Giáo án Âm nhạc Lớp 8 - Tiết 13: Ôn hát: Hò ba lí - Nhạc lý: Thứ tự các dấu thăng, giáng ở hóa biểu-giọng cùng tên - Tập đọc nhạc: TĐN số 4 - Năm học 2014-2015
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- HS thuộc lời và thể hiện đúng sắc thái, tình cảm của bài hát “ Hò ba lí”
- HS hiểu thế nào là hóa biểu, có mấy loại hóa biểu và biết được thứ tự các dấu thăng, giáng trên hóa biểu.
- HS nắm được khái niệm thế nào là giọng cùng tên.
- HS đọc đúng giai điệu và lời ca bài tập đọc nhạc số 4.
2. Kỹ năng :
- HS hát đúng giai điệu lời ca bài hát, tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca .
- HS biết cách xác định giọng của một bài hát
- HS đọc đúng giai điệu và ghép lời ca bài TĐN số 4.
3. Thái độ : Qua nội dung bài học các em có ý thức học tập tốt hơn,yêu mến bộ môn học nhiều hơn.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đối với GV : - Nhạc cụ ( đàn organ )
- Đàn, đọc nhạc, hát lời bài tập đọc nhạc số 4
2. Đối với HS : - Chép bài tập đọc nhạc và ghi tên nốt
3. Phương pháp : Diễn giảng, trực quan, thực hành
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định – kiểm tra sĩ số
Lớp 8A1 . Lớp 8A4
Lớp 8A2 . Lớp 8A5
Lớp 8A3 . Lớp 8A6
2. Kiểm tra bài cũ ( trong lúc ôn )
3. Bài mới : Nhạc lí và TĐN số 4
TUẦN 13 TIẾT 13 Ôn hát : HÒ BA LÍ Nhạc lý : - THỨ TỰ CÁC DẤU THĂNG, GIÁNG Ở HÓA BIỂU - GIỌNG CÙNG TÊN Tập đọc nhạc : TĐN SỐ 4 Ngày soạn : 09/ 11/ 2014 Ngày dạy : 14/11/ 2014 I. MỤC TIÊU: Kiến thức : HS thuộc lời và thể hiện đúng sắc thái, tình cảm của bài hát “ Hò ba lí” HS hiểu thế nào là hóa biểu, có mấy loại hóa biểu và biết được thứ tự các dấu thăng, giáng trên hóa biểu. HS nắm được khái niệm thế nào là giọng cùng tên. HS đọc đúng giai điệu và lời ca bài tập đọc nhạc số 4. Kỹ năng : HS hát đúng giai điệu lời ca bài hát, tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca. HS biết cách xác định giọng của một bài hát HS đọc đúng giai điệu và ghép lời ca bài TĐN số 4. Thái độ : Qua nội dung bài học các em có ý thức học tập tốt hơn,yêu mến bộ môn học nhiều hơn. II.CHUẨN BỊ: 1. Đối với GV : - Nhạc cụ ( đàn organ ) - Đàn, đọc nhạc, hát lời bài tập đọc nhạc số 4 2. Đối với HS : - Chép bài tập đọc nhạc và ghi tên nốt 3. Phương pháp : Diễn giảng, trực quan, thực hành III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định – kiểm tra sĩ số Lớp 8A1.. Lớp 8A4 Lớp 8A2.. Lớp 8A5 Lớp 8A3.. Lớp 8A6 Kiểm tra bài cũ ( trong lúc ôn ) Bài mới : Nhạc lí và TĐN số 4 HĐ của GV NỘI DUNG HĐ của HS GV ghi bảng GV đàn GV hướng dẫn và đàn GV kiểm tra GV ghi bảng GV ghi bảng và diễn giảng GV hướng dẫn và ghi bảng GV hướng dẫn quan sát GV ghi bảng GV yêu cầu GV yêu cầu HS nhận xét GV ghi bảng GV giới thiệu và ghi bảng GV hỏi GV hướng dẫn GV đàn GV hướng dẫn và làm mẫu GV yêu cầu GV đàn GV đọc mẫu GV yêu cầu GV hướng dẫn GV đàn GV yêu cầu GV điều khiển Nội dung 1 : 1. Ôn hát Bài “ Hò ba lí” + Luyện thanh – khởi động giọng + HS trình bày hoàn chỉnh bài hát 2 lần - Lần 1 : cả lớp cùng hòa giọng - Lần 2 : nửa lớp hát câu 1, nửa lớp hát câu 2 + Câu 3 cả lớp hát. Đổi lại tương tự + Kiểm tra : gọi nhóm 3 HS ( kiểm tra 1 nhóm ) Nội dung 2 : 2. Nhạc lý Thứ tự các dấu thăng, giáng ở hóa biểu, giọng cùng tên a/ Thứ tự các dấu thăng, giáng ở hóa biểu * Hóa biểu : Là những dấu thăng hoặc dấu giáng nằm ở đầu khuông nhạc. * Các dấu hóa ở hóa biểu có 2 loại :Hóa biểu có dấu thăng và hóa biểu có dấu giáng được xuất hiện theo một trình tự nhất định. + Dấu thăng : 1 thăng ( pha ) 2 thăng ( pha, đô ) 3 thăng ( pha, đô, son ) 4 thăng ( pha, đô, son, rê ) + Dấu giáng : 1 giáng ( si ) 2 giáng ( si, mi ) 3 giáng ( si, mi, la ) 4 giáng ( si. Mi, la, rê ) b/ Giọng cùng tên - Yêu cầu học sinh quan sát giọng La trưởng và La thứ trong SGK ( ví dụ 1 ) Giọng La trưởng (hóa biểu có 3 dấu thăng) Giọng La thứ (hóa biểu không có dấu thăng, giáng) * Nhận xét : - giọng La trưởng và La thứ có cùng âm chủ nhưng khác hóa biểu * Kết luận : Giọng cùng tên là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ nhưng khác hóa biểu. Ví dụ : đô trưởng – đô thứ La trưởng – la thứ Nội dung 3 3. Tập đọc nhạc Trích “ Chim hót đầu xuân” Nhạc và lời : Nguyễn Đình Tấn * Tìm hiểu và nhận xét bài đọc. - Bài nhạc viết ở nhịp mấy ? nhịp 2/ 4 - Giọng gì ? giọng Đô trưởng + Chia câu : Bài chia làm 5 câu nhỏ * Luyện đọc gam đô trưởng ( gam trụ, gam rãi ) * Luyện tập tiết tấu - HS đọc tiết tấu kết hợp vỗ tay * Tập đọc nhạc từng câu : + Đọc tên nốt từng câu + Đàn giai điệu bài tập đọc nhạc - Đàn giai điệu mỗi câu 2 lần, sau đó bắt nhịp cho học sinh đọc cùng với tiếng đàn - Mỗi câu tập từ 2 đến 3 lần - Tiếp tục tập các câu theo lối móc xích cho đến hết bài * Chú ý : cách đọc tiết tấu + Cả lớp cùng đọc cả bài hai lần + Ghép lời ca : nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời ( thực hiện theo từng câu ) - Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời, sau đổi lại + Tập đọc nhạc và hát lời hoàn chỉnh : cả lớp cùng đọc nhạc sau đó hát lời HS ghi bài HS luyện thanh HS thực hiện HS thực hiện HS ghi bài HS theo dõi và ghi bài HS quan sát các vị trí HS quan sát ghi bài HS ghi bài HS quan sát HS nhận xét HS ghi bài HS ghi bài HS trả lời và ghi bài HS theo dõi HS đọc gam HS thực hiện HS đọc tên nốt HS nghe và cảm nhận HS chú ý HS thực hiện HS thực hiện HS thực hiện HS thực hiện HS thực hiện Củng cố : GV hỏi : bài tập đọc nhạc viết ở giọng gì ? giọng đô trưởng cùng tên với giọng nào ? thế nào là giọng cùng tên ? Hóa biểu là gì ? Nêu thứ tự các dấu thăng, dấu giáng trên hóa biểu ? 5. Nhận xét, dặn dò : Tiếp tục luyện tập bài hát “ Hò ba lí” Tập đọc nhạc kết hợp gõ phách Xem trước bài “ Một số nhạc cụ dân tộc” Rút kinh nghiệm và bổ sung :
File đính kèm:
- AN 8 T13.doc