Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2012-2013

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của gia dình và kinh tế gia đình

GV:yêu cầu HS đọc thông tin SGK cho biết gia dinh có vai trò gì trong xh?

 HS thảo luận nhóm:

Đại diện nhóm trả lời

GV:nhận xét bổ xung

Là một thành viên trong gia đình em có trách nhiệm như thế nào để giúp cho gia đình giữ được vai trò nêu trên ? HS thảo luận nhóm

Đại diện nhóm trả lời

GV nhận xét bổ xung và rút ra kết luận

GV mổ rộng :KTGĐ không những tạo ra nguồn thu nhập (bằng tiền hay hiện vật mà còn là viẹc xử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu cho nhu cầu vật chất và tinh thần phù hợp và nội trợ cũng là công viêc thuộc KTGĐ

 I-Vai trò của gia dình và kinh tế gia đình

 1.Vai trò của gia đình:

-Gia đình là nền tảng của xã hội trong gia đình mọi nhu cầu thiết yếu của con người về vật chất và tinh thần được đáp ứng phù hợp với điều kiện và không ngừng được nâng cao

2.Kinh tế gia đình:Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình :

+Tạo ra nguồng thu nhập,sử dùng nguồn thu nhập hợp lí và làm công viêc nội trợ

 

doc127 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tranh ảnh mẫu vật tư sưu tầm có liên quan đến bài dạy để minh hoạ và mở rộng KT.
 - Phương pháp: Hỏi đáp, trực quan
 2. Học sinh
 - SGK, vở ghi
 III. Phương pháp dạy học : Thuyết trình, vấn đáp , phân tích
 IV. Tiến trình dạy học.
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GV- HS
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG I: Tìm hiểu về an toàn thực phẩm
Thực phẩn được chế biến tại đâu? Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào?
GV nhận xét và kết luận.
*. Tích hợp
- Khi đi mua sắm chúng ta cần lựa chọn thực phẩm như thế nào?
- Chúng ta cần làm gì đối với những hành vi gây mất an toàn thực phẩm?
HS trả lời
GV kl: Chúng ta cần phải lựa chọn những thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh và khi thấy những hành vi gây mất an toàn thực phẩm cần phải phê phán và ngăn ngừa những hành vi này.
II. An toàn thực phẩm
2.An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản
+Thực phẩm khi chế biến: nấu chính, vs bếp
+ Thực phẩm đóng hộp: hộp phải kín, vệ sinh chế biến đúng qui trình.
+ Thực phẩm khô: phơi khô, để nơi khô ráo, bảo quản tốt
HOẠT ĐỘNG II: Tìm hiểu biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm
GV cho HS liên hệ thực tế những trường hợp
ngộ độc thức ăn mà em đã nghe
Nguyên nhân ngộ độc thức ăn
GV kết luận
GV nhận xét và kết luận
Quan sát hình 3.16 và nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng tại gia đình mình?
GV yêu cầu: từ hình vẽ, hãy cho biết các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
HS quan sát hình vẽ và trả lời. 
HS khác nhận xét
GV nhận xét và kết luận
 Trình bày cách phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?
HS trả lời
GV nhận xét và kết luận
III.Biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm
1. Nguyên nhân 
- Ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật và các độc tố của vi sinh vật
- Ngộ độc do bản thân thức ăn có độc.
- Ngộ độc do thức ăn bị biến chất
- Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm.
2. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm 
a. Phòng tránh nhiễm trùng
- Rửa tay sạch trước khi ăn.
- Vệ sinh nhà bếp
- Rửa kĩ thực phẩm
- Nấu chín thực phẩm
- Đậy thức ăn cẩn thận
- Bảo quản thực phẩm chu đáo.
b. Phòng tránh nhiễm độc
 ( SGK)
 4. Củng cố 
 GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
 Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào?
 Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
 5.Dặn dò
 - BT 1,2,3,4
 Xem bài mới
 V. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................... 
 DUYỆT TỔ CM
 LÊ MINH QUÂN
 Tuần 22 Ngày soạn: 16 / 01 / 2014
 Tiết 44 Ngày dạy: 24 / 01 / 2014
BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
 I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức
 - HS nắm được cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến món ăn.
 2. Kĩ năng
 - Có khả năng bảo quản thức ăn khi chuẩn bị chế biến tại gia đình
 3. Thái độ
 - Áp dụng vào cuộc sống hằng ngày và nhắc nhở gia đình bảo quản chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến thức ăn.
 Nội dung tích hợp
 - Bảo quản chất dinh dưỡng trước khi chế biến món ăn, tránh được sự hao phí các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
 - Thực hiện và nhắc nhở gia đình bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn
 II. phương tiện dạy học.
 1. Giáo viên
 - Hình 3.17 đến 3.19
 - Giáo án và các tranh ảnh minh họa khác
 - Phương pháp: trực quan
 2. Học sinh
 - Vở ghi, SGK
 III. Phương pháp dạy học : Thuyết trình, vấn đáp , phân tích
 IV. Tiến trình dạy học.
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 Nêu 1 số biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm thường áp dụng?
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GV - HS
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG I : Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG II: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến
- GV: Những thực phẩm thường được sử dụng ở gia đình là gì? chất dinh dưỡng có trong thịt cá.
- Cách chuẩn bị thực phẩm trước khi chế biến?
HS trả lời
GV nhận xét và kết luận
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi thảo luận:
+ Kể tên các loại rau, quả, củ hạt tươi thường dùng
+ Trước khi chế biến cần phải làm gì?
+ Cách gọt rửa có ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng
HS trả lời
GV nhận xét và kết luận
Cách bảo quản đậu hạt khô? Cách bảo quản gạo?
GV nhận xét kết luận
GV: Bảo quản chất dinh dưỡng trước khi chế biến món ăn tránh được sự hao hụt chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
* Tích hợp
- Để tránh sự hao phí các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, trước khi chế biến chúng ta cần phải làm gì?
HS trả lời
GV kl: Trước khi chế biến món ăn cần phải bảo quản các chất dinh dưỡng chu đáo
I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
1.Thịt cá.
- Không ngâm, rửa thịt, cá sau khi cắt, thái vì chất koáng và sinh tố dễ bị mất đi.
- Cần quan tâm bảo quản thực phẩm chu đáo để góp phần hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng:
+ Không để ruồi đậu vào
+ Rửa sạch trước khi cắt thái
+ Giữ thịt cá ở nhiệt độ thích hợp
2. Rau củ, quả, đậu hạt tươi
+ Rửa sạch rau trước khi cắt thái, không để rau khô héo
+ Rau củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn
3. Đậu hạt khô, gạo. 
- Bảo quản chu đáo để không bị ẩm mốc và các loài côn trùng không xâm nhập vào.
- Gạo không vo quá kĩ trước khi nấu
- Đậu hạt khô: để nơi khô ráo
 4. Củng cố 
 Cho biết cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến?
 5.Dặn dò
 BT: 1,2,3,4
 Xem bài mới
 V. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................... 
	 DUYỆT TỔ CM
 LÊ MINH QUÂN
 Tuần 23 Ngày soạn: 07 / 02 / 2014
 Tiết 45 Ngày dạy: 12 / 02 / 2014
BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN(tt)
 I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức
 - HS hiểu được cách bảo quản phù hợp để chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm.
 2. Kĩ năng
 - Có khả năng bảo quản thức ăn trong khi chế biến tại gia đình
 3. Thái độ
- Áp dụng vào cuộc sống hằng ngày và nhắc nhở gia đình bảo quản chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến thức ăn. 
 Nội dung tích hợp
 - Bảo quản chất dinh dưỡng trước khi chế biến món ăn, tránh được sự hao phí các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
 - Thực hiện và nhắc nhở gia đình bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn
 II. phương tiện dạy học
 1. Giáo viên
 - Giáo án và các tranh ảnh minh họa khác
 2. Học sinh
 - Vở ghi, SGK
 III. Phương pháp dạy học: Hỏi đáp, trực quan
 IV. Tiến trình dạy học.
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 Cho biết cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GV - HS
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG I : Giới thiệu bài
* HOẠT ĐỘNG II: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưởng trong khi chế biến.
HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi
Cho biết những sinh tố tan trong nước? Vì sao không được rán quá lâu đối với 1 số thực phẩm.
GV nhận xét
GV đặt vấn đề: Từ kiến thức trên hãy giải thích vì sao cần phải tuân thủ các biện pháp sau khi chế biến?
1) Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi.
2) Khi nấu tránh khuấy nhiều.
3) Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.
4) Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo quá kĩ khi nấu.
5) Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1
GV nhận xét và kết luận
GV thông báo: Các chất dinh dưỡng dễ bị biến chất bởi nhiệt. Vậy nó ảnh hưởng đối với các chất dinh dưỡng
GV nhận xét và kết luận
Gv: Cần bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn để tránh sự hao hụt chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
* Tích hợp
- Để tránh sự hao phí các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, trước khi chế biến chúng ta cần phải làm gì?
HS trả lời
GV kl: Trước khi chế biến món ăn cần phải bảo quản các chất dinh dưỡng chu đáo
II. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến.
1. Tại sao phải quan tâm, bảo dưỡng trong khi chế biến?
- Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố dễ tan trong nước như sinh tố C,B và DD
- Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A,D,E
- Lưu ý khi chế biến cần:
1) Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi 
nước sôi.
2) Khi nấu tránh khuấy nhiều.
3) Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.
4) Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo quá kĩ khi nấu.
5) Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1
2. Ảnh hưởng của nhiệt đối với thành phần dinh dưỡng 
- Chất đạm: Không đun ở nhiệt độ quá cao
- Chát béo:Đun nóng nhiều, sinh tố A trong chất béo sẽ bị phân hủy và chất béo sẽ bị biến chất.
- Chất đường bột: Khi đun ở nhiệt độ 1800 chất đường sẽ chuyển sang màu nâu có vị đắng. Chất bột dễ tiêu hơn trong quá trình đun nấu.
- Chất khoáng: Khi đun nấu một phần chất khoáng bị hòa tan vào nước
- Sinh tố: Trong quá trình chế biến các sinh tố dễ bị mất đi
4. Củng cố: Cho biết tên các sinh tố tan trong nước và trong chất béo? Cho biết cách bảo quản?
5. Dặn dò
BT: 1,2,3,4
Xem bài mới
V. Rút kinh nghiệm:.
	 DUYỆT TỔ CM
 LÊ MINH QUÂN
 Tuần 23 Ngày soạn: 07 / 02 / 2014
 Tiết 46 Ngày dạy: 13 / 02 / 2014
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
 I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức
 - HS hiểu được tại sao cần phải chế biến thực phẩm.
 - Nắm được phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt độ qua sản phẩm 
 2. Kĩ năng
 - Biết cách chế biến thực phẩm bằng phương pháp trộn dầu giấm.
 3. Thái độ
 - HS năng động, học hỏi
 II. phương tiện dạy học	
 1. Giáo viên
 - Hình vẽ 
 - Tranh mẫu vật sưu tầm liên quan đến bài dạy.
 2. Học sinh
 - SGK, vở ghi
 III. Phương pháp dạy học
 - Trực quan, vấn đáp
 IV. Tiến trình dạy học.
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 - Tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn?
 - Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần chất dinh dưỡng?
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GV - HS
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG I : Giới thiệu bài
Vào bài: vì sao cần phải chế biến thực phẩm? Trong cuộc sống có mấy cách chế biến thực phẩm, để biết được rõ ta sang tiết
* HOẠT ĐỘNG II: Tìm hiểu phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
GV: Em đã được thưởng thức những món ăn nào không cần sử dụng lửa?
HS trả lời: Món nộm đu đủ, rau xà lách trộn, 

File đính kèm:

  • docBai 1 Cac loai vai thuong dung trong may mac.doc