Giáo án Công nghệ 7 (Chuẩn )

I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS:

 1. Kiến thức:

- Nêu được các vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người; đối với việc phát triển chăn nuôi, nghành công nghiệp chế biến, nghành thương mại.

- Trình bày được các nhiệm vụ cơ bản của nghành trồng trọt.

- Nêu được khái niệm đất trồng, trình bày được vai trò của đất đối với sự tồn tại, phát triển của cây trồng.

- Nêu được các thành phần của đất trồng và phân biệt được các thành phần đó về mặt trạng thái, nguồn gốc, vai trò đối với cây trồng.

 2. Kĩ năng:

 Rèn luyện cho HS năng lực khái quát hoá, thấy được trách nhiệm của mình trong việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt.

 3. Thái độ:

 Qua nghiên cứu vai trò của đất HS có ý thức giữ gìn và tận dụng đất để trồng trọt.

II- CHUẨN BỊ:

 

doc169 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 17403 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 7 (Chuẩn ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khai thác rừng gồm: khai thác trắng, khai thác dần và khai thác chọn. Hiện nay việc khai thác rừng ở Việt Nam chỉ được phép khai thác chọn với các rừng có trữ lượng gỗ cao, chỉ được chặt cây cao to. Do tình trạng rừng bị chặt phá nghiêm trọng, nên chúng ta phải phục hồi lại rừng ngay sau khi khai thác.
HĐ2: Tìm hiểu về bảo vệ và khoanh nuôi rừng
- Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng. Trình bày được mục đích và các biện pháp bảo vệ rừng nói chung, bảo vệ rừng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Liên hệ những ưu, nhược điểm của việc bảo vệ rừng ở địa phương hiện nay. Chỉ ra được mục đích, đối tượng và các biện pháp phù hợp với đối tương khoanh nuôi rừng có hiệu quả.
- Thời gian: 19 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H48 và H49 SGK.
- Cách tiến hành: 
HĐ của GV - HS
Nội dung
- H: Theo em bảo vệ rừng là gì?
-> TL: Chống lại sự gây hại, giữ gìn tài nguyên rừng.
- H: Rừng có ý nghĩa gì đối với đời sống con người?
-> HS trả lời cá nhân.
- H: Theo em ý nghĩa của việc bảo vệ rừng là gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Em hãy cho biết tình hình rừng nước ta hiện nay?
-> TL: Ngày càng bị thu hẹp, phá huỷ nghiêm trọng.
- H: Cần phải làm gì đối với rừng nước ta hiện nay?
-> TL: Cần phải bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
- H: Bảo vệ rừng nhằm mục đích gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Để bảo vệ rừng cần có những biện pháp gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Nêu tác hại của việc phá rừng và làm cháy rừng? 
-> TL: Gây ô nhiễm môi trường, phá huỷ tài nguyên thiên nhiên, động vật.
- GV chú ý HS: Chúng ta phải có ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên rừng, tuyên truyền phát hiện và ngăn chặn chặn những hiện tượng vi phạm luật bảo vệ rừng ở địa phương. Có thái độ không đồng tình với hành vi khai thác rừng bừa bãi, đố rừng làm nương rẫy, làm mất rừng, mất dần động vật quý hiếm. Phải có ý thức tham gia cùng gia đình, trường học, địa phương, bảo vệ, chăm sóc, trồng, khoanh nuôi để giữ gìn tài nguyên rừng như gỗ và động vật quý hiếm, đặc biệt là những loài có tên trong sách đỏ.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Khoanh nuôi phục hồi rừng nhằm mục đích gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Nêu đối tượng của khoanh nuôi phục hồi rừng?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Để khoanh nuôi phục hồi rừng cần có những biện pháp gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
II- BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG: 
 1. Ý nghĩa:
 Bảo vệ và khoanh nuôi rừng nhằm đem lại lợi ích cho môi trường sinh thái, cho đời sống và sản xuất của xã hội. 
2. Bảo vệ rừng:
 a, Mục đích:
- Giữ gìn tài nguyên động vật, thực vật và đất rừng hiện có.
- Tạo điều kiện rừng phát triển
 b, Biện pháp:
- Tuyên truyền và xử lí những vi phạm bảo vệ rừng.
- Tạo điều kiện cho nhân dân vùng núi phát triển kinh tế và tham gia tích cực bảo vệ rừng.
- Xây dựng lực lượng đủ mạnh để bảo vệ, chống lại mọi hoạt động gây hại rừng.
3. Khoanh nuôi và phục hồi rừng:
 a, Mục đích:
 Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng sản lượng cao.
 b, Đối tượng khoanh nuôi:
- Đất đã mất rừng, nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng
- Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.
 c, Biện pháp:
- Bảo vệ cấm chăn thả đại gia súc, chống chặt phá, tổ chức phòng chống cháy.
- Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới đất tơi xốp quanh gốc.
- Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống lớn.
 * Kết luận: Rừng là tài nguyên quí của đất nước, là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội. Biện pháp bảo vệ rừng gồm có ngăn chặn và cấm phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng. Kinh doanh rừng, đất rừng phải được Nhà nước cho phép. Chủ rừng và nhà nước phải có kế hoạch phòng chống cháy rừng. Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng thông qua các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tá sinh rừng tự nhiên, phục hồi rừng có giá trị.
IV- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: 5 phút
- H: Em hãy cho biết các loại khai thác rừng có đặc điểm gì giống nhau?
- H: Khai thác rừng ở Việt Nam hiện nay phải tuân theo các điều kiện gì?
- H: Cần dùng các biện pháp nào để phục hồi rừng sau khi khai thác?
- H: Em hãy nêu các biện pháp để bảo vệ tài nguyên và đất rừng?
- H: Em hãy cho biết mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta?
- H: Những đối tượng rừng nào được áp dụng trong khoanh nuôi và bảo vệ?
- GV yêu cầu HS về nhà ôn tập lại nội dung kiến thức của học kỳ I để giờ sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
---------------***---------------
Ngày soạn: 07/12/2011
Ngày giảng: 10/12/2011
Tiết 26
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS: 
 1. Kiến thức:
 Biết hệ thống hoá lại những kiến thức chính, cơ bản đã học trong phần trồng trọt và phần lâm nghiệp.
 2. Kĩ năng:
 Ôn luyện lại những kĩ năng đã học.
 3. Thái độ: 
 Có ý thức tự giác, tích cực học và ôn tập bài cũ ở nhà.
II- CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, giáo án.
- Bảng phụ sơ đồ hệ thống hoá các kiến thức chính đã học, hệ thống các câu hỏi ôn tập.
 2. Học sinh:
 SGK, ôn tập trước nội dung kiến thức đã học ở nhà.
III- LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức: 1 phút
Sĩ số
Lớp 7A: .......... Vắng: .......... P: .......... K: ..........
Lớp 7B: .......... Vắng: .......... P: .......... K: .......... 
Lớp 7C: .......... Vắng: .......... P: .......... K: ..........
 2. Các hoạt động dạy học:
 a, Kiểm tra đầu giờ: Kết hợp trong giờ dạy.
 b, Bài mới: 39 phút 
HĐ1: Hệ thống hoá kiến thức cơ bản 
- Mục tiêu: HS biết hệ thống hoá lại những kiến thức chính, cơ bản đã học trong phần trồng trọt và phần lâm nghiệp.
- Thời gian: 19 phút.
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ sơ đồ hệ thống hoá các kiến thức chính đã học.
- Cách tiến hành: 
Làm đất và bón phân lót
 + GV treo bảng phụ sơ đồ hệ thống hoá các kiến thức chính đã học lên bảng yêu cầu HS quan sát.
Gieo trồng cây nông nghiệp
Qui trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt
Các biện pháp chăm sóc cây trồng
Thu hoạch, bảo quản và chế biến
Luân canh, xen canh, tăng vụ
Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng
Làm đất gieo ươm cây rừng
Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng
Kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rừng 
Trồng cây rừng
Lâm nghiệp
Chăm sóc rừng sau khi trồng
Khai thác rừng
Khai thác và bảo vệ rừng
Bảo vệ rừng
 + GV hệ thống lại các nội dung kiến thức chính đã học trong học kỳ I.
 + HS cùng nhau thảo luận và cùng GV hệ thống lại nội dung kiến thức chính đã học.
HĐ2: Củng cố kiến thức
- Mục tiêu: HS biết hệ thống hoá và trả lời được các câu hỏi cơ bản đã học trong phần trồng trọt và phần lâm nghiệp.
- Thời gian: 20 phút.
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ sơ đồ hệ thống các câu hỏi ôn tập.
- Cách tiến hành: 
 + GV treo bảng phụ sơ đồ hệ thống các câu hỏi ôn tập, nêu ra các câu hỏi ôn tập cho HS trả lời ngay tại lớp học.
 1. Em hãy nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc?
 2. Hãy nêu vai trò của giống và phương pháp chọn tạo gống cây trồng?
 3. Tại sao phải thu hoạch đúng lúc, nhanh gọn và cẩn thận?
 4. Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào?
 5. Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? Ở địa phơng em áp d ụng các phương pháp canh tác này như thế nào?
 6. Rừng có vai trò gì đối với đời sống con người và môi trường?
 7. Em hãy cho biết tình hình rừng hiện nay ở nước ta?
 8. Nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta hiện nay là gì?
 9. Nêu các qui trình gieo trồng và chăm sóc cây rừng?
 10. Em hãy cho biết các loại khai thác rừng và ưu, nhược điểm của từng loại khai thác rừng mà em đã học?
 11. H ãy nêu mục đích của bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta?
 12. Dùng các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên và đất rừng?
 13. Những đối tượng và những biện pháp nào được áp dụng trong khoanh nuôi, phục hồi rừng ở nước ta?
 + HS cùng nhau thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV.
 + GV tổng hợp lại các kiến thức, kĩ năng mà HS cần nắm vững.
IV- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: 5 phút
- GV hệ thống lại nội dung kiến thức chính đã học của giờ ôn tập.
- GV yêu cầu HS về nhà ôn tập lại nội dung kiến thức đã học, chuẩn bị dụng cụ học tập để giờ sau kiểm tra học kỳ I.
---------------***---------------
Ngày soạn: 09/12/2011
Ngày giảng: 12/12/2011
 Tiết 27
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS: 
 1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ biết, hiểu, vận dụng về:
- Trình bày được khái niệm về thời vụ, những căn cứ để xác định thời vụ, mục đích kiểm tra, xử lí hạt giống.
- Nêu được khái niệm, tác dụng của phương thức luân canh, xen canh, tăng vụ. Nêu được cơ sở khoa học, ý nghĩa thực tế của quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt. Làm được các công việc xác định sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm và xử lí hạt giống bằng nước ấm.
- Nêu được vai trò của rừng, nhiệm vụ trồng rừng và quy trình gieo ươm, trồng cây con và chăm sóc cây rừng. Gieo được hạt và cấy cây đúng kĩ thuật.
- Trình bày được khái niệm, các điều kiện khai thác rừng và các biện pháp phục hồi sau khai thác. Nêu được ý nghĩa, mục đích và biện pháp khoanh nuôi rừng.
 2. Kĩ năng:
 Rèn luyện tính tự giác làm bài trong giờ kiểm tra.
 3. Thái độ: 
 Có ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II- CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
 Đề bài, đáp áp và thang điểm.
 2. Học sinh:
 Ôn tập trước nội dung kiến thức ở nhà, chuẩn bị giấy kiểm tra, đồ dùng học tập.
III- LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức: 1 phút
Sĩ số
Lớp 7A: .......... Vắng: .......... P: .......... K: ..........
Lớp 7B: .......... Vắng: .......... P: .......... K: ..........
Lớp 7C: .......... Vắng: .......... P: .......... K: ..........
 2. Các hoạt động dạy học: GV phát đề kiểm tra cho HS.
a, Ma trận
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận 

File đính kèm:

  • docCONG NGHE 7 CHUAN.doc
Giáo án liên quan