Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8

A. Mục tiêu:

- HS nắm được cấu tạo cơ thể người, cấu tạo và chức năng quan trong của tế bào, mô.

- Chứng minh được tế bào vừa là đơn vị cấu tạo cơ thể vừa là đơn vị chức năng.

- Nắm được cấu tạo của nơ ron, khái niệm cung phản xạ, vòng phản xạ.

- Biết vận dụng làm câu hỏi, bài tập liên quan đến bài học.

B. Chuẩn bị.

- Học tốt Sinh học 8, Kiến thức & ôn tập Sinh học 8, Kiến thức cơ bản Sinh học 8, SGK Sinh 8,

C. Bài mới. Gv cùng HS giải quyết các vấn đề nêu ra.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.

I.1: Khái quát về cơ thể người:

- Cấu tạo cơ thể người

I.1:1. Cấu tạo cơ thể người. được bao bọc bỡi lớp da

a - Gồm 3 phần:

+ Đầu

+ Thân gồm 2 khoang: .Khoang ngực: tim, phổi

 . Khoang bụng: dạ dày, ruột, gan, tuỵ, thận, bóng đái, cơ quan sinh dục.

+ Tứ chi.

b - Các hệ cơ quan: Bảng: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan.

Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng từng hệ cơ quan

Vận động Cơ, xương Vận động và di chuyển

Tiêu hoá ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể

 

Tuần hoàn

 Tim , hệ mạch Vận chuyển TĐC dinh dưỡng tới các tế bào, mang chất thải, CO2 từ tế bào đến cơ quan bài tiết.

Hô hấp Đường dẫn khí. Phổi Thực hiện TĐK CO2, O2 giữa cơ thể và môi trường

Bài tiết Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái Lọc từ máu các chất thải để thải ra ngoài

Thần kinh Não, tuỷ, dây thần kinh, hạch thần kinh Điều hoà, điều khiển hoạt động của cơ thể

I.1: 2. Cấu tạo tế bào

- Tế bào là đơn vị cấu tạo cúng là đơn vị chức năng của cơ thể.

- Tế bào gồm 3 phần:

+ Màng sinh chất

+ Chất tế bào: lưới nội chất, bộ máy gôngi, Ribôxôm, ti thể, trung thể.

 

doc55 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc trong thực tế đời sống.
B. Chuẩn bị.
- Học tốt Sinh học 8, Kiến thức & ôn tập Sinh học 8, Kiến thức cơ bản Sinh học 8, SGK Sinh 8, 
C. Bài mới. Gv cùng HS giải quyết các vấn đề nêu ra.
I. Kiến thức cơ bản. 
I.1 Khái niệm tiêu hoá - Vai trò của tiêu hoá.
- Khái niệm: là qt đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá và tiêu hoá thức ăn (biến đổi lí học, hoá học) tiết dịch tiêu hoá.
- Vai trò: Giúp biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, hấp thụ chúng qua thành ruột để cung cấp chúng cho tế bào cơ thể, sử dụng trong mọi hoạt động sống của tế bào. 
I.2: Cơ quan tiêu hoá
 Gồm hai phần chính: 
ống tiêu hoá: miệng, hầu, .hậu môn -> vân chuyển chất dinh dưỡng và thải phân.
Cấu tạo chung: gồm 3 lớp:
Lớp ngoài cùng là mô liên kết.
Lớp thứ hai là lớp cơ giữa gồm có cơ vòng trong, cơ dọc ngoài. ở dạ dày còn có lớp cơ chéo.
Lớp thứ 3 là lớp màng nhầy gồm các tuyến tiết chất nhầy và các tuyến tiết dịch tiêu hoá.
Tuyến tiêu hoá: tuyến gan, tuyến nước bọt, tuyến ruột, tuyến tuỵ -> tiết dịch tiêu hoá giúp quá trình tiêu hoá thức ăn.
I.3: Chức năng chung: Biến đổi thức ăn thành sản phẩm cuối cùng, hấp thụ qua thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể, làm cơ sở cho sự sống. 
I.4: Hoạt động tiêu hoá
 ăn -> đẩy thức ăn -> tiêu hoá (lí, hoá học) -> hấp thụ chất dinh dưỡng thải bã. Trong đó hđ tiêu hoá và hấp thụ dd là quan trọng nhất.
+ ăn: thức ăn vào miệng, được răng nghiền nát, 
+ Đẩy thức ăn: miệng -> thực quản -> dạ dày -> ruột non, 
+ Tiêu hoá thức ăn: - Biến đổi cơ học ( miệng, dạ dày)
 - Biến đổi hoá học (ở ruột non, enzim biến đổi thức ăn thành chất dd)
+ Thải bã: chất xơ và dinh dưỡng thừa tới ruột già và ra ngoài.
I.5: Hấp thụ chất dinh dưỡng: 2 con đường 
a. Con đường máu: gồm đường, 35 % Lipit đã được đi qua da phân giải thành axit béo, Glyxerin, axit amin, nước, muối khoáng, vitamin tan trong nước.
b. Đường bạch huyết: 70% Lipit đã được muối mật nhũ tương hoá dưới dạng giọt mỡ nhỏ và các vitamin tan trong dầu như A, D, E, 
I.6: Sự vận chuyển các chất dinh dưỡng tới tế bào.
- Tất cả các chất được hấp thụ theo đường máu sẽ được vân chuyển qua gan, để gan xử lí (khử độc) và điều hoà nồng độ các chất, sau đó vận chuyển đến tế bào.
- Các chất theo đường bạch huyết sẽ được vận chuyển đến tĩnh mạch dưới đòn để hoà chung từ máu vào tim, sau đó vận chuyển đến tb. 
I.7: Vai trò của gan trong quá trình tiêu hoá
- Tiết dịch mật giúp tiêu hoá Lipit và diệt khuẩn trong thức ăn.
- Khử các chất đọc trong cho lọt vào máu đến tế bào.
- Điều hoà nồng độ các chất trong máu luôn ổn định.
I.8: Vai trò cảu ruột già 
- Hấp thụ một phần lớn lượng nước trong dịch thức ăn chuyển tới ruột già.
- Hình thành nên phân và nhờ sự co bóp của các cơ hậu môn -> phân được thải ra ngoài.
I.9: Vệ sinh hệ tiêu hoá
* Muốn có một hệ tiêu hoá khoả mạnh, hđ tiêu hoá tốt cần thực hiện các biệ pháp sau và tránh các tác nhân có hại:
+ ăn uống khoa học, hợp vệ sinh, đúng cách.
+ Khẩu phần ăn hợp lí, chế biến hợp khẩu vị
+ Vệ sinh răng miệng sau khi ăn
Tránh tác nhân có hại:
+ Các vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh
+ Các chất độc hại có trong thức ăn, đồ uống. 
+ Ăn uống không đúng cách và hợp vệ sinh.
II. Câu hỏi - bài tập.
 a. Câu hỏi - bài tập: Vận dụng hiểu biết.
1. Trình bày đặc điểm cấu tạo của cơ quan tiêu hoá phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm.
2. Quá trình tiêu hoá gồm những hđ nào ? Mối quan hệ giữa chúng.
3. Trình bày rõ quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hoá.
3.1. Sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng:
Gồm: các hđ tiết nước bọt, nhai, trộn thức ăn, hđ của enzim amilaza tạo thành viên có 2 biến đổi cơ bản:
+ Biến đổi lí học (chủ yếu): thức ăn được nhai trộn với nước bọt tạo thành viên (mềm, nhuyễn) nhờ phản xạ nuốt, thức ăn xuống thực quản.
+ Biến đổi hoá học (thứ yếu): 
 T0 = 37 0 C, pH = 2
Tinh bột chín Đường đôi (cơ thể chưa hấp thụ được).
 enzim amilaza 
3.2: Biến đổi thức ăn trong dạ dày.
+ Biến đổi lí học (chủ yếu): Nhờ các cơ khoẻ ở dạ dày, thức ăn được nghiền bóp, xáo trộn, thấm đều dịch vị do tuyến vị tiết ra để hoà loãng thức ăn.
+ Biến đổi hoá học (thứ yếu): 
 Enzim Pépin
 Prôtêin Prôtêin chuỗi ngắn
 (Chuỗi dài gồm nhiều axi amin) 
Còn các thức ăn khác như Lipit . chỉ biến đổi về mặt lí học.
3.3: Biến đổi thức ăn ở ruột non. 
a. Ruột non có cấu tạo ntn? 
- Thành ruột non có 4 lớp nhưng mỏng
- Lớp cơ chỉ có cơ vòng và cơ dọc
- Lớp niêm mạc (sau tá tràng) có nhiều tuyến tiết dịch ruột và chất nhày
b. “Các hoạt động biến đổi thức ăn ở ruột non”
Biến đổi thức ăn ở ruột non
Hoạt động tham gia
Cơ quan tế bào thực hiện
Tác dụng của hoạt động
Biến đổi lí học
- Tiết dịch
- Muối mật tách lipit thành giọt nhỏ biệt lập tạo nhũ tương hoá
-Tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột
- Thức ăn hoà loãng trộn đều dịch
- Phân nhỏ thức ăn
Biến đổi hoá học
- Tinh bột, prôtêin chịu tác dụng của enzim
- Lipit chịu tác dụng của dịch mật và enzim
- Tuyến nớc bọt (enzim amilaza)
-Enzim pepsin, Tripsin, Êrêpssin
- Muối mật và enzim Lipaza
- Biến đổi thức ăn thành đường đơn cơ thể hấp thụ được
- Prôtêin: Axit amin
-Lipit: Glyxêrin+ axit béo
3.4: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân. 
a - Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ. 
+ Ruột dài: 6 -7 m.
+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp
+ Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ.
 Làm tăng S 600 lần đạt tới 400-500 m2.
+ Mạng lới mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc đi tới lông ruột.
b. Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất dinh dưỡng và vai trò của gan.
- Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất dinh dưỡng 
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết
- Đường
- Axit béo và Glyxêrin
- Axit amin
- Các Vitamin tan trong nước
- Các muối khoáng
- Nước
- Lipit ( các giọt nhỏ đã đợc nhũ tương hoá)
- Các Vitamin tan trong dầu (Vitamin: A, E, E, K)
- Vai trò của gan. 
+ Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu luôn ổn định.
+ Khử độc
+ Tiết ra dịch mật giúp tiêu hoá L.
+ Tích luỹ ở gan 1 phần. 
 b. Câu hỏi - bài tập nâng cao.
Câu 1. Làm ntn để khi chúng ta ăn thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được ? 
- Nhai kỉ ở miệng dạ dày đỡ bị co bóp
- Thức ăn được nghiền nhỏ thấm đều dịch tiêu hoá giúp biến đổi hoá học được thực hiện dễ dàng 
Câu 2: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non có thể diễn ra như thế nào ?
- Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non nhiều và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hoá của ruột non nên hiệu quả tiêu hoá sẽ thấp.
 c. Bài tập về nhà. 
 Trả lời các câu hỏi cuối bài 29, 30 sgk Sinh học 8.
D. Dặn dò.
- Học bài và trả lời các câu hỏi.
- Ôn tiếp phần kiến thức: Tiêu hoá.
Ngày soạn: Ngày dạy:
 Tiết 19, 20, 21. 
 Chuyên đề 7: tiêu hoá (tt)
A. Mục tiêu:
- Tiếp tục nâng cao phần tiêu hoá ở người.
- Kể một số bệnh về đường tiêu hoá thường gặp và cách phòng tránh.
Kĩ năng: Phân tích kết quả thí nghiệm về vai trò và tính chất của enzim trong quá trình tiêu hoá qua thí nghiệm.
- Biết vận dụng làm câu hỏi, bài tập liên quan đến bài học; giải thích được trong thực tế đời sống.
B. Chuẩn bị.
- Học tốt Sinh học 8, Kiến thức & ôn tập Sinh học 8, Kiến thức cơ bản Sinh học 8, SGK Sinh 8, 
C. Bài mới. Gv cùng HS giải quyết các vấn đề nêu ra.
I. Kiến thức cơ bản. 
I.1. Bảng 26 – 1. Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt (bước 2)
Các ống nghiệm
Hiện tượng (độ trong)
Giải thích
ống A
Không đổi
Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột
ống B
Tăng lên
Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột
ống C
Không đổi
Nước bọt đun sôi đã làm mất hoạt tính của enzim biến đổi tinh bột
ống D
Không đổi
Do axit HCl đã hạ thấp pH nên enzim trong nước bọt không hoạt động, không làm biến đổi tinh bột
I.2. Bảng 26 – 2. Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt (bước 3)
Các ống nghiệm
Hiện tượng (độ trong)
Giải thích
ống A1
Có màu xanh
Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường
ống A2
Không có màu đỏ nâu
ống B1
Không có màu xanh
Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột thành đường
ống B2
Có màu đỏ nâu
ống C1
Có màu xanh
Nước bọt đun sôi đã làm mất hoạt tính của enzim không còn khả năng biến đổi tinh bột đường
ống C2
Không có màu đỏ nâu
ống D1
Có màu xanh
Do axit HCl đã hạ thấp pH nên enzim trong nước bọt không hoạt động, không làm biến đổi tinh bột thành đường
ống D2
Không có màu đỏ nâu
II. Câu hỏi - bài tập.
 a. Câu hỏi - bài tập: Vận dụng hiểu biết.
Câu 1. Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hoá đảm nhận vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng ?
- Người ta khẳng định rằng ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hoá đảm nhận vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng là căn cứ vào các bằng chứng:
+ Ruột non có bề mặt hấp thụ rất lớn, lớn nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hoá. Ruột non còn có mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc
+ Thực nghiệm phân tích thành phần các chất của thức ăn trong các đoạn ống tiêu hoá cũng chứng tỏ sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra ở ruột non.
+ Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao
+ Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao 
Câu 2. Ruột non có đặc điểm cấu tạo nào làm tăng S bề mặt hấp thụ.
+ Ruột dài: 6 -7 m.
+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp
+ Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ.
 Làm tăng S 600 lần đạt tới 400-500 m2
Câu 3. Liên hệ: Một số nguyên nhân gây nên bệnh táo bón ảnh hưởng tới ruột và hoạt động của con người: đó là lối sống ít vận động thể lực, giảm nhu động ruột già.
Ngược lại ăn nhiều chất xơ, vận động vừa phải,  Ruột già hoạt động dễ dàng.
Câu 4. Sự biến đổi thức ăn trong ruột non ở người.
Biến đổi lí học thứ yếu:
- Được thực hiện nhờ sự co rút của các cơ thành ruột non đây là hoạt động rất yếu do thành ruột 

File đính kèm:

  • docBDHSG 8 Chuan 11-12.doc