Giáo án Chủ đề tự chọn Lịch sử 6 - Tiết 4: Lịch sử là gì? - Bùi Thị Tuyết

a. Chuẩn bị của giáo viên:

- Soạn giảng.

- Sgk - Sgv - STK.

- Sưu tầm các tư liệu lịch sử: Lịch sử thế giới cổ đại.

- Một số tranh ảnh lịch sử.

b. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc sách giáo khoa và tìm hiểu một số tư liệu lịch sử.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề tự chọn Lịch sử 6 - Tiết 4: Lịch sử là gì? - Bùi Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/08/2010
Tiết: 4.
Ngày dạy:
Lớp 6A: 01/09/2010
LỊCH SỬ LÀ GÌ?
1. Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức:
 Giúp học sinh nắm được:
- Lịch sử là gì? Những sự vật, hiện tượng gì có lịch sử.
- Lịch sử lớp 6 nghiên cứu nội dung gì? Ý nghĩa của nó.
b. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh kỹ năng nhận định, đánh giá, so sánh, liên hệ thực tế các kiến thức lịch sử.
c. Thái độ:
 - Giúp học sinh hiểu được thế nào là lịch sử, ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu lịch sử trong chương trình phát triển của loài người. Từ đó thêm trân trọng các giá trị lịch sử để lại.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Soạn giảng.
- Sgk - Sgv - STK.
- Sưu tầm các tư liệu lịch sử: Lịch sử thế giới cổ đại.
- Một số tranh ảnh lịch sử.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc sách giáo khoa và tìm hiểu một số tư liệu lịch sử.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ. (3’)
? Em hãy kể một câu chuyện lịch sử mà em biết ?
Đáp án:
HS Kể câu chuyện đã học ở bậc Tiểu học.
GV Nhận xét, đánh giá.
b. Dạy nội dung bài mới.
* Giới thiệu bài (4’)
Như các em đã biết ở nội dung các câu chuyện trong chương trình Ngữ Văn như: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Lạc Long Quân và Âu Cơ... chúng ta thường nói đến khi trái đất và con người được hình thành, nguồn gốc của các sự kiện đó diễn ra trong nhiều quá trình và quá trình phát triển đó người ta gọi là lịch sử. Vậy lịch sử là gì và nó bao gồm những sự vật và hiện tượng gì? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều này qua nội dung bài: Lịch sử là gì?
* Nội dung.
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
Tg
G Con người sinh ra chưa biết đi, chưa có răng..., trải qua nhiều năm con người bắt đầu cao lớn, phát triển và hoàn thiện về trí -thể - lực và rồi trở lên già yếu và qua đời. Như trong sách của Khổng Tử đã nói ai cũng phải trải qua giai đoạn "Sinh - Lão - Bệnh - Tử"... Tất cả những điều đó đều trải qua một quá trình và quá trình đó được gọi là lịch sử của một đời người.
? Em hãy lấy ví dụ về một quá trình lịch sử nào đó của một sự vật hoặc một hiện tượng nào đó?
HS Tự do trả lời theo ý hiểu biết.
GV Gợi ý để HS trả lời, như về một chiếc cây: hạt nảy mầm, cây non, cây trưởng thành, nở hoa, kết trái, cổ thụ rồi chết...
GV Giới thiệu H1.Sgk-3. Một lớp học ở trường làng thời xưa.
? Em hãy nhận xét về lớp học ở trường làng thời xưa so với lớp học ngày nay?
HS Trả lời.
G Lớp học ở trường làng thời xưa không có trường lớp, học sinh ngồi dưới đất, thầy đồ ngồi trên sập để dạy học, học sinh ngồi khoanh tay và không có điều kiện để ghi chép bởi thầy dạy truyền miệng, ví dụ như: "Phu tử tòng tử, xuất giá tòng phu...", cả thầy và trò đều mặc áo dài, chít khăn xếp.
- Lớp học ngày nay thầy giáo lên lớp, học sinh vào lớp và không có sự phân biệt thành phần, tôn giáo, sắc tộc, sang hèn... ai cũng được cắp sách đến trường còn ngày xưa việc đi học phần lớn chỉ dành cho các gia đình quan lại, nhà giàu.
? Vậy theo em lịch sử bao gồm những cái gì?
HS Lịch sử bao gồm con người, cỏ cây, sự vật, hiện tượng... diễn ra trong cuộc sống từ thuở sơ khai đến nay. 
G Tuy nhiên trong nội dung lịch sử ở trường THCS chúng ta chỉ đi nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người từ khi mới xuất hiện loài người đến nay mà không đi tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.
? Vậy lịch sử loài người bắt đầu từ đâu? Con người có phải do thần thánh sinh ra hay không hay có nguồn gốc?
GV Yêu cầu HS thảo luận.
GV Gọi HS trả lời.
GV Nhận xét, đánh giá, kết luận: Lịch sử loài người bắt đầu từ khio con người xuất hiện trên trái đất. Con người không phải do thần thánh sinh ra mà có nguồn gốc đó là do từ một loài vượn qua quá trình chuyển hoá lâu dài hàng triệu năm cải tạo tự nhiên và quá trình chuyển biến bản thân mình lao động tiếp tục thúc đẩy xã hội loài người phát triển từ hình thức thô sơ đến phức tạp từ dã man đến văn minh ngày nay...
GV Cho HS quan sát bức ảnh trong quá khứ và hiện tại để HS so sánh.
? Bộ môn lịch sử 6 nghiên cứu vấn đề gì?
HS Lịch sử nghiên cứu về xã hội nguyên thuỷ, các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây. Nghiên cứu về lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X.
1. Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
18'
GV Học lịch sử tức là học về những gì đã diễn ra trong quá khứ và để biết được điều đó là do những di tích, các hoá thạch, các bia mộ, ghi chép... còn lại được các nhà nghiên cứu lịch sử tìm ra. 
? Vậy mỗi chúng ta cần phải học lịch sử không?
HS Cần phải học lịch sử để tìm hiểu cội nguồn dân tộc, quá trình bắt nguồn và phát triển của xã hội loài người từ thuở sơ khai đến nay. Và để biết được trong quá khứ loài người đã làm gì để có được sự văn minh, tiến bộ như ngày nay.
GV Yêu cầu HS lấy ví dụ về quá trình phát triển, thay đổi của địa phương, bản làng, gia đình?
GV Yêu cầu HS từ 1 đến 3 HS kể về các quá trình đó theo hiểu biết của bản thân.
GV Hướng dẫn một số gợi ý:
- Gia đình từ một mái nhà tạm bợ, có điều kiện làm nhà to đẹp hơn, từ khi không có vật dụng đáng giá trong nhà nay có đủ xe máy, ti vi...
- Bản làng từ một vùng nghèo đói, lạc hậu nay văn minh tiến bộ. Hiện nay ở địa phương có nhiều gia đình có cuộc sống sung túc, đàng hoàng có xe máy, ti vi, điện thoại... đời sống nagỳ càng được nâng cao hơn. Học sinh không phân biệt nam, nữ, dân tộc... đều được học hành trong đó có nhiều người đã đỗ đạt và trở thành thầy cô giáo, làm cán bộ, bộ đội, công an...
? Biết được tất cả các điều đó để làm gì?
HS từ đó thêm quý trọng những gì cha ông đã dày công vun đắp để chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay.
? Trách nhiệm của mỗi học sinh chúng ta trong giai đoạn ngày nay?
HS Phải học tập thật tốt để xứng đáng với công lao của cha ông và xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn, giàu mạnh và văn minh hơn.
G Như Bác Hồ kính yêu đã từng nói:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho từng gốc tích nước nhà Việt Nam"
- Học lịch sử để biết được những gì diễn ra trong quá khứ và từ đó có thái độ trân trọng và yêu quý những giá trị tốt đẹp trong quá khứ.
2. Học lịch sử có ý nghĩa gì?
- Học lịch sử để hiểu về quá trình xây dựng và phát triển của cha ông. Từ đó chúng ta ngày càng cố gắng xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
15'
c. Củng cố và luyện tập: (3’)
? Làm thế nào để biết lịch sử?
- Dựa vào truyền miệng, các tư liệu lịch sử, các hiện vật, bia mô, chữ viết... 
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’)
- Học bài và làm bài tập SBT.
- Sưu tầm các câu chuyện của thế giới và Việt Nam nói về lịch sử
- Chuẩn bị tiết 5: Học lịch sử để làm gì?

File đính kèm:

  • docGIAO AN CHU DE LICH SU 6 4.doc