?
Hoạt động 3 : Tìm hiểu vật liệu dẫn từ
- HS quan sát, tiếp thu
- HS có thể trả lời: nhờ có dòng điện nên lõi thép sinh ra từ trường. Vậy tác dụng của lõi thép là dùng để dẫn từ.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- Cho học sinh quan sát tranh và mẫu vật máy biến áp, chuông điện sau đó đặt câu hỏi:
- Ngoài tác dụng làm lõi để quấn dây dẫn điện, lõi thép còn có tác dụng gì?
- Giáo viên kết luận về đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn từ.
Hoạt động 4 : Cũng cố. Hướng dẫn về nhà
- Trả lời câu hỏi của GV .
- Hưỡng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong sgk.
- Học bài, học ghi nhớ trong SGK.
- Chuẩn bị bài 38 SGK
5. Ghi bảng:
I. Vật liệu dẫn điện:
- Vật liệu cho dòng điện chạy qua gọi là vật liệu dẫn điện
- Đặc tính: dẫn điện, có điện trở xuất nhỏ (10-6—10-8)
- Công dụng: Dùng làm vật dẫn điện
- Vật liệu dẫn điện tồn tại ở cả ba thể: rắn, lỏng, khí (hơi thuỷ ngân)
II. Vật liệu cách điện:
- Vật liệu không cho dòng điện chạy qua gọi là vật liệu cách điện.
- Đặc tính: cách điện, có điện trở suất lớn (108—1013 )
- Công dụng : dùng chế tạo các thíêt bị, phần tử cách điện.
-Vật liệu cách điện tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng,khí
III. Vật liệu dẫn từ:
- Vật liệu cho đường sức từ chạy qua gọi là vật liệu dẫn từ
- Vật liệu dẫn từ thường dùng là: thép kĩ thuật điện (Anico, Ferit,pecmaloi).
- Công dụng: Làm lõi dẫn từ của nam châm điện, lõi MBA, lõi máy phát điện
+Anico: làm nam châm vĩnh cửu.
+Ferit: làm Anten, lõi BA trong truyền tải điện
+Pécmalôi: làm lõi BA, động cơ điện trong kĩ thuật vô tuyến và quốc phòng
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 31 cn 8.doc
Giáo án liên quan