Giáo án Bài 35. vùng đồng bằng sông Cửu Long

I. Mục tiêu :

 Sau bài học, HS cần :

 1. Về kiến thức :

 - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu được ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

 - Trình bày và giải thích được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.

 - Trình bày được đặc điểm dân cư – xã hội và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế của vùng.

2. Về kĩ năng :

 - Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của vùng.

 - Phân tích các bản đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê để biết đặc điểm tự nhiên,dân cư- xã hội của vùng.

 - Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ hình tròn.

 - KNS : Tư duy để thu thập và xử lý thông tin. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

 3. Thái độ :

 - Hiểu được quan điểm về vấn đề sống chung với lũ của nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long

 - KNS: Làm chủ bản thân – quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm.

II. Chuẩn bị :

 - GV : Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu long, thước, compa.

 - HS : Sgk + xem trước bài mới, thước, compa, máy tính, màu.

III. Các bước lên lớp :

1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, công tác vệ sinh lớp, tác phong, chuẩn bị các dụng cụ vẽ biểu đồ.

2. Kiểm tra bài cũ :

- GV kiểm tra việc hoàn thành bài thực hành của học sinh. (Mức độ hoàn thành)

3. Bài mới :

* Giới thiệu bài: Hiện nay chúng ta đang sống ở đâu?

Vùng đồng bằng chúng ta đang sống nằm ở vị trí nào trên bản đồ? Có đặc điểm tự nhiên như thế nào? Có những dân tộc nào sinh sống ở đây? Hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau giải quyết những vấn đề trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5329 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài 35. vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 29/12/2013 Tiết : 39
 Tuần : 21
Bài 35. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. Mục tiêu :
 Sau bài học, HS cần :
 1. Về kiến thức :
 - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu được ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
 - Trình bày và giải thích được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
 - Trình bày được đặc điểm dân cư – xã hội và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế của vùng.
2. Về kĩ năng :
 - Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của vùng.
 - Phân tích các bản đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê để biết đặc điểm tự nhiên,dân cư- xã hội của vùng. 
 - Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ hình tròn. 
 - KNS : Tư duy để thu thập và xử lý thông tin. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp. 
 3. Thái độ : 
 - Hiểu được quan điểm về vấn đề sống chung với lũ của nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long
 - KNS: Làm chủ bản thân – quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm.
II. Chuẩn bị :
 - GV : Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu long, thước, compa.
 - HS : Sgk + xem trước bài mới, thước, compa, máy tính, màu.
III. Các bước lên lớp :
Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, công tác vệ sinh lớp, tác phong, chuẩn bị các dụng cụ vẽ biểu đồ.
Kiểm tra bài cũ :
GV kiểm tra việc hoàn thành bài thực hành của học sinh. (Mức độ hoàn thành)
Bài mới :
* Giới thiệu bài: Hiện nay chúng ta đang sống ở đâu? 
Vùng đồng bằng chúng ta đang sống nằm ở vị trí nào trên bản đồ? Có đặc điểm tự nhiên như thế nào? Có những dân tộc nào sinh sống ở đây? Hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau giải quyết những vấn đề trên.
* Vào bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1 : Xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ. 
- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ SGK, kết hợp với bản đồ trên bảng và kiến thức SGK đặt câu hỏi :
- Dựa vào bản đồ, lược đồ cho biết đồng bằng sông Cửu Long gồm có mấy tỉnh ? diện tích, dân số của ĐBSCL.
- Hãy xác định phạm vi, giới hạn và vị trí địa lí của vùng ĐBSCL.(GV hướng dẫn chi tiết và gọi vài em, mỗi em chỉ cần xác định một mặt tiếp giáp)
 GV chuẩn xác kiến thức 
- Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế của vùng.
 Gv chuẩn xác kiến thức 
Hoạt động 2 : Tìm những đặc điểm của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- GV hướng dẫn HS quan sát kênh hình và hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm. 
(Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn)
- Địa hình ĐBSCL có đặc điểm gì nổi bật ?
- Đặc điểm khí hậu và sinh vật của vùng có đặc điểm như thế nào ?
- Các loại đất chính ở ĐBSCL và sự phân bố của chúng ? giá trị sử dụng của từng loại đất.
- Tài nguyên sinh vật của vùng.
- Nêu thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL đề phát triển kinh tế, xã hội.
- Nêu một số khó khăn về tự nhiên ở ĐBSCL và giải pháp khắ phục.
GV chuẩn xác kiến thức
- Nêu ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn.
 GV chuẩn xác kiến thức 
- Vì sao chúng ta không đắp đê ngăn lũ như ở đồng bằng sông Hồng mà chủ động sống chung với lũ?
Hoạt động 3 : Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế của vùng.
- Dựa vào bảng số liệu 35.1, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở ĐBSCL so với cả nước
- Bằng vốn hiểu biết và dựa vào thông tin SGK. Cho biết sự phân bố dân cư ở ĐBSCL có điểm gì giống, khác biệt với đồng bằng Sông Hồng.
Đặc điểm dân cư, xã hội có tác động gì tới sự phát triển kinh tế của vùng?
 Gv chuẩn xác kiến thức 
Hoạt động 1 : Cá nhân
- HS quan sát lược đồ SGK, kết hợp với bản đồ trên bảng và kiến thức SGK trả lời các câu hỏi.
- Đại diện HS trình bày, các HS khác góp ý, bổ sung.
- HS lên bảng xác định trên bản đồ.
- Chỉ cần 1 hoặc 2 em để lên bảng xác định nhanh mà GV không cần phải hướng dẫn chi tiết.
- HS vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với kênh hình trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2 : Nhóm
- HS quan sát kênh hình, kết hợp với thông tin SGK và kiến thức đã học, hoạt động theo nhóm (4 nhóm), trả lời các câu hỏi trên giấy theo kỹ thuật khăn trãi bàn.
- HS quan sát kênh hình, kết hợp với thông tin SGK, tài liệu tham khảo và kiến thức đã học, hoạt động theo nhóm (4 nhóm), trả lời các câu hỏi trên giấy theo kỹ thuật khăn trãi bàn.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- HS trình bày ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn.
Hai loại đất này có diện tích rất lớn (2,5 triệu ha) nếu được cải tạo thì có thể sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích...
- HS vận dụng sự hiểu biết và kiến thức đã học ở lớp 8 trả lời được khi lũ về sẽ bồi đắp thêm phù sa cho đồng bằng, tháu chua, rửa phèn cho đất, mang lại nguồn lợi thủy sản dồi dào...
Hoạt động 3 : Cá nhân
- HS dựa vào bảng số liệu và thông tin SGK, kết hợp với vốn hiểu biết trả lời câu hỏi.
- HS dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học ở vùng đồng bằng sông Hồng để so sánh
 (Giống: Mật độ ds đông, tập trung chủ yếu ở nông thôn...
Khác: Tỉ lệ dân thành thị ở đồng bằng sông Hồng cao hơn... )
- Đại diện HS trình bày, các HS khác góp ý, bổ sung.
I. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ.
- Nằm ở phía tây vùng Đông Nam Bộ.
- Bắc giáp Cămpuchia.
- Tây Nam giáp vịnh Thái Lan.
- Đông Nam giáp Biển Đông.
- Vị trí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, có thể giao lưu trên đất liền và trên biển với các vùng và các nước.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình tương đối bằng phẳng.
- Có 3 loại đất chính, có giá trị kinh tế lớn.
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước phong phú.
- SV phong phú, đa dạng.
- Tài nguyên thiên nhiên có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp.
- Thiên nhiên còn nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất như diện tích đất phèn đất mặn lớn, thiếu nước ngọt trong mùa khô.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội
- Là vùng đông dân, có nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Hoa, Khơme, Chăm.
- Có nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa, với lũ hàng năm.
- Mặt bằng dân trí chưa cao.
Củng cố:
- Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội ở ĐBSCL.
 - Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở ĐBSCL ?
 - Cho bảng số liệu: Diện tích đất ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2002. 
Loại đất
Diện tích (Triệu ha)
Phù sa ngọt
1,2
Phèn và mặn
2,5
Đất khác
0,3
 - Hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích các loại đất trên.
Hướng dẫn, dặn dò:
Học và chuẩn bị bài mới.
Hãy tìm và thống kê diện tích và dân số các tỉnh, thành của vùng đồng bằng sông Cửu Long. 
IV. Rút kinh nghiệm: 
 * Ưu điểm: - Khai thác đầy đủ nội dung kiến thức, rèn luyện được kỹ năng và thái độ cho HS.
 - Phương pháp phù hợp, HS tiếp thu bài tốt.
 * Hạn chế: Phân bố thời gian giữa các mục còn chưa hợp lí.
Nhận xét của tổ trưởng
Ký

File đính kèm:

  • docGA PHAN HOA.doc