Kế hoạch nâng cao chuẩn năng lực giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trường THCS gáo giồng giai đoạn 2012 – 2015 và năm 2014

I. Mục đích yêu cầu

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Giúp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nâng cao nhận thức, tích cực nỗ lực phấn đấu để không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm và luôn trau dồi đạo đức, nhân cách của người Thầy.

Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phù hợp với nhu cầu phát triển giáo dục.

Dựa vào các tiêu chí chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện rà soát, đánh giá năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức, nếu không đạt chuẩn đã xác định thì phải rời vị trí công tác đương nhiệm (sắp xếp, bố trí lại hoặc cho thôi việc).

II. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của trường THCS Gáo Giồng trong giai đoạn hiện nay.

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4898 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch nâng cao chuẩn năng lực giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trường THCS gáo giồng giai đoạn 2012 – 2015 và năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên và của cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng cao hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn đổi mới giáo dục theo yêu cầu phát triển của xã hội.
 b) Mục tiêu cụ thể
Đối với giáo viên: Năng lực đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế, chưa thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, hiệu quả giảng dạy chưa cao, không đáp ứng yêu cầu công việc sẽ cho chuyển đổi nhiệm vụ hoặc thôi việc.
Đối với cán bộ quản lý giáo dục: Năng lực quản lý giáo dục của cán bộ chưa đáp ứng kịp giai đoạn đối mới theo hướng phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn mạnh về các đơn vị sự nghiệp sẽ cho thôi giữ chức vụ để bố trí người mới, có năng lực và đảm đương được nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
2. Giải pháp
 a) Công tác tuyên truyền, giáo dục
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi người về công tác nâng cao chuẩn năng lực giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới nâng cao chất lượng giáo dục qua các kênh thông tin như:
- Triển khai trực tiếp đến giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong họp hội đồng tháng 2/2013, dịp học chính trị hè về chủ trương, ý nghĩa và mục tiêu của kế hoạch. Giúp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, vai trò, nghĩa vụ để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, rèn luyện phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị và phẩm chất đạo đức đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lý giáo dục.
- Tuyên truyền về chủ trương, ý nghĩa, mục tiêu kế hoạch và thường xuyên cập nhật trên cổng thông tin điện tử của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, qua báo, Đài truyền hình, .. .giúp cho cả hệ thống chính trị và ngoài xã hội để mọi người nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm giáo viên và cán bộ quản lý là nhân tố quan trọng quyết định đến đổi mới dạy - học và nâng cao chất lượng giáo dục; tạo điều kiện cho họ tham gia góp ý về xây dựng phẩm chất đạo đức và năng lực của người Thầy, đạo đức học sinh; qua đó giúp ngành giáo dục xây dựng được đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý toàn diện, có đủ khả năng đưa ngành giáo dục phát triển bền vững về chất lượng giáo dục.
- Phát tận tay đến GV và cán bộ quản lý hướng dẫn số 150/ KH-PGDĐT-VP ngày 17 tháng 1 năm 2013 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lãnh về nâng cao chuẩn năng lực giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2012-2015
 b) Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp
Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện, là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, do vậy mỗi giáo viên và cán bộ quản lý phải thường xuyên trao dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật tri thức và công nghệ mới đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới.
Trường THCS Gáo Giồng đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên và định kỳ để nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục học sinh và quản lý điều hành đổi mới giáo dục thông qua các hoạt động có hiệu quả của hội đồng bộ môn; đầu tư cải tiến chất lượng hội thảo, hội thi, thao giảng, tổ chức tổt hoạt động nghiên cứu khoa học, phong trào tự làm thiết bị - đồ dùng dạy học, sáng kiến kinh nghiệm và triển khai ứng dụng các đề tài vào việc giảng dạy và quản lý giáo dục.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. chuyển tải bằng các phương tiện công nghệ thông tin các nội dung bồi dưỡng, cập nhật theo yêu cầu để các cơ sở giáo dục tiếp nhận và triển khai, tập huấn cho giáo viên đơn vị; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nội dung đổi mới trong quản lý giáo dục để cập nhật theo yêu cầu từng giai đoạn cho cán bộ quản lý.
c) Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, quản lý giáo dục
Thường xuyên cập nhật kiến thức kỹ năng cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. 
Tăng cường chỉ đạo và quản lý chặt chẽ việc thực hiện dạy học hiệu quả, phù hợp khả năng học tập học sinh. Chú ý thực hiện nghiêm túc kiếm định chất lượng; tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, công kiểm tra về chuyên môn và quản lý chất lượng giáo dục; sử dụng thiết bị dạy học, thực hiện tổt "dạy thực chất, học thực chất". Cụ thế hóa nội dung, tiêu chí thi đua, tổ chức thực hiện nghiêm túc khách quan công bằng tạo đòn bấy thúc đấy nâng cao chất lượng dạy và học. Xây dựng quy chế phối họp giữa "Nhà trường, gia đình, Hội Khuyến học, chính quyền và đoàn thế địa phương" để giáo dục học sinh tại cộng đồng.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, chỉ đạo điều hành quản lý giáo dục. 
Thực hiện tổt chế độ chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; công tác quy hoạch, bổ nhiệm, sử dụng, kiểm tra, đánh giá cũng như các điều kiện bảo đảm thực hiện các chính sách, chế độ nhằm tạo động lực thu hút động viên đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục theo hướng chuyên nghiệp hóa; bố trí sắp xếp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực cán bộ giáo viên, có cơ chế thay thế khi không đáp ứng yêu cầu.
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các khối học đủ về số lượng, có chất lượng và gắn với nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương.
 d) Thực hiện việc rà soát, sắp xếp, bố trí giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
- Thực hiện công tác rà soát đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Thực hiện nghiêm túc kiểm tra, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về tình hình tư tưởng đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, năng lực quản lý trong các cơ sở giáo dục. Đối với năng lực nghề nghiệp đánh giá trên cơ sở các căn cứ của quy định về "Chuẩn nghề nghiệp giáo viên:Trung học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT -BGDĐT; Hiệu trưởng Trung học ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT, chuẩn Phó Hiệu trưởng theo công văn số 630/BGDĐT-NGCBQLGD" để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể thực hiện theo quy trình như sau:
* Đối với giáo viên
- Trách nhiệm của giáo viên
+ Thực hiện các hoạt động chuyên môn theo qui định.
+ Dạy ít nhất 2 tiết trong lần kiểm tra có đánh giá xếp loại của Tổ chuyên môn.
+ Kiểm tra, khảo sát học sinh theo chuẩn kiến thức.
- Trách nhiệm kiểm tra, đánh giá của Tổ chuyên môn
+ Dự giờ và kiểm tra 3 nội dung trách nhiệm của giáo viên như trên.
+ Nắm thông tin phản ánh từ cha mẹ học sinh và đồng nghiệp về giáo viên đó (có minh chứng thuyết phục, tránh chủ quan).
+ Tổng hợp, đánh giá và xếp loại chung 1 trong 4 mức: "Tổt", "Khá", "Trung bình" và "Yếu".
- Trách nhiệm kiểm tra, đánh giá của Hội đồng nhà trường
+ Đánh giá giáo viên căn cứ vào qui định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên do Bộ GD-ĐT ban hành.
+ Thẩm định kết quả đánh giá và xếp loại của Tổ chuyên môn đối với từng giáo viên.
+ Tổng hợp kết quả đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp và kết quả thẩm định đánh giá của tổ chuyên môn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với từng giáo viên và xếp loại chung vào 1 trong 4 mức: "Tổt", "Khá", "Trung bình" và "Yếu".
* Đối với cán bộ quản lý giáo dục
- Đối với Hiệu trưởng:
 Các căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ:
+ Kết quả kiểm tra, đánh giá từng giáo viên của toàn đơn vị sau khi thẩm định hoặc kiểm tra lại kết quả của Tổ chuyên môn, có thống kê số lượng giáo viên được xếp từng mức.
+ Chuẩn Hiệu trưởng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Mức độ hoàn thành các tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT qui định, mà cơ sở giáo dục thực hiện trong công tác tự đánh giá (đánh giá trong) do Hội đồng tự đánh giá (theo Quyết định số 83/2008/QĐ –BGDĐT ngày 31/12/2008 ban hành qui định về qui trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phố thông) nhà trường thực hiện.
Thực hiện đánh giá: Hội đồng nhà trường kiểm tra, đánh giá Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả đánh giá 3 nội dung trên để tổng hợp, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Hiệu trưởng và xếp loại chung vào 1 trong 4 mức: "Tổt", "Khá", "Trung bình" và "Yếu".
Đối với Phó Hiệu trưởng: 
Các căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ:
+ Chuẩn cấp phó do Bộ GD&ĐT ban hành.
+ Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ cụ thế do Hiệu trưởng phân công trong công tác quản lý, điều hành.
Thực hiện đánh giá: Hội đồng nhà trường kiểm tra, đánh giá phó hiệu trưởng tại cơ sở giáo dục căn cứ vào kết quả đánh giá 02 nội dung trên theo hướng dẫn qui trình đánh giá dựa vào công văn số 630/BGDĐT -NGCBGD ngày 16/02/2012 để tổng họp, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Phó Hiệu trưởng và xếp loại chung vào 1 trong 4 mức: "Tổt", "Khá", "Trung bình" và "Yếu".
Thành phần kiểm tra, đánh giá của Hội đồng nhà trường: Hội đồng nhà trường do Hiệu trưởng quyết định thành lập, thành phần gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng.
+ Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Hiệu trưởng chuyên môn.
+ Thư ký Hội đồng: Thư ký Hội đồng trường.
+ Các ủy viên Hội đồng: Chủ tịch công đoàn cơ sở, đại diện cấp ủy đảng (ngoài các thành phần nêu trên), đại diện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh, Tổ trưởng các tổ chuyên môn và Tổ trưởng tổ Văn phòng của đơn vị, TPT đội.
* Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá
Hiệu trưởng đại diện cho Hội đồng nhà trường báo cáo cụ thể kết quả kiểm tra, đánh giá các nội dung trên, có xếp loại chung bằng văn bản đến Phòng Giáo dục và đào tạo để được thẩm định và kiếm tra, đánh giá lại.
* Thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ báo cáo của Hội đồng nhà trường, Hội đồng thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thẩm định báo cáo về kết quả kiểm tra, đánh giá đơn vị; có kế hoạch kiểm tra, đánh giá lại ít nhất 15% các đơn vị trực thuộc và xếp loại vào 1 trong 4 mức: "Tổt", "Khá", "Trung bình" và "Yếu"; thẩm định và đánh giá lại 100% cá nhân và đơn vị được xếp mức trung bình, yếu.
- Sắp xếp, bố trí lại hoặc cho thôi việc đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý giáo dục
Trên cơ sở kiểm tra, kết quả đánh giá, các cá nhân, đơn vị có kết quả đánh giá mức trung bình trở xuống để làm cơ sở chuyển đổi nhiệm vụ

File đính kèm:

  • docKE HOACH NANG CAO NANG LUC CHUAN CBQLGV 20142015.doc