Giáo án Công nghệ 6 - Bài 24: Cơ cấu phân phối khí

I, Mục tiêu bài học:

 Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:

 1. Kiến thức:

 -Biết được nhiệm vu, cấu tạo chung và nguyên tắc hoạt động của cơ cấu phân phối khí.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc được sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân phối khí dng xupap.

II. Chuẩn bị bài dạy:

1. Chuẩn bị của GV:

 - Nghiên cứu kĩ nội dung bài 24 trang 111 SGK,

 - Tham khảo các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.

 - Nghiên cứu mô hình động cơ đốt trong.

2. Chuẩn bị của HS:

 - Đọc SGK bài 24 trang 111, tìm hiểu cc nội dung trọng tm.

3. Phương pháp dạy học:

 - Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn giảng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 6 - Bài 24: Cơ cấu phân phối khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 24
CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
I, Mục tiêu bài học: 
 Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
 1. Kiến thức: 
 -Biết được nhiệm vu,ï cấu tạo chung và nguyên tắc hoạt động của cơ cấu phân phối khí.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc được sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
II. Chuẩn bị bài dạy:
Chuẩn bị của GV:
 - Nghiên cứu kĩ nội dung bài 24 trang 111 SGK, 
 - Tham khảo các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. 
 - Nghiên cứu mô hình động cơ đốt trong.
Chuẩn bị của HS:
 - Đọc SGK bài 24 trang 111, tìm hiểu các nội dung trọng tâm.
Phương pháp dạy học:
 - Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn giảng.
Đồ dùng dạy học:
Tranh cơ cấu phân phối khí.
Vật thật về cơ cấu phân phối khí (nếu cĩ)
III. Tiến trình tổ chức dạy học: 
 1. Phân bố bài giảng:
Bài giảng thực hiện trong một tiết, gồm các nội dung:
Nhiệm vụ và phân loại cơ cấu phân phối khí.
Cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
 ® Trọng tâm của bài là cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp.
 2. Các hoạt động dạy học:
 Ø Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
 - Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nề nếp tác phong của học sinh.
 - Kiểm tra bài cũ: 
 + GV đặt câu hỏi:
 ? Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của Pit-tông ? 
 ? Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của Thanh truyền? 
 ? Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của Trục khuỷu?
 + HS trả lời.
 + GV nhận xét và cho điểm.
 Ø Hoạt động 2: Đặt vấn đề vào bài mới:
Chúng ta đã dược biết cấu tạo chung của động cơ đốt trong gồm có 2 cơ cấu, 4 hệ thống chính. Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu nhiệm vụ và cấu tạo của cơ cấu Trục khuỷu, Thanh truyền. Vậy Cơ cấu phân phối khí có cấu tạo như thế nào, hoạt động ra sao? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta đi vào tìm hiểu bài 24 “ Cơ cấu phân phối khí”.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại cơ cấu phân phối khí.
Ø Ở bài 21 các em đã biết nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong. Trong một chu trình làm việc của động cơ phải trải qua 4 quá trình: Nạp, nén, cháy - dãn nở và thải. Để 4 quá trình đĩ diễn ra 1 cách nhịp nhàn, đúng thời điểm thì cần cĩ cơ cấu phân phối khí. Vậy nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí là gì? 
Ø Gọi HS trả lời.
Ø Nhận xét và kết luận.
Ø Treo tranh hoặc vẽ hình 24.1 lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ và đặt câu hỏi:
? quan sát sơ đồ 24.1 trang 111SGK và hình trên bảng, em hãy cho biết có mấy loại cơ cấu phân phối khí?
? Người ta dùng cơ cấu phân phối khí van trượt đối với loại động cơ nào ( 2 kì) ?
? Chi tiết nào đóng vai trò là van trượt?
? Trong cơ cấu phân phối khí dùng xupáp có mấy loại?
Ø Gọi HS trả lời.
 Ø Nhận xét và kết luận.
Ø Lắng nghe
Ø Suy nghĩ.
Ø Trả lời.
Ø Lắng nghe và ghi chép.
Ø Quan sát.
Ø Lắng nghe và suy nghĩ.
Ø Lắng nghe và suy nghĩ.
Ø Lắng nghe và suy nghĩ.
Ø Lắng nghe và suy nghĩ.
Ø Trả lời.
Ø Lắng nghe và ghi chép
I, Nhiệm vụ và phân loại.
1. Nhiệm vụ:
- Đóng mở các cửa nạp thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài.
2.Phân loại:
- Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt.
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp: 
 + Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt.
 + Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
Ø Treo tranh vẽ hình 24.2 SGK và giới thiệu cho HS biết về cơ cấu phân phối khí dùng xupap. Cĩ 2 loại cơ cấu phân phối khí, cơ cấu phân phối khí xupap treo và xupap đặt. 
Ø Đặt câu hỏi:
 ? Cơ cấu phân phối khí dùng xupap cĩ cấu tạo gồm những chi tiết nào?
 ? Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo, xupáp đóng mở được dẫn động như thế nào?
 ? Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt, xupáp được dẫn động nhờ chi tiết nào?
 ? Tại sao trong động cơ 4 kì số vịng quay của trục cam chỉ bằng ½ số vịng quay của trục khuỷu?
 ? Quan sát hình 24.2 hãy cho biết dấu hiệu chủ yếu để phân biệt cơ cấu phân phối khí xupáp đặt, cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo?
 ? So sánh ưu nhược điểm của hao loại cơ cấu phân phối khí trên ?
Ø Gọi HS trả lời.
Ø Nhận xét và kết luận.
Ø Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng.
Ø Hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
Ø Đặt câu hỏi:
 ? Em hãy nêu nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo?
 ? Khi trục khuỷu quay thì các chi tiết trong cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo hoạt động như thế nào?
? Tương tự các em hãy nêu nguyên tâc hoạt động của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt?
? Khi trục khuỷu quay thì các chi tiết trong cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo hoạt động như thế nào?
Ø Gọi HS trả lời.
Ø Nhận xét và kết luận.
Ø Quan sát và lắng nghe.
Ø Lắng nghe và suy nghĩ.
Ø Lắng nghe và suy nghĩ.
Ø Lắng nghe và suy nghĩ.
Ø Lắng nghe và suy nghĩ.
Ø Lắng nghe và suy nghĩ.
Ø Lắng nghe và suy nghĩ.
Ø Trả lời.
Ø Lắng nghe và ghi chép.
Ø Quan sát và lắng nghe.
Ø Lắng nghe và suy nghĩ.
Ø Lắng nghe và suy nghĩ.
Ø Lắng nghe và suy nghĩ.
Ø Lắng nghe và suy nghĩ.
Ø Trả lời.
Ø Lắng nghe và ghi chép.
II. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp:
1. Cấu tạo:
1)Trục cam và cam; 2)Con đội; 3)Lò xo xupáp; 4)Xupáp; 5)Nắp máy; 6)Trục khuỷu; 7)Dũa đẩy; 8)Trục cò mổ; 9)Cò mồ; 10)cặp bánh răng phân phối.
+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.
- Xupáp đóng mở được dẫn động bằng một cam, con đội, đũa đẩy, cò mổ, lò xo xupáp.
- Trục cam được dẫn động nhờ trục khuỷu, nhờ cặp bánh răng phân phối.
+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt.
- Mỗi xupáp được dẫn động bằng một cam, con đội, lò xo xupáp.
Kết luận:
- Trong động cơ 4 kì số vòng quay của trục cam bằng ½ số vòng quay trụ khuỷu.
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo là cơ cấu phân phối khí mà xupáp được lắp trên nắp máy. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt là cơ cấu phân phối khí mà xupáp được lắp trên thân máy.
2. Nguyên lý làm việc:
+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo:
 - Khi động cơ hoạt động, trục cam và cam 1 được trục khuỷu 6 dẫn động thơng qua cặp bánh răng 10 sẽ quay để dẫn động đĩng, mở các xupap nạp, thải:
 @ Ở xupap nạp: khi vấu cam 1 tác động làm con đội 2 đi lên, thơng qua đũa đẩy 7 làm cị mổ 9 quay cùng chiều kim đồng hồ, ép xupap 4 đi xuống làm cửa nạp mở. (thực hiện quá trình nạp). Khi vấu cam đi qua con đội, dưới tác dụng của loxo 3 xupap 4 và các chi tiết trở về vị trí ban đầu, kết thúc quá trình nạp.
 @ Ở xupap thải: khi vấu cam 1 tác động làm con đội 2 đi lên, thơng qua đũa đẩy 7 làm cị mổ 9 quay cùng chiều kim đồng hồ, ép xupap 4 đi xuống làm cửa nạp mở. (thực hiện quá trình thải). Khi vấu cam đi qua con đội, dưới tác dụng của loxo 3 xupap 4 và các chi tiết trở về vị trí ban đầu, kết thúc quá trình thải.
+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt:
 - Ở xupap nạp: khi động cơ hoạt động, trục cam và cam 1 được trục khuỷu 6 dẫn động làm vấu cam 1 tác động vào con đội 2 đi lên, nén loxo 3 lại và làm xupap 4 đi lên mở cửa nạp. (thực hiện quá trình nạp). Khi vấu cam đi qua con đội, dưới tác dụng của loxo 3 xupap 4 và các chi tiết trở về vị trí ban đầu, kết thúc quá trình nạp. 
 - Ở xupap thải: khi động cơ hoạt động, trục cam và cam 1 được trục khuỷu 6 dẫn động làm vấu cam 1 tác động vào con đội 2 đi lên, nén loxo 3 lại và làm xupap 4 đi lên mở cửa nạp. (thực hiện quá trình thải). Khi vấu cam đi qua con đội, dưới tác dụng của loxo 3 xupap 4 và các chi tiết trở về vị trí ban đầu, kết thúc quá trình thải. 
IV. Tổng kết:
Qua nội dung bài học các em cần nắm các nội dung sau:
- Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.
- Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt.
- So sánh cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hai loại cơ cấu phân phối khí trên.
V. Dặn dò:
- Các em về nhà học bài cũ và xem qua nội dung bài mới bài 25 “ Hệ thống bôi trơn”.
VI. Rút kinh nghiệm:
SVTH GVHD
Lê Văn Nam Nguyễn Thị Kim Ngân 

File đính kèm:

  • docBai 24 Co cau phan phoi khi.doc