Đề thi thử vào PTTH lần 1 môn Ngữ văn - Đề lẻ - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Liên Mạc (Có đáp án)

Câu 2 (3 điểm)

Suy nghĩ của em về câu ca dao sau:

"Bầu ơi thương lấy Bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

 

doc5 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào PTTH lần 1 môn Ngữ văn - Đề lẻ - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Liên Mạc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng thcs Liªn m¹c
*******
§Ò thi thö VµO PTTH LÇN 1
N¨m häc 2013 - 2014
M«n thi : Ngữ văn 
Thêi gian lµm bµi: 120 phót, kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò
§Ò thi gåm: 01 trang 
ĐỀ LẺ
Câu 1 (2 điểm)
"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..."
a. Những câu thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Sáng tác trong thời gian và hoàn cảnh nào?
b. Trong những câu thơ trên, hình ảnh "một ngọn lửa" có ý nghĩa gì? Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong hình ảnh này? Tác dụng?
Câu 2 (3 điểm)
Suy nghĩ của em về câu ca dao sau:
"Bầu ơi thương lấy Bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Câu 3 (5 điểm)
Hãy phân tích những câu thơ nói về nỗi nhớ người thân của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
-----HẾT-----
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÀ
TRƯỜNG THCS LIÊN MẠC
Đề lẻ
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Phần
Nội dung
Điểm
1
2 đ
a
Văn bản:- Bếp lửa của Bằng Việt
- Sáng tác năm 1963
- khi tác giả đang là sinh viên học ở nước ngoài
0,5
0,25
0,25
b
- Ý nghĩa: Là ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin của người bà
- Phép tu từ: Điệp ngữ (một ngọn lửa), ẩn dụ ( ngọn lửa mang ý nghĩa biểu tượng) 
- Tác dụng: Gợi ra hình ảnh người bà không chỉ là người giữ mà còn là người nhóm lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
0,25
0,5
0,25
2
3 đ
I. Mở bài:
- Giới thiệu , dẫn dắt câu ca dao
- Nêu vấn đề: Truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau
- Trích dẫn câu ca dao: 
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu ca dao:
- Nghĩa đen: Bầu, bí là loại cây leo khác nhau về hình dáng, màu sắc nhưng cùng là loại thân mềm, tuy khác nhau về giống nhưng cùng chung điều kiện sống ( cùng trên một giàn).
- Nghĩa bóng: Sống ở trên đời không ai giống ai, mỗi người một số phận, nhưng không nên vì vậy mà chia rẽ, mọi người hãy biết đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ, yêu thương nhau.
2. Đánh giá vấn đề:
- Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam:
+ "Nhiếu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng."
+ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
+ "Lá lành đùm lá rách"
- Thực tiễn chứng minh nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh.
+ Góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống.
+ Tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.
3. Liên hệ thực tế
- Tự nguyện, chân thành, kịp thời, không tính toán vụ lợi.
- Giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần..
- Các phong trào nhân đạo, tình nguyện (ủng hộ, mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...)
- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.
III. Kết bài:
- Khái quát lại nội dung câu ca dao và khẳng định lại giá trị của nó: luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi dân tộc và thời đại.
- Bài học cho bản thân; Lời khuyên cho mọi người
0,5
0,5
1
0,5
0,5
4
5 đ
I. MB: 
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Nêu vấn đề: Nỗi nhớ người thân của Thúy Kiều: nhớ người yêu, cha mẹ.
II. TB: 
- 4 câu đầu: Nỗi nhớ Kim Trọng:
+ Kiều nhớ cảnh thề nguyền đôi lứa dưới trăng từ đó thương cho Kim Trong đang mòn mỏi chờ đợi ngóng trông
(Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ)
+ Kiều thương cho tình cảnh của bản thân mình và khẳng định tấm lòng chung thủy (Bên trời, góc bể thể hiện sự cô đơn, trơ trọi một mình nời đất khách. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai là hình ảnh ẩn dụ khẳng định dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ tấm lòng chung thủy.
- 4 câu sau: Nỗi nhớ cha mẹ của Kiều
+ Kiều đau xót khi hình dung cảnh cha mẹ đang ngày đêm mòn mỏi tựa cửa ngóng trông và đau đớn khi không được chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ (xót người tựa cửa hôm mai; quạt nồng ấp lạnh)
+ Đau xót cha mẹ ngày càng già yếu (Sân Lai cách mấy nắng mưa; gốc tử đã vừa người ôm)
- Đặc sắc nghệ thuật: ngôn ngữ độc thoại; Bố cục hợp lí; am hiểu tâm lí con người (nhớ về Kim Trọng trước); ẩn dụ, điển cố, điển tích...
III. KB
- khái quát chung về đoạn trích
- Đánh giá: trong hoàn cảnh thật đáng thương nhưng Thúy Kiều vẫn nhớ về người khác, lo cho người khác. Cho thấy Kiều là người phụ nữ thủy chung, hiếu thảo.
- Liên hệ
0,5
0,75
0,75
0,75
0,75
1
0,5
* Lưu ý: 
Câu 2:
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp có tính thuyết phục.
Câu 3:
- Biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích về một đoạn trích
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng 
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp.
GV: Tùy theo nội dung và hình thức bài làm của HS để cho điểm phù hợp.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_ptth_lan_1_mon_ngu_van_de_le_nam_hoc_2013_201.doc
Giáo án liên quan