Đổi mới phương pháp giảng dạy môn ngữ văn
Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) trong môn ngữ văn không có sự hạ thấp vai trò của giáo viên (GV) mà ngược lại GV chính là người tổ chức, thiết kế, điều hành giờ học. Đây là phương pháp hạn chế tối đa lối dạy lý thuyết một chiều, chuyển quá trình thuyết giảng của GV thành những cuộc trao đổi, đàm thoại giữa thầy và trò, giữa học sinh (HS) và HS giúp các em tự tìm hiểu và đánh giá được mức độ tìm hiểu bài học của mình.
Dạy tích cực - Học tích cực
Trước hết GV phải biết thiết kế tổ chức HS thực hiện các hoạt động học tập ngữ văn nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng nghe - nói - đọc - viết, năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương. Thường xuyên điều chỉnh các hoạt động học tập của HS, động viên và luôn tạo điều kiện cho các em tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận, giải mã và sản sinh văn bản. Song song đó, GV phải biết sử dụng và hướng dẫn HS sử dụng các thiết bị đồ dùng và ứng dụng CNTT để khai thác và vận dụng kiến thức ngữ văn có hiệu quả. Bằng mọi cách GV phải tạo điều kiện cho HS rèn luyện kỹ năng học tập tích cực, chủ động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trong giảng dạy cần chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghe - nói - đọc - viết mà HS đã có.
Về phía HS đòi hỏi các em luôn tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện thái độ và tình cảm đúng đắn. Có thể mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân trước các vấn đề của bộ môn ngữ văn, tiếng Việt, tập làm văn. Đánh giá và tự đánh giá các quan điểm của bản thân, của nhóm. Tích cực sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn học tập bộ môn. HS biết chủ động trong xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập bộ môn ngữ văn phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của cá nhân. Biết sưu tầm và tìm hiểu các tài liệu văn, tiếng Việt, tập làm văn bằng các hình thức khác nhau. Có ý thức sử dụng đồ dùng học tập và các ứng dụng của CNTT để học tập bộ môn ngữ văn có hiệu quả.
Để đảm bảo tính khoa học cho các giờ học ngữ văn thì sự vận dụng các PPDH phải thực sự linh hoạt sáng tạo. Đổi mới cách dạy không có nghĩa là GV phải từ bỏ phương pháp giáo dục truyền thống để độc tôn cải tiến hoặc áp dụng một cách máy móc những PPDH từ các nước khác. Cũng không thể hiểu một cách chung chung về đổi mới PPDH là thầy giảng một nửa còn một nửa HS tự làm lấy. Sự vận dụng các PPDH phải đi từ cái HS đã có đến cái HS cần có, từ thực tiễn cuộc sống của HS tới kiến thức trong sách vở và quay trở về phục vụ cuộc sống. So với cách dạy truyền thống, sự vận dụng PPDH trong giờ ngữ văn đã có sự thay đổi cơ bản về chất: từ thông báo, tái hiện sang tổ chức cho HS tiếp nhận, cảm thụ; từ dạy học tính chất tĩnh sang tính chất động
việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn hiện nay. Việc người thầy làm “đạo diễn” đứng sau “sân khấu”, ở vị trí thứ hai để chỉ đạo các trò đọc-hiểu bài văn như hiện nay là một việc làm cần thiết. Học trò được đưa lên vị trí số một là chủ động để tự tìm hiểu, tiếp thu văn bản là chủ yếu, thầy không cảm thụ thay cho trò. Nhưng có một thực tế là các bài văn, bài thơ ở các bộ sách đã cải tiến vẫn còn rất dài. Tác phẩm thì học sinh chưa được đọc, thậm chí một số thầy cô cũng chưa đọc, nhất là những tác phẩm văn học nước ngoài. Dạy trích đoạn “Uy- lit- xơ trở về” mà chưa được đọc sử thi “Ô- đi- xê” của Homer thì làm sao bình được tâm trạng của Uy- lít- xơ. Dạy “Hồi trống cổ thành” (hồi 28) mà chưa đọc “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung thì làm sao hiểu được một phần tính cách của nhân vật Quan Công, Trương Phi. Dạy “Hoàng hạc lâu” của Thôi Hiệu mà không đọc thơ Đường, thơ Tống thì làm sao cảm được hết cái hay của nó. Chỉ bốn câu Nguyễn Du tả tiếng đàn của Thuý Kiều buổi đầu đánh cho Kim Trọng nghe mà người dạy không đọc “Tì bà hành” của Bạch Cư Dị thì làm sao thấy được cái tài “vay mượn” rất khéo léo và sáng tạo của Nguyễn Du trong việc tả tiếng đàn trực tiếp hay gián tiếp… v.v và v.v. Hiện nay, nhiều thầy cô còn bận “đánh vật” với miếng cơm manh áo đời thường- “Cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu), thì còn đâu thời giờ để đi thư viện đọc các tác phẩm dài hàng mấy trăm trang, tiền đâu để mua các sách văn học có liên quan đến chương trình văn ở các lớp. Nếu không đọc- hiểu sâu về tác phẩm thì không thể có lời bình văn đúng và hay. Cũng có thầy cô nhờ chất giọng tốt qua những lời bình văn được các em yêu thích nhưng xem ra lời bình ấy vẫn chỉ là “tán”, “bốc đồng” rông dài, ngẫu hứng mà thôi. Có khi còn góp phần băm nát hình tượng thơ theo kiểu “chẻ sợi tóc làm tư”, hoặc gán cho bài thơ, bài văn nhiều nội dung xã hội “dung tục” mà tác phẩm ấy vốn không chứa đựng. Thoát ly văn bản, kiểu bình cho sướng miệng, lọt lỗ tai trò nhưng thực ra trò chẳng nắm được gì, thì đó là dạy văn theo “điệu sáo”, theo kiểu “múa chữ” như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng phê phán trước đây. Nếu không có năng khiếu bình thơ, bình văn, không biết ngâm thơ thì hãy cố đọc diễn cảm bài thơ, bài văn đó cho tốt. Đọc lần thứ nhất chỉ là “bì phu” (mới sờ tới phần “da” của tác phẩm), đọc lần thứ hai hiểu thêm một tầng nghĩa nữa, là cách đọc “cốt nhục” (hiểu được thịt, xương của tác phẩm), và đọc đến lần thứ ba, thứ tư là đã hút được một phần chất “tuỷ” của tác phẩm. Đánh giá cao vai trò đọc văn, GS-TS Trần Đình Sử đã đưa ra đề nghị:Theo tôi gọi môn văn trong nhà trường là môn dạy đọc văn là đúng nhất và sát nhất. Tuy nhiên nhận định trên mới chỉ là “điều kiện cần nhưng chưa đủ”, còn nhiều điều phải bàn thêm. Song, nếu dạy văn mà thầy và trò không được đọc tác phẩm, hoặc có tác phẩm mà không biết cách đọc thì khó thẩm thấu cái hay, cái đẹp của tác phẩm ấy. Người thầy muốn thắp sáng ngọn lửa tình yêu văn chương trong tâm hồn học sinh thì trước hết hãy thổi bùng ngọn lửa văn chương trong trái tim của mình. Cùng với các thao tác khác trong quá trình dạy văn, lời bình hay sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng. Mãi mãi thế hệ “U60” chúng tôi vẫn còn nhớ như in một số lời bình rất hấp dẫn của các thầy: Lê Trí Viễn, Hoàng Như Mai, Hoàng Hữu Yên, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Phan Cự Đệ… Hành trang ấy đã giúp chúng tôi có được những học sinh giỏi văn đạt giải cấp quốc gia, một số em nay đã là Tiến sĩ, Thạc sĩ dạy ở một số trường Đại học, Cao đẳng, là giáo viên giỏi ở các cấp THCS, THPT hay nghiên cứu ở Viện văn học… Nguồn: GD&TĐ Dạy & học văn - Góc nhìn người trong cuộc Thứ Ba, 05/04/2011, 10:36 SA | Lượt xem: 564 Hiện nay vấn đề dạy và học Văn đang được toàn xã hội quan tâm. Để môn văn được đón nhận với một tâm thế nhẹ nhàng và không trở thành một áp lực, thì hơn ai hết, GV và HS rất cần có tiếng nói chung. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số ý kiến của GV và HS xung quanh việc dạy và học Văn trong nhà trường PT. Tính ưu việt của phương pháp dạy học mới Mỗi GV giảng dạy văn học ở trường PT cần thấy rõ hiệu năng của phương pháp mới. Nếu phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú ý đến hoạt động cơ bản là thầy giảng - trò ghi thì phương pháp dạy học tích cực chú ý vào hoạt động lĩnh hội tri thức, bắt đầu từ những hoạt động bên trong của con người. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy tác phẩm văn chương trong trường PT mới có khả năng khơi dậy và phát huy những tiềm lực, tiềm tàng vẫn còn ngủ quên trong mỗi HS. Phương pháp dạy học tích cực gõ mạnh vào trí thông minh, sở trường ở người học để phát huy tính tự giác. Phương pháp này thể hiện sự vận động và có định hướng cần thiết của hoạt động trí tuệ trong việc hình thành kiến thức. Quá trình này cuốn HS vào công việc nhận thức tích cực, kích thích sự ham hiểu biết của trí tuệ, có khả năng khơi dậy nội lực bên trong. Từ đó các em có cơ hội phát huy hết mức trí lực của mình. Như vậy phương pháp dạy học tích cực khác phương pháp dạy học truyền thống không phải ở chỗ làm cho việc học tập trở nên khó khăn hơn với HS, mà ở chỗ trong quá trình học tập các em phải thực sự làm việc. Các em sẽ vượt qua được những khó khăn nhận thức, hoàn thành được những bài tập sáng tạo và rèn luyện được ý chí nhận thức của mình. Phương pháp này sẽ làm thay đổi nhiệm vụ của thầy và trò theo hướng tích cực. Người HS ở đây trở thành chủ thể tích cực trong quá trình tiếp nhận và đồng sáng tạo. Mà thầy giáo chính là người định hướng, dẫn dắt trong quá trình phát triển tư duy và hoạt động học tập của các em. (Hồ Quý Nghĩa – GV Trường THPT Minh Phú – Sóc Sơn – HN) Trăn trở với nghề là tâm huyết của GV Văn học là một bộ môn khó chiếm lĩnh. Các em dù rất thích môn Văn, nhưng không phải em nào cũng có khả năng tiếp thu dễ dàng. HS có năng khiếu học Văn không nhiều. Nhiều HS học xong chương trình PT không thể tự mình tạo lập một văn bản đơn giản. Bên cạnh đó, định hướng của gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn môn học khi phân ban. Trong lĩnh vực chọn nghề nghiệp lại có rất ít các trường ĐH, CĐ tuyển sinh chọn môn học này. Những ngành nghề các em thích, sau này có thu nhập cao, khối dự thi thường là các ban KHTN. Chính vì vậy số lượng HS chọn ban KHXH rất ít. Với GV cần định hướng cho HS khi đăng ký theo chương trình học: cơ bản hay phân ban. Bởi khi đăng ký chương trình học, các em sẽ xác định cho mình mục đích đúng đắn và hiệu quả học tập. Chương trình SGK mới giúp các em tiếp cận các kiến thức văn học và vận dụng thành thục các kỹ năng đọc, nói, viết trong lĩnh vực giao tiếp ngoài XH. Vì vậy việc sử dụng CNTT giúp GV truyền đạt đến HS dung lượng kiến thức phong phú trong khoảng thời gian có hạn. Những khó khăn của GV giảng dạy bộ môn Ngữ văn không phải là ít: HS không chú trọng môn học, thậm chí còn có tâm lý coi thường; Một số TP đưa vào giảng dạy còn khó so với sự tiếp nhận của HS... Bản thân mỗi GV và tổ bộ môn trong các trường PT đều cố gắng tìm một hướng đi cho mình. Chúng tôi đã thống nhất chung một số tiêu chí sau: Mỗi GV cần tâm huyết với nghề, phải có phương pháp phù hợp với từng đối tượng HS. Từ đó thầy cô sẽ truyền cho các em niềm yêu thích văn chương, dẫn dắt các em nhận thức TPVH một cách hứng thú. Không nên áp đặt HS cảm nhận và tuyệt đối hóa các giá trị VH, bởi hành trình đến với cái đẹp không phải một sớm một chiều. Thầy cô nên gắn việc dạy và học văn với việc nhận thức thế giới xung quanh. Trên cơ sở đó GV hướng dẫn, hỗ trợ các kỹ năng tạo lập văn bản. Cách thức sử dụng ứng dụng CNTT phải phù hợp, tránh lạm dụng tràn lan. Cuối cùng cách ra đề và đánh giá bài viết của các em cũng cần theo tiêu chí đổi mới: Đề thi nên gắn với cuộc sống, chú ý phát huy tính sáng tạo của HS. Đặc biệt các thầy cô cũng nên nhìn nhận đánh giá bài làm của các em dưới góc độ một độc giả, khuyến khích sự sáng tạo tìm tòi riêng. (Mai Huệ - GV Trường THPT Lý Nhân, Hà Nam) HS muốn gì ở môn Văn? Tác phẩm văn chương là sáng tạo nghệ thuật nghệ thuật của tác giả. Bản chất của tác phẩm văn chương là một hệ thống mở mà ở mỗi người lại có những cảm nhận khác nhau. Chúng em muốn học Văn để được sống trong tác phẩm với những cảm nhận của riêng mình chứ không phải sống trong cái khuôn vàng thước ngọc có sẵn với những cảm nhận áp đặt của người khác. Nếu mỗi tác phẩm văn chương là một loại rượu khác nhau thì thầy cô giáo là người dạy chúng em cách thưởng thức từng loại rượu ấy. Chúng em phải được uống rượu trước để biết hương vị nhạt nồng của nó ra sao, người nấu rượu đã khéo léo, tinh tế như thế nào. Từ chỗ thấm thía cái tinh hoa tinh túy của rượu chúng em mới có thể nói về thứ mà mình vừa được uống bằng chính những cảm nhận sâu sắc của mình mà không gượng gạo, sáo rỗng. Nếu như xã hội thay đổi từng ngày từng giờ cùng với những quan niệm về lối sống, đạo đức, thẩm mĩ... của con người thì tại sao lại bắt chúng em phải coi giá trị của những tác phẩm văn học là bất biến, là trường tồn mãi với thời gian. Văn học không thể mang trong nó những đặc tính có tính chất xác định rõ ràng. Giá trị của tác phẩm văn học không bất biến theo thời gian mà có những giá trị biến đổi trong những thời đại khác nhau, trong những thế hệ hay những con người khác nhau. Chính guồng quay học hành – thi cử đã trói buộc, kìm hãm những ý tưởng sáng tạo, phát hiện mới mẻ, sự phá cách trong suy nghĩ hay những phút xuất thần thăng hoa cùng cảm xúc trong một cái ngưỡng vô hình. HS thì bị ám ảnh bởi những ba-rem của thầy cô đưa ra vì phải thuộc và làm đúng với ba-rem mới có điểm cao. Chính phương pháp giáo dục áp đặt bắt học trò phải cảm nhận văn học theo khuôn khổ đã giết chết sự hứng thú học văn của HS. Với một chương trình ngữ văn trong nhà trường dày đặc như hiện nay, thầy cô không đủ thời gian để truyền đạt cho HS niềm đam mê văn học mà cứ phải vội vàng giảng một cách sơ sơ chung chung về tác phẩm. Và HS cũng chỉ được tiếp cận tác phẩm ở bề mặt. Những tác phẩm đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa đều là những tác phẩm đã qua sự chọn lọc của thời gian và bao thế hệ người đọc cho nên đều có giá trị nhân văn
File đính kèm:
- phuong phap moi.doc